Nỗi lòng bố dượng gà trống nuôi con riêng
Tôi buồn bã lê bước về nhà thì em đã xếp hành lý và lấy toàn bộ số tiền tiết kiệm trong tủ bỏ đi. Em nỡ nhẫn tâm bỏ lại con gái ngồi trên giường khóc thút thít.
Ảnh minh họa
Tôi cũng là một ông bố dượng chính hiệu đây. Người mà các chị em có rất nhiều nghi hoặc cho rằng chúng tôi không yêu thương thật lòng với con riêng. Nhưng tôi xin thề với lòng mình, tôi yêu thương con riêng của vợ như chính con đẻ của mình vậy.
Gia đình tôi sống khá đầm ấm nhưng mọi việc lại không suôn sẻ. Vợ tôi là người đàn bà đẹp, đảm đang, chu đáo. Nói chung, dùng mọi mỹ từ để khen vợ tôi đều chưa đủ. Chúng tôi đã cùng nỗ lực đặt từng viên gạch xây nên ngôi nhà chung hạnh phúc.
Sóng gió cuộc đời ập xuống gia đình nhỏ của tôi khi em không may mắc bệnh ung thư qua đời. 4 năm sau, cậu con trai nhỏ 7 tuổi của tôi cũng ra đi sau một tai nạn giao thông.
Tôi trở thành người đàn ông cô đơn, không vợ không con. Tôi lao đầu vào công việc cho quên đi ngày tháng. Tôi sợ nhất mỗi tối sau khi kết thúc công việc trở về nhà. Lúc ấy tôi lại phải đối mặt với những lạnh giá trong lòng mình.
3 năm tiếp sau, trong một lần đi công tác xuống các tỉnh, tôi đã gặp một người đàn bà đã ly hôn đang nuôi một cô con gái. Cô ấy làm cùng ngành dọc với tôi.
Chúng tôi nói chuyện rất hợp trong công việc. Sau đó, hai đứa bắt đầu nảy sinh tình cảm với nhau. Có lẽ, hai con người cô đơn đang cần hơi ấm để sưởi ấm trái tim giá lạnh.
Trở về Hà Nội, mỗi ngày tôi đều gọi điện cho cô ấy. Gần 11 giờ đêm, sau khi hoàn tất công việc, chúng tôi lại lên mạng chat với nhau.
Chúng tôi đã làm 2 mâm cơm mời gia đình để làm lễ kết hôn. Tôi đã đón hai mẹ con cô ấy lên Hà Nội sống cùng. Tôi không còn con cái nên đối xử với con riêng của vợ như con đẻ mình.
Video đang HOT
Cháu được 10 tuổi, trông xinh xắn và ngoan ngoãn. Hàng ngày tôi đều đưa con đi học rồi mới đi làm. Tối về tôi sẵn sàng giặt quần áo cho cả nhà. Mỗi ngày tôi cố gắng dành hơn một tiếng để dạy con học. Cháu gọi tôi bằng bố chứ không phải bằng dượng theo đúng nghĩa.
Lấy nhau được 4 năm thì một ngày cơ quan vợ tôi phải chuyển địa điểm lên thành phố. Từ đây, cô ấy đã biến thành con người khác hẳn. Cô ấy thích ăn mặc đẹp, thường la cà quán xá.
Cả tháng lương của vợ, cô ấy chỉ dùng để mua quần áo, mỹ phẩm. Dù tôi có ý kiến nhưng em vẫn bỏ ngoài tai. Cô ấy còn trách móc: “Vợ làm đẹp cho chồng ngắm còn lắm chuyện”.
Càng ngày vợ càng đùn đẩy cho tôi làm hết các công việc nhà và chăm con riêng của mình. Trong khi đó, cô ấy nhàn tênh dành thời gian tới các spa với mấy bà vợ sếp.
Không dưới một lần, tôi nghe hàng xóm phàn nàn: “Vợ anh dạo này mắt xanh mỏ lắm đấy, cẩn thận lại đổ oan vỏ ốc”. Tin và yêu vợ, tôi chỉ còn biết thở dài trước thói đỏng đảnh của cô ấy.
Một hôm tôi nhận được cuộc điện thoại của anh đồng nghiệp cùng cơ quan vợ gọi. Anh bảo tôi đi xe lên chỗ nhà nghỉ tên L đằng sau cơ quan vợ mà xem “trò vui”.
Sau một hồi lưỡng lự, tôi thử đến đó xem. Sau 20 phút ngồi ở quán trà đá đối diện, tôi phát hiện vợ và người đàn ông lạ cười tình tứ bước ra khỏi nhà nghỉ.
Tôi lao tới định tát vợ một cái cho hả giận. Người đàn ông kia túm lấy tay tôi và đẩy mạnh khiến tôi ngã bổ. Cặp “gian phu dâm phụ” sau đó đã nhanh chóng lẩn mất.
Tôi buồn bã lê bước về nhà. Vợ tôi đã xếp hành lý cùng toàn bộ số tiền tiết kiệm để trong tủ bỏ đi mất. Con gái ngồi trên giường khóc thút thít.
Con bé nói trong nước mắt: “Lần trước mẹ bỏ bố theo người đàn ông khác nhưng vẫn dẫn theo con. Sao giờ, mẹ lại bỏ rơi con vậy?”. Tôi đã hiểu bản chất thật của vợ kế và bất giác thấy thương con quá. Nó chỉ là đứa trẻ chẳng có tội tình gì.
Từ khi vợ kế bỏ đi, bố con tôi vẫn sống cùng nhau. Tôi vẫn coi con như con đẻ của mình mà chẳng hề so đo hay có ác ý cho dù vợ tôi đã bỏ đi theo trai.
