Bao giờ con lớn…
Buổi sáng thằng nhỏ nì nèo không muốn đi học. “Con chỉ thích ở nhà thôi. Bao giờ con không phải đi học thế này nữa hả mẹ?”. “À… thì bao giờ con lớn như mẹ”.
- Thế bao giờ con mới lớn hả mẹ?
- Thì khi nào mẹ già, con sẽ lớn bằng mẹ.
- Không, con không muốn mẹ già đâu. Mẹ già thì mẹ phải chết mất.
- Thế thì làm sao. Con vẫn phải đi học thôi.
Video đang HOT
- Chị hơi sững khi nghe thằng bé nói. Nó cũng biết già là phải chết cơ à? Chị không sợ chết, nhưng già thì hình như có sợ một chút.
- Nhưng thế cứ đi học mãi hả mẹ. Lâu quá! Mẹ có biết cách nào để con vẫn lớn mà mẹ không già không?
- Con học giỏi, ngoan thì mẹ vui, mẹ trẻ mãi mà con vẫn lớn.
- Vậy là phải ngoan ư?
Chị nín cười và thấy xấu hổ khi biết mình đang cố lồng một bài giáo dục công dân vào câu trả lời thắc mắc của con. Ngày xưa chị có ngoan không nhỉ? Liệu trong muôn vàn sợi tóc bạc trên đầu bố mẹ, có bao nhiêu sợi bạc vì những bướng bỉnh, không nghe lời của chị?
Nói lời dạy dỗ bao giờ cũng dễ. Không biết đã mấy lần rồi cuộc đối thoại như thế lặp lại giữa hai mẹ con. Thằng nhỏ hình như “vỡ ra” được điều gì đó sau mỗi lần như thế. Dẫu rằng nói đó rồi nó bỏ đó thôi, chị biết. Nhưng chị hay lại hay nhớ tới câu “mong con mau lớn lại mau từ từ”. Bởi càng lớn, con càng xa vòng tay mẹ. Và mẹ cũng già đi theo nhịp lớn của con. Cái chuyện “chẳng đặng đừng” này trong mắt một đứa trẻ như con chị chỉ gắn với đi học. Còn với chị, nó trĩu nặng những lo toan.
Theo VNE
Tết đến sợ gì nhất?
Nhiều người cứ bảo, Tết chỉ có bọn trẻ con là thích, vì sướng! Còn người lớn ai cũng sợ, bởi toàn những lo toan. Từ khi lấy chồng, tôi cũng nhất trí rằng suy nghĩ ấy hoàn toàn đúng đắn.
"Hoa Tết có đẹp cũng chỉ dành cho các cô gái mới lớn tạo dáng xì-tin..."
Kể ra thì Tết với người lớn, đặc biệt là những người phụ nữ đang làm dâu con như tôi có nhiều cái để "sợ". Ngoại trừ cái Tết đầu tiên về nhà chồng háo hức xen lẫn tự hào vì được "thể hiện" trình làm dâu thảo vợ hiền, dọn dẹp nhà cửa tơi bời từ suốt 28 đến chiều 30 Tết, cả 3 ngày Tết phụ bố mẹ chồng làm cơm, rửa bát luôn tay (vì ông bà nhân có dâu mới phấn khởi mời cơm suốt bạn bè, họ hàng nội ngoại) thì cái Tết năm thứ hai ở nhà chồng tôi đã biết "sợ" và đến cái Tết thứ ba thì bắt đầu chán ngấy.
Khi ấy tôi đã có cháu thứ nhất được gần hai tuổi và em bé thứ hai "nhỡ kế hoạch" đang trong bụng mẹ rồi. Dù những việc nặng nhọc như dọn dẹp cửa nhà, đứng lâu rửa bát được miễn nhưng đêm 30 vẫn phải trở dậy cùng chồng và bố mẹ chồng cúng, đón giao thừa, sáng mùng 1 dậy sớm làm cơm cúng tổ tiên và suốt ba ngày Tết không được ngủ yên vì nhà lúc nào cũng đông, khách khứa, họ hàng nườm nượp. "Việc đàn bà" trong nhà vẫn đến tay và đứa con gần 2 tuổi thì vẫn là tôi chăm sóc.
Mua sắm Tết hay đi chợ hoa không còn là cái thú khi việc gì cũng phải tranh thủ, tạt chỗ này một tí, chỗ kia một tẹo, bởi còn việc cơ quan, việc nhà không ít đang chờ. Người lớn nào cũng tất bật cho những lo toan cuối cùng của năm như thế. Chợ hoa đẹp, nhưng chỉ dành cho các cô gái mới lớn, còn son cùng đua khoe sắc, chụp ảnh xì-tin mà thôi.
Tài chính càng là vấn đề khiến tôi đau đầu. Co kéo không khéo, vợ chồng hục hặc như chơi. Thu nhập hàng tháng thì vẫn thế, tình hình tài chính trở nên khó khăn nên thưởng cuối năm cũng bèo bọt, trong khi Tết đến vẫn ngần ấy đầu việc phải chi, tiền đóng góp sắm Tết với nhà nội, tiền quà Tết biếu các cụ đôi bên, rồi cả năm chẳng có thì thôi chứ Tết đến cũng phải sắm sanh cho các con manh áo mới, chưa kể một khoản dành riêng để lì xì trẻ con, người già. Chồng thì muốn mát mặt, còn tôi chỉ thấy bạc mặt. Cho nên cứ bảo sao, từ ngày lấy chồng rồi có con, Tết đến tôi nhìn đâu cũng thấy sợ!
Thế rồi năm ấy, sự việc không may xảy ra. Ông xã tôi trong chuyến chở hàng tháng cuối năm bất ngờ gây tai nạn. Xe mất lái quệt vào người đi đường. Người ta đi viện, chồng tôi may mắn mình mẩy không việc gì nhưng còn cái nhà có người bị nạn, cứ nhao nhao dọa kiện. Cả nhà lao đao. Tôi khốn đốn chạy vạy khắp nơi vay mượn tiền lo cho chồng đi đền, xin lỗi nhà kia kẻo dây vào kiện tụng pháp luật thì mệt nữa. Nghĩ thế là mất Tết nhưng trong cái rủi lại lóe lên chút may. Nhờ tai họa bất ngờ mà thấy tình thân ruột thịt, mọi người trong nhà mỗi người cho một ít để trả nợ với lo việc. Những ngày vất vả ấy ông bà nội ngoại thay nhau coi sóc hai đứa con giúp vợ chồng tôi. Giờ nghĩ lại thấy tình cảm gia đình nhà nào cũng có, nhưng chưa có dịp thì nó cứ âm thầm, chẳng vồn vã khiến người ta đôi lúc ảo tưởng rằng nó có khi chẳng tồn tại mà thôi.
Bây giờ có hỏi Tết đến sợ nhất cái gì, tôi chẳng còn nói sợ cơm nước cỗ bàn, sợ rửa bát đĩa hay ngại tốn kém. Tôi sợ nhất là việc không may hay sóng gió xảy đến bất ngờ, sợ thiếu vắng tình cảm gia đình, sợ cô đơn một mình chống chọi trước khó khăn. Chứ tình cảm gia đình mà vững, có bày vẽ nữa thì Tết vẫn cứ vui!
Theo VNE
Cuộc chiến tranh lạnh của vợ Đã tròn sáu ngày em không nói với anh lời nào. Phải nói thật là anh phục em sát đất. Không ngờ một người vốn "nói nhiều như máy vắt sổ" khiến chồng nhiều phen váng hết cả đầu, thế mà bây giờ không hé nửa lời. Anh biết là em giận anh lắm, nhưng có nhất thiết phải đày đọa mình đến...