Đối phó với mẹ chồng đòi giữ của hồi môn
“… Quả thật mẹ chồng vẫn cứ nhăm nhe số vàng đó nên chỉ vài ngày sau, bà lại vào phòng mình nhỏ nhẹ bảo số vàng đó vợ chồng mình chưa dùng tới thì đưa cho chú thím vay, vì chú thím đang sửa nhà…”
Đưa tiền, vàng cho mẹ chồng giữ, mở mồm đòi lại khó như lên trời. Thế nên ngay từ đầu mình đã quán triệt đường lối “đồng tiền đi liền khúc ruột”, tiền của mình mình tự giữ, tự quản, tự chi tiêu là tốt nhất.
Trước khi cưới, mình thường xuyên qua lại nhà người yêu nên nắm rõ tính tình bố mẹ chồng. Ông bà kỹ tính, lại có tính giữ của. Chồng mình và cô em gái đi làm, lương lậu chỉ giữ lại một ít tiêu vặt, còn lại đưa hết cho mẹ giữ. Trước ngày cưới, mình đã bàn với chồng là sau này lương của hai vợ chồng phải do mình giữ để chủ động chi tiêu, đưa cho bố mẹ tiền sinh hoạt, còn lại mình sẽ gửi tiết kiệm, anh cũng đồng ý.
Ngày cưới mình cũng được họ hàng nội ngoại tặng nhiều nữ trang và tiền, vàng. Tiền thì trả hết cho bố mẹ hai bên lo đám cưới, còn nữ trang và vàng mình giữ lại, cũng được gần chục chỉ. Ngay khi tiệc cưới vừa tàn là mẹ chồng mình cũng mon men đến bảo đưa vàng cho mẹ cất tủ cho không mất.
Mình đã tính trước một bước nên mua sẵn cái két sắt nhỏ cho vào phòng, khi bà hỏi thì mình bảo con cất vào két sắt an toàn rồi. Bà ngắn tũn mặt, chỉ nhắc thêm là nhớ giữ gìn cẩn thận, không có việc gì thì đừng có tiêu. Mình dạ vâng rất ngoan ngoãn. Ngay hôm sau mình mang số nữ trang đó ra đổi thành vàng miếng rồi gửi ngân hàng luôn.
Quả thật mẹ chồng vẫn cứ nhăm nhe số vàng đó nên chỉ vài ngày sau, bà lại vào phòng mình nhỏ nhẹ bảo số vàng đó vợ chồng mình chưa dùng tới thì đưa cho chú thím vay, vì chú thím đang sửa nhà (mình biết thừa là bà chỉ mượn cớ vì chú thím thừa lực). Mình mới nhỏ nhẹ thưa với bà là hôm trước con vừa mang ra ngân hàng gửi kỳ hạn rồi. Vừa an toàn lại vừa có lãi. Bà cứng họng, méo mặt bảo “thế thôi vậy”.
Video đang HOT
Còn vụ giữ tiền lương, đã bàn bạc trước với chồng rồi nên mình chủ động nói chuyện với bà. Mình nhỏ nhẹ bảo: Trước giờ nhà con đã để mẹ vất vả nhiều, nay có con về rồi, con xin phép thay mẹ chăm sóc cho anh. Với lại, giờ bố mẹ cũng già rồi, mẹ cứ để chúng con học cách tự lập, chứ dựa dẫm vào bố mẹ mãi sao được. Tiền lương của hai vợ chồng con tính thế này, một phần con sẽ chi tiêu sinh hoạt, một phần con gửi tiết kiệm để sau này sinh con. Bà nghe có vẻ không hài lòng nhưng cũng chả nói được gì, vì mình nói năng nhỏ nhẹ, ý tứ.
Nói chung, nếu bố mẹ chồng mà thoải mái thì mình cũng chả tính toán làm gì. Nhưng gặp phải mẹ chồng tham của thì mình cũng phải thể hiện thái độ dứt khoát. Xử sự sao cho khéo léo, không hỗn láo. Mình làm đúng thì chả ai nói mình được.
Theo VNE
Cỗ cúng online tiền triệu ở nghĩa trang nghìn tỷ
Tại nghĩa trang có ngôi mộ 200m2 giá 5 tỷ đồng ở Hòa Bình, dịp rằm tháng bảy, dịch vụ cúng lễ online giá từ vài trăm đến cả triệu đồng mỗi mâm...
Những mâm cỗ cúng đặt hàng qua điện thoại được chuẩn bị chu đáo.
Anh Hải - nhân viên nghĩa trang những ngày này liên tục nhận được điện thoại của khách hàng gọi đến nhờ thắp hương cho phần mộ. " Có những người ở tận miền Nam, dịp Vu lan không ra Hà Nội được, đã thuê trọn gói dịch vụ này nhưng vẫn không an tâm, nên gọi ra nhắc nhở", anh Hải cho biết.
Mùa Vu lan cũng là dịp mà nhu cầu cho các dịch vụ này tăng lên rất nhiều so với những ngày bình thường. " Một năm, ngoài những ngày rằm mùng một thông thường, đến ngày lễ tết, chuẩn bị chạp mộ hay lễ Vu lan... các dịch vụ mới nở rộ hơn", nhân viên này tiết lộ thêm.
Bảng giá cỗ cúng từ xa được chủ đầu tư nghĩa trang, nơi có ngôi mộ rộng 200m2 giá 5 tỷ đồng ở Hòa Bình, công bố công khai. Mức giá cho mỗi món đồ cúng dao động từ 5.000 đồng đến xấp xỉ 100.000 đồng.
Mức giá trọn gói của dịch vụ cúng giỗ online mùa Vu lan này tại khu nghĩa trang ở Hòa Bình khá "mềm", dao động từ vài chục nghìn tới khoảng một triệu đồng mỗi mâm cúng. Bảng giá đối với từng dịch vụ cũng được đơn vị quản lý nghĩa trang công khai chi tiết. Như cơm cúng 5.000 đồng/bát, đồ hàng mã 30.000 đồng, cau trầu 5.000 đồng, bánh trôi 15.000 đồng/đĩa, tiền vàng 20.000 đồng... Các gói cúng đắt hơn gồm có mâm ngũ quả, giá niêm yết là 75.000 đồng/mâm cho 5 loại quả cúng, gà luộc 180.000 đồng/con... " Những dịch vụ này phần lớn phục vụ các gia đình ở xa, không có điều kiện thường xuyên đến nơi để lễ nạp", anh Hải chia sẻ.
Theo anh, hầu như tháng nào trong năm cũng có khách hàng, nhưng dịp rằm tháng bảy thường đông hơn, do nhà nhà, người người cùng tưởng nhớ người đã khuất. Từ đầu tháng tới nay, số mâm cỗ cúng đơn vị này nhận đặt hàng đã lên gần 100. " Nhiều gia đình yêu cầu các loại vàng mã xịn hơn, cỗ cúng to hơn... chúng tôi cũng đáp ứng hết", nhân viên này cho biết.
Đặc biệt, với những phần mộ của gia đình Việt kiều, đơn vị này còn quy ra tiền USD để khách hàng dễ chi trả. Mức giá cho mỗi món đồ cúng từ 0,2 USD đến xấp xỉ 10 USD. Một mâm cỗ gồm có tiền vàng, hoa quả, rượu, thuốc, trầu cau, gà, xôi, bánh chưng, bánh trôi... dao động 20-70 USD đến xấp xỉ 100 USD, tùy yêu cầu của khách.
Dịch vụ cỗ cúng online có khách hàng chủ yếu là những người ở xa, không có điều kiện đến tận nơi để cúng lễ. Theo chủ đầu tư khu nghĩa trang ở Hòa Bình, người thân của các phần mộ sẽ được nhìn thấy việc cúng lễ qua hình ảnh, video do chính đơn vị này cung cấp, để đảm bảo thực hiện như yêu cầu của khách hàng.
" Những khách đặt phần mộ ở đây phần lớn là người có điều kiện, nên chuyện chi vài trăm nghìn đến một hai triệu cho mỗi mâm lễ đối với các gia đình ở xa không về cúng lễ được tận nơi cũng là khá nhiều", đại diện đơn vị quản lý cho biết.
Vui vẻ chia sẻ dịch vụ cúng giỗ online đã từng được tờ The Morning Journal đưa tin cách đây vài tháng, theo ông Tuấn Anh, dịch vụ cúng giỗ online ở nghĩa trang này là dịch vụ đầu tiên của Việt Nam cũng như trên thế giới, đặc biệt ở nước ta vẫn còn nặng nhiều quan niệm truyền thống, nên nó chưa thực sự phổ biết và phát triển mạnh, nhưng ông Tuấn Anh tin nhu cầu cho dịch vụ này sẽ ngày càng tăng trong những năm tới.
Không chỉ những dịch vụ "cúng lễ từ xa" hút khách, tại Hà Nội những ngày này, không khí mua bán vàng mã chuẩn bị cho dịp rằm tháng bảy hết sức sôi động.
Chị Hà, kinh doanh đồ vàng mã ở phố Hàng Mã, cho biết có những gia đình thậm chí đã mua đồ lễ từ ngày mùng 1 âm lịch, vì nhà xa. Dịch vụ chở đồ lễ tới tận nhà cho khách mua số lượng nhiều cũng được cửa hàng này áp dụng trong những ngày gần đây, và khá hút khách. " Nhiều gia đình mua một lúc từ cả triệu đến vài triệu tiền đồ hàng mã.
Vẫn như các năm trước, năm nay, bên cạnh tiền vàng, các loại mũ áo... thì những đồ mã mô phỏng các vật dụng hiện đại như xe máy, điện thoại, bếp gas, giường tủ, bàn ghế, tủ lạnh, tivi... được ưa chuộng nhiều", chị Hà nói.
Theo Xahoi
Hóa vàng dịp lễ Vu Lan: "Mua tiền giả để đốt thật lãng phí và vô nghĩa!" "Nhà Phật không dạy mọi người đốt vàng mã để cúng những người đã mất. Đây là điều mê tín và rất lãng phí. Tuy nhiên, điều khó là quan niệm đốt vàng mã đã đi sâu vào tiềm thức trong dân chúng từ lâu, nên chỉ có thể từng bước giảm dần để đi tới dừng hẳn". Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu...