Nỗi lòng của sĩ tử đi thi
Ăn uống, thời tiết… đó là những nỗi sợ thường thấy của các thí sinh trước khi bắt đầu bước vào các kỳ thi.
Sợ phải ăn, uống
Cứ tưởng được bố mẹ chăm sóc kĩ lưỡng, bồi bổ bằng những món này món kia thì teen sẽ thích. Ngược lại, nhiều teen cảm thấy sợ hãi mỗi khi bữa ăn đến. Bởi thực đơn ngày nào cũng như ngày nào, hết óc trần lại đến tim, gan, rồi thì cá… vì theo “mama” ăn cá cho nó thông minh. Chưa ăn xong lại đến lượt uống, nào là sữa, nào là thuốc bổ, nào là thuốc tăng cường trí nhớ, nói chung là tất cả các loại thuốc được quảng cáo tăng cường trí não, tốt cho sĩ tử… vân vân và vân vân…
Hoàng (17t) mặt méo xẹo tâm sự: “Theo mẹ tớ nói thì “ăn gì bổ nấy” thế nên ngày nào mẹ cũng bắt tớ phải ăn đi ăn lại những món cũ mà theo mẹ là bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Trong khi đó, chúng không hề hợp khẩu vị của tớ chút nào. Nếu có ý kiến gì thì mẹ lại gạt đi.”
Bên cạnh việc được bồi bổ một cách thái quá như vậy, teen còn phải chịu thêm sự kì vọng của gia đình, càng làm cho teen thấy áp lực.
“Giá như bố mẹ cứ chăm sóc tớ như năm lớp 10, 11 có khi tớ còn thấy thoải mái hơn ấy! Chứ đằng này bố mẹ lúc nào cũng ân cần, lại còn mua bao nhiêu thứ để tẩm bổ, rồi ngay cả việc đưa tớ đi học cũng vậy. Mẹ còn không bắt tớ động tay động chân vào việc gì, chỉ yêu cầu tớ học thôi. Điều này càng làm cho tớ thêm áp lực. Tớ sợ không đậu sẽ làm bố mẹ thất vọng.”
Sợ phải lựa chọn
Video đang HOT
Ngay từ đầu khi làm hồ sơ thi đại học cũng là một vấn đề đau đầu với teen. Thi trường mình thích hay thi trường theo ý của bố mẹ? Phải chọn cái nào đây?
Có teen thuyết phục được bố mẹ đồng ý cho thi theo nguyện vọng, sở thích của mình. Có teen không thể lay chuyển ý kiến bố mẹ, lại có teen không biết mình nên thi vào trường gì cho phù hợp với khả năng và năng lực của bản thân? Thế là hầu hết teen chúng ta mỗi người đều làm cho mình lấy vài bộ hồ sơ dự phòng.
Ngân (18t) cho hay: “Năm trước mình nghe lời bố mẹ thi Kinh tế trong khi đó tớ lại thích Kiến trúc hơn, kết quả là trượt. Năm nay bố mẹ lại bắt tớ thi Ngân hàng, còn tớ vẫn muốn thi Kiến trúc. 2 bộ hồ sơ, 2 trường thi, 2 khối khác nhau, biết phải chọn cái nào đây? Một bên là mình, một bên là bố mẹ.” Quả là khó nghĩ.
Sợ thời tiết
Tiết trời tháng 5, tháng 6 chắc ai cũng hiểu. Nắng nóng, cộng thêm những trận mưa rào bất chợt không báo trước là điều khiến teen ngán ngẩm vô cùng. Trưa đi học trời nắng chan chang, vậy mà lúc về thì mưa tầm tã xoay sở không kịp.
Nhất là với những teen ở quê, vào những ngày cao điểm, bị cắt điện giảm tải, luân phiên, đặc biệt là những teen ở ngoại thành và các tỉnh thành không phải thành phố lớn thì chuyện mất điện từ mờ sang cho tới 12h đêm là chuyện xảy ra như cơm bữa. Teen có muốn ôn tập cũng không ôn nổi, ban ngày thì nóng, mất điện không có quạt, ban đêm trời tối.
Thấu hiểu nỗi khổ này nhất phải kể đến những teen ở các tỉnh miền Trung đầy gió và nắng. Nơi có những đợt gió Lào khô và nắng, nhiệt độ có những hôm lên tới 40-41 độ C. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thi cử của teen.
Kì thi đại học đã đến, hy vọng rằng teen chúng mình có đủ ý chí, niềm tin vào bản thân để vượt qua những thử thách trên đây và đạt được kết quả như mong muốn! Vào lúc này, các bạn đừng lo lắng gì nữa mà hãy tự tin vào chính mình, tự tin vào kiến thức mà chúng ta đã dùi mài bấy lâu nay nhé!
Một bức ảnh hài hước và không kém phần may mắn gửi đến sĩ tử của 3 miền để thi cho thật tốt vào nhé!
Theo TTVN
Thí sinh U60 tuổi vẫn đi thi tốt nghiệp
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay ở huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam) có rất nhiều thí sinh "cứng tuổi" dự thi. Có mặt tại Hội đồng thi trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Nam Trà My, chúng tôi ghi nhận có 14 thí sinh từ 40-50 tuổi đi thi.
Thí sinh nhiều tuổi nhất 52 tuổi là ông Hồ Ngọc Viện (sinh năm 1960), thuộc Trung tâm GDTX - HN Nam Trà My.
Thí sinh Hồ Ngọc Viện (sinh năm 1960).
Ông Hồ Ngọc Viện là cán bộ xã Trà Mai, người Ca Dong, thí sinh "cứng tuổi" nhất, sau khi thi xong môn Văn cho biết: "Đề thi môn Văn năm nay khó quá. Nghĩ mãi mà tôi không sao làm hết được. Nói chung tôi không làm được nhiều lắm".
Đa số các thí sinh này đều là cán bộ người dân tộc Ca Dong, Xê Đăng đi thi để hoàn thiện kiến thức, bằng cấp phục vụ công tác.
Ngoài những thi sinh sinh ngoài 40-50 tuổi thì còn nhiều thí sinh ngoài 30 tuổi cũng lều chõng đi thi quyết có được bằng cấp ba.
Một thí sinh thi xong môn Văn vội gọi điện thoại ngay cho người thân.
Nguyễn Tuấn
Theo Dân Trí
TPHCM: Một thí sinh bị tai nạn giao thông trên đường đi thi Kết thúc ngày thi đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 tại TPHCM diễn ra trong an toàn và không xảy ra sự cố nào nghiêm trọng. Đáng tiếc, một thí sinh trên đường đi thi bị xe tông đành bỏ dở kỳ thi quan trọng này. Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Lê Hồng Sơn cho biết trường hợp đáng tiếc...