Nồi lẩu cuối tuần chọn thịt heo đen, giá đến vài triệu đồng một ký
Thời gian gần đây, thịt heo Iberico gây sốt trong cộng đồng ẩm thực bởi độ dinh dưỡng, hương thơm đặc trưng. Vì vậy, nồi lẩu cuối tuần hôm nay chọn giới thiệu loại thịt này cũng như cách ứng dụng nó cho món lẩu nóng hổi.
Theo thông tin từ các cửa hàng thực phẩm ngoại nhập, thịt heo Iberico nhập khẩu từ Tây Ban Nha, nơi có giống heo đen nuôi chăn thả tự nhiên ở các bán đảo. Do quy trình chăn nuôi kiểm soát nghiêm ngặt, cộng thêm thức ăn của chúng chỉ là hạt ngũ cốc và oliu nên thịt có vị thơm đặc trưng so với heo của các quốc gia khác.
Hiện ở TPHCM, thịt heo Iberico được nhập khẩu về có nhiều dạng như thịt tươi lạnh đóng theo tiêu chuẩn châu Âu hay thịt được xử lý bằng phương pháp muối, bán nguyên cả đùi to vài ký hoặc cắt lát mỏng vài trăm gram/túi.
Đối với món lẩu giới thiệu hôm nay, thịt heo Iberico có một số lựa chọn phần thịt như ba rọi, sườn non, nạc cổ heo, sườn cọng, thịt cổ, nọng heo hay diềm thăn heo. Theo đó, giá các phần thịt vừa nêu dao động từ 320.000 – 850.000 đồng/kg. Nếu thành viên mâm tiệc ưa béo có thể chọn ba rọi, nạc nọng; trung hòa giữa độ béo và thịt nạc thì có nạc cổ, cổ, diềm thăn; còn lại phần nạc và thêm sụn là sườn non, sườn cọng.
Nếu bạn chọn đến nhà hàng dùng bữa thì có thể bỏ qua quy trình rã đông và sơ chế thịt heo Iberico đúng cách. Còn bạn dự định trổ tài đầu bếp tại nhà thì nên tham khảo cách rã đông đúng cách là để thịt từ ngăn đông xuống mát trước 1-2 ngày; dùng nồi nhồm lật ngược đáy, đặt thịt lên và dùng tiếp nồi nhôm thứ 2 để đúng chiều áp mặt thịt, đổ ít nước lọc vào nồi và tận dụng cách truyền nhiệt này để rã đông thịt từ từ, đúng cách.
Quay lại nồi lẩu thịt heo và phần nước dùng là chủ đạo để bật lên hương vị thịt heo thì đầu bếp chuyên nghiệp đưa ra một số gợi ý:
Nước dùng vị Nhật Bản: Đặc trưng không thể thiếu của các món lẩu Nhật Bản khi nhắc đến là rong biển, lá tảo bẹ khô, đậu hũ và bột cá hầm. Tổng thể nước dùng mang vị thanh ngọt, thoảng nhẹ mùi hải sản cá nên khi nhúng thịt heo cùng rau củ, mọi người như cảm nhận sự đồng điệu từ thực phẩm nấu lẩu.
Nước dùng vị tê cay: Vị cay từ ớt thì nhiều món lẩu đều có nhưng cay theo kiểu môi rần rần thì thực khách lại nhớ đến nước dùng Tứ Xuyên. Do phần ớt cay đặc trưