Nỗi lòng của ông chồng già lấy vợ trẻ
Lúc cưới nhau, anh hơn chị 18 tuổi, lại đã “qua một lần đò”, nên bị nhiều người chê là chồng già. Chị lúc đó, có được anh là hạnh phúc tột cùng, chẳng quan tâm đến chuyện “chồng già, vợ trẻ”, thậm chí còn dắt chồng đi khoe chỗ này chỗ kia rằng mình sơ hưu “mon đồ cổ”, vô giá.
Ảnh minh họa
“Chồng già là chồng của mình. Chồng già thì được cưng”. Khổ nỗi, năm ấy chồng mới hơn bốn chục tuổi, trông còn ngon chan! Mãi hơn mười năm sau, chuyện “chồng già” mới thực sự là nguy cơ tiềm ẩn phá hạnh phúc gia đình.
Anh cảm thấy cuộc sống bị xáo trộn từ những bữa ăn. Những món ăn anh ưa thích như gà rán, lỗ tai heo, cà pháo chấm mắm tôm, thịt ba rọi, không còn thấy xuất hiện thường xuyên trên mâm. Thay vào đó là cá hồi chiên, cá điêu hồng hấp hẹ, bí đỏ xào tỏi… Lý do rằng anh “đã già”, nên thực đơn phải thay đổi để giữ gìn sức khỏe. Có món mới hấp dẫn dễ ăn, có món phải nhắm mắt vào mà nuốt.
Chẳng hạn món tủy heo nấu đậu xanh, ăn vài muỗng thì ngon, ăn nguyên chén là cực hình. Chị ép anh ăn cho hết, tuần hai bữa liên tục. “Tủy heo bổ dưỡng cho người già. Vừa trị bệnh đau cột sống vừa bổ những chỗ khác”, biết vậy nhưng anh vẫn thường “ói hò he” trước món này.
Các loại tôm, tép đồng, anh ớn tận cổ, bây giờ “nhảy xổ” lên mâm cùng các loại canh mướp, rau dền, rau đay. Các thức uống cũng thay đổi, bia, rượu mạnh bị thay bằng rượu vang, hoặc các loại rượu ngâm thuốc nam, thuốc bắc tạp pí lù và uống hạn chế, đúng bữa. “Anh nhớ uống nhiều nước nha. Người già mỗi ngày uống chừng hai lít nước tốt cho thận”.
Nhưng có những lúc chị không muốn anh là “người già”. Những bộ quần áo cũ hoặc lỗi mốt bị tống vào một bọc, đem cho mây nha hang xom nghèo. Anh bị kiểm soát chặt chẽ trước khi ra khỏi nhà, như kiểm soát an ninh trước khi lên máy bay. “Chiếc quần này không được, lụng thụng như mấy ông già”, “Chiếc áo kia không hợp. Thay ngay giùm em!”.
Có bữa chị bắt anh mặc quần jeans bó, áo kẻ sọc mốt xì-tin, trông cũng hợp với tạng người hơi ốm, nhưng còn cái mặt bên trên thì vẫn nhăn nheo như trái táo khô. Mỗi lần anh đi tập huấn, đi công tác xa nhà một tuần, mười ngày, chị lại tốn kém một mớ tiền để sắm đồ mới cho chồng. Thực lòng chiều vợ thì anh phải mặc, chứ mấy thứ đồ mới còn nguyên đai, nguyên bảng hiệu, nguyên nếp gấp, mặc trông “quê quê” thế nào.
Video đang HOT
Thời gian gần đây, chị thường dừng lại hơi lâu sau bàn làm việc của anh. Có lúc vỗ vai chồng nhắc nhở. “Anh ngồi thẳng lưng lên chút. Lom khom có khác gì ông già không!”. Bị nhắc riết, thành phản xạ có điều kiện, đang ngồi làm việc cứ thấy bóng vợ, anh tự động ngồi thẳng lưng lên, tất nhiên chẳng thoải mái chút nào. Từ khi nhà mua được chiếc xe máy mới, chị cấm tiệt anh sờ tới chiếc xe cũ.
Anh cự nự chiếc xe nó tình nghĩa với mình từ thủa hàn vi, giờ anh chạy vòng vòng cũng là ơn nghĩa với nó. Chị bảo tình nghĩa thì không quên, vì không bao giờ bán chiếc xe ấy, nhưng để anh ngồi lên chiếc xe cũ, trông “lè phè” lắm. “Đi đâu mời ông cứ lên xe mới cho nó đàng hoàng con người”.
Ôi trời! Chồng già ơi là chồng già! Bị áp bức đủ đường. Mấy đêm qua còn bị đập bôm bốp vào lưng vì tội ngáy to làm ảnh hưởng giấc ngủ người khác. Khi ngủ phải nằm ngửa ngay người, không được nằm co quắp, nhin bân han lăm, xấu lắm.