4 năm sau, cháu học xong phổ thông trung học nhưng thi rớt đại học. Tôi động viên cháu thi thêm năm nữa. Khi mọi việc được toại nguyện, tôi lại phải đối diện với chuyện mới: Con gái đang yêu.
Người yêu của con gái tôi trông vẻ chơi bời, đàn đúm. Tôi đã cố khuyên can con gái. Cháu nói: “Bố có phải là bố đẻ con đâu mà có quyền ngăn cấm”. Lời nói của con tựa ngàn mũi kim găm vào tim tôi.
Tức quá, tôi đã quát cháu vài câu trong lúc tức giận. Không ngờ con bé bỏ nhà trốn đi theo người yêu. Tôi đã dành nhiều thời gian tìm con nhưng chẳng thấy tăm hơi.
Khi tôi đã mòn mắt ngóng con trở về thì cháu bơ phờ xuất hiện. Cháu kể bị người yêu rủ rê vào chốn cờ bạc khiến con bị thua nợ 500 triệu. Cậu người yêu cũng cao chạy xa bay, để mặc con phải chạy trốn hết nơi này nơi khác vì sợ bọn đòi nợ thuê tìm.
Dù giận con lắm nhưng tôi lo cho sự an toàn của con gái nhiều hơn. Thu nhập của tôi chỉ đủ trang trải cho cuộc sống thường ngày. Cứu con thoát khỏi sự trốn chạy, tôi đành bán mảnh vườn sát nhà để trả nợ đạy cho con.
Sau biến cố đầu đời vừa trải qua, con gái tôi đã tỉnh ngộ và tiếp tục học đại học. Những năm sinh viên, con đã thể hiện được rõ sự bản lĩnh khi liên tiếp giành học bổng. Ra trường, con cũng được một công ty danh tiếng nhận vào làm.
Giờ thì, con đã kết hôn với một chàng trai tốt mấy tháng nay. Cuộc sống riêng của con rất hạnh phúc. Cuối mỗi tuần, hai vợ chồng con vẫn về thăm bố dượng đều đặn.
Từ chuyện đời của mình, tôi thấy các cụ ta đã nói đúng: “Công sinh thành không bằng công dưỡng dục”. Tôi không sinh ra con nhưng ít ra cũng tự hào và không hổ thẹn với lòng là đã chăm lo cho con hết lòng.
Bản thân tôi chưa bao giờ nghĩ mình là bố dượng và con là con riêng. Tôi cũng hài lòng với những gì mình đang có. Tôi cũng xin mọi người đừng có quá nghi hoặc hay hiểu lầm những người bố dượng như chúng tôi. Bởi vì chúng tôi cũng là con người, chúng tôi cũng có suy nghĩ và quan trọng là chúng tôi cũng có một tấm lòng.
Theo Afamily
Bao giờ con lớn...
Buổi sáng thằng nhỏ nì nèo không muốn đi học. "Con chỉ thích ở nhà thôi. Bao giờ con không phải đi học thế này nữa hả mẹ?". "À... thì bao giờ con lớn như mẹ".
- Thế bao giờ con mới lớn hả mẹ?
- Thì khi nào mẹ già, con sẽ lớn bằng mẹ.
- Không, con không muốn mẹ già đâu. Mẹ già thì mẹ phải chết mất.
- Thế thì làm sao. Con vẫn phải đi học thôi.
- Chị hơi sững khi nghe thằng bé nói. Nó cũng biết già là phải chết cơ à? Chị không sợ chết, nhưng già thì hình như có sợ một chút.
- Nhưng thế cứ đi học mãi hả mẹ. Lâu quá! Mẹ có biết cách nào để con vẫn lớn mà mẹ không già không?
- Con học giỏi, ngoan thì mẹ vui, mẹ trẻ mãi mà con vẫn lớn.
- Vậy là phải ngoan ư?
Chị nín cười và thấy xấu hổ khi biết mình đang cố lồng một bài giáo dục công dân vào câu trả lời thắc mắc của con. Ngày xưa chị có ngoan không nhỉ? Liệu trong muôn vàn sợi tóc bạc trên đầu bố mẹ, có bao nhiêu sợi bạc vì những bướng bỉnh, không nghe lời của chị?
Nói lời dạy dỗ bao giờ cũng dễ. Không biết đã mấy lần rồi cuộc đối thoại như thế lặp lại giữa hai mẹ con. Thằng nhỏ hình như "vỡ ra" được điều gì đó sau mỗi lần như thế. Dẫu rằng nói đó rồi nó bỏ đó thôi, chị biết. Nhưng chị hay lại hay nhớ tới câu "mong con mau lớn lại mau từ từ". Bởi càng lớn, con càng xa vòng tay mẹ. Và mẹ cũng già đi theo nhịp lớn của con. Cái chuyện "chẳng đặng đừng" này trong mắt một đứa trẻ như con chị chỉ gắn với đi học. Còn với chị, nó trĩu nặng những lo toan.
Theo VNE
Đối phó với mẹ chồng đòi giữ của hồi môn "... Quả thật mẹ chồng vẫn cứ nhăm nhe số vàng đó nên chỉ vài ngày sau, bà lại vào phòng mình nhỏ nhẹ bảo số vàng đó vợ chồng mình chưa dùng tới thì đưa cho chú thím vay, vì chú thím đang sửa nhà..." Đưa tiền, vàng cho mẹ chồng giữ, mở mồm đòi lại khó như lên trời. Thế nên...