Vợ chồng anh đã có những cuộc đối thoại thẳng thắn về những thay đổi bất ngờ trong cuộc sống, mà cuối cùng phần thua và yếu lý luôn thuộc về anh. Chị đây nhưng lý do để biện minh cho những yêu cầu có phần hơi quá đáng của mình. Lý do chính là chị sợ chồng có những biểu hiện “già”, mà già thì lẩm cẩm, hay “quậy”. Anh nói, tới lúc cơ thể nó già thì già thôi, làm sao chống đỡ được quy luật tạo hóa. Chị quyết liệt, “Anh có nhìn thấy chồng chị N. không? Ông ấy bảy mươi hai rồi đó.
Vậy mà tướng tá như thanh niên, lên cầu thang còn xách đồ cho vợ chạy ầm ầm. Còn ông T. bạn đồng niên với anh đó, nhìn muốn… mắc cỡ. Người gì chưa già mà răng còn có mấy chiếc, tóc bạc phơ, người còm rom như cò ma….”. Nói tóm lại vợ anh đang muốn làm cuộc chiến chống lại “tuổi già” cho chồng. Anh cũng chẳng biết phản ứng bằng cách nào, vì khi sắp đi ngủ hoặc buổi sáng thức dậy đều được vợ đấm lưng, mát-xa cho.
Mỗi bữa vẫn được vợ chăm sóc từng miếng ăn, quần áo lúc nào cũng được ủi láng coóng. Trong hoàn cảnh như vậy, manh nha “nổi loạn” là nguy hiểm. Anh tự nhủ dù sao mình còn sung sướng hơn một số ông. Còn cái sự già, chẳng thèm ngó tới. Cứ để cho bà vợ có biện pháp với nó.
Theo blogtamsu
Sự nổi loạn của một gái trẻ lấy chồng già
Từ khi lấy chồng, mình chưa bao giờ hối hận vì đã lấy một ông chồng già cho đến khi một ông bạn của chồng đến nhà hỏi mình rất thành thật và nghiêm túc: "Bố có nhà không cháu?"
"Chàng" hơn mình 18 tuổi, vốn là... thầy giáo của mình. Đang xưng hô giữ lễ "tôi" và "em", chỉ sau gần một học kỳ hướng dẫn làm luận văn tốt nghiệp, bỗng một ngày nọ thầy lúng túng tặng hoa cho trò (trong khi theo lẽ thường thì... ngược lại mới phải!). Sau hoa là sách, rồi đến vé xem phim. Ngồi sau xe thầy trên đường đến rạp chiếu phim, tim trò nhiều phen muốn rớt ra khỏi lồng ngực vì sợ bạn bè... phát hiện (!?).
Khi chuyện tình thầy trò cứ như vết dầu loang, lan nhanh khắp cả khoa thì cũng là lúc ra trường. Bạn bè ghen tị, sướng nhé, chả phải lo xin việc, chẳng phải sợ về quê, đã có thầy lo hộ... Nhưng mình yêu thầy, chẳng phải vì mấy lí do ấy, mà đơn giản, chẳng vì lí do nào hết. Đến khi cưới cũng chẳng biết vì sao! Thầy - đã quen dẫn dắt kiến thức, nay dẫn dắt luôn tương lai cho trò. Còn trò - mới chỉ vừa hai mốt tuổi, vốn được giáo dục phải nghe lời cha mẹ và thầy cô, nay vẫn răm rắp nghe theo lời thầy một cách... vô điều kiện.
Ảnh minh họa
Cưới xong, thành vợ, nhiều khi vẫn cứ quen miệng, gọi chồng bằng "thầy". Chuyện! "Nửa chữ cũng là thầy", nữa là đây dạy cả năm học, lại thêm một tập luận văn, dễ gì mà tự nhiên thành... chồng (!?). Trò (là vợ) còn quen thêm nhiều "lệ" nữa, coi chồng cứ như... thầy, bất cứ chuyện gì, chỉ nghe kết luận từ chồng. Bạn bè thắc mắc, sao cứ nghe chồng răm rắp thì "phản biện" tắp lự: "Chồng nói đúng thì phải nghe chứ sao?". Chồng (hình như) cũng đã quen làm thầy trên lớp, nay ở nhà vẫn giữ nguyên phong độ, nào giảng giải, lập luận, rồi tiện đà "hướng dẫn dư luận" luôn. Nhà mình lúc nào cũng thuận hòa, "trên kính dưới nhường", khiến mấy đứa lấy chồng trẻ lần nào đến chơi cũng xuýt xoa ganh tị.
Con thì hai gái, công việc thì chẳng kiếm được nhiều tiền, đã thế lại nghỉ việc gần chục năm chỉ ở nhà chăm con, chồng nuôi. Ấy thế mà chồng chẳng kêu ca một lời! Hễ nhắc đến con rể, là mẹ mình lại tỏ ra thành kính (chả gì thì rể cũng chỉ kém mẹ vợ có... nửa con giáp): "Dễ gì mà kiếm được người chồng hiểu biết, tốt tính như thế. Cố mà vun vén vào con ạ!"
Vun vén mãi, thì cũng đến lúc con cái lớn khôn, cũng phải có việc làm cho khỏi thấy mình thừa thãi. Mình lại tiếp tục đi làm trong ánh mắt nhìn đầy vẻ... bất an của chồng.
Ảnh minh họa
Chồng khi ấy đã vừa tròn... "ngũ thập tri thiên mệnh"! Còn mình, mới ba mươi hai. Chẳng quen vất vả, chẳng phải toan tính (đã có chồng lo hộ), sẵn bản tính hồn nhiên vô lo. Thế nên ra ngoài, nhiều người cứ tưởng... chưa chồng. Ai săn đón, ai vồ vập, tuy ở nhà mà chồng biết cả. Hễ cứ tin nhắn là chồng lại lộ rõ bồn chồn, hễ nghe điện thoại là chồng lại tỏ vẻ quan tâm. Hóa ra, chồng cắm "chân rết" khắp nơi quanh vợ, rặt những học trò cũ mẫn cán, tỏ rõ nhiệt tình "tay trong" ngầm cảm ơn thầy ngày xưa cho em điểm...
Rồi một ngày, mình bỗng thấy tù túng, bỗng muốn... phá cách. Vì thấy chẳng có lý do gì để mình phải cố làm mình già đi, cho vừa vặn với... chồng. Mình vừa từ tiệm cắt tóc về, chồng đã tỏ vẻ ngạc nhiên, rồi... khó chịu ra mặt. Tối, chồng cằn nhằn: "Em cắt tóc trông như trẻ con ấy. Là mẹ trẻ con rồi, nghĩ gì mà để kiểu đầu kỳ cục!". Rồi chừng như bức xúc dồn nén, chồng bồi thêm: "Mà em chọn màu sắc cũng rất có vấn đề, sao lại có thể mặc cái quần đỏ chót cứ như để dụ bò tót ấy ra đường được nhỉ?"
Cơn giận bùng lên nhưng mình cố kìm lại được. Thao thức cả đêm, nghĩ cách tháo dần cái vòng kim cô tự xiết vào đầu mình (và từng thỏa mãn khi làm thế). Chẳng lẽ đã ngoài ba mươi tuổi, mà mình vẫn chưa đủ trưởng thành để được quyền tự quyết định kiểu tóc hay phong cách thời trang của riêng mình?
Ảnh minh họa
Chiến dịch làm đẹp với tiêu chí "trẻ, trẻ nữa, trẻ mãi" bùng lên một thông điệp ẩn chứa mầm khiêu chiến của cô vợ trẻ chưa từng một lần làm trái lời chồng đã khiến nhà mình giống như vừa có một cơn lốc quét qua. Chồng từ chỗ cáu bẳn, bực bội đã chuyển thành lo lắng, buồn bã. Bạn mình đến chơi thì thào, trông ông xã cậu dạo này "tan hoang" quá...
Mải mê đi tìm "chính kiến", mình chả kịp nhận ra, chồng đã thôi không còn nhìn vợ âu lo, ngừng tỉ tê với mẹ vợ, hết tâm tình với bạn vợ và chẳng thèm thủ thỉ với con gái. Mỗi khi thấy mình bày tỏ quá đà, chồng chỉ im lặng đầy độ lượng. Nhìn vợ ăn diện se sua, ánh mắt của chồng ánh lên vẻ bao dung, tuồng như chồng đang nheo mắt: "Để xem bao giờ thì em chán!"
Rồi mình chán thật! Vì dù có cố mấy, ở nhà mình vẫn cứ... trẻ hơn chồng (chừng 18 tuổi) nhưng ra đường vẫn chỉ là đàn bà ba mươi. Trẻ nữa cũng chẳng thể làm gì được, khi còn hai cô con gái và cả một người chồng chẳng có nhiều cớ để mà ghét bỏ.
Đứa bạn thân cười rúc rích, thế giờ cho làm lại thì có lấy "chồng già" nữa không?
Nghĩ mãi vẫn không ra, thế lấy chồng trẻ thì mình được thêm gì?
Theo PNTĐ
Nỗi lòng của người đàn ông F.A gửi tới vợ tương lai Chưa bao giờ anh ngồi thật lâu trước bàn làm việc, để viết những dòng tâm sự cho một người con gái. Anh muốn em-người vợ tương lai của anh sẽ hiểu được nỗi lòng của anh. Em yêu à, giá như em có thể xuất hiện trong cuộc đời anh sớm hơn một chút có được không? Chào vợ tương lai của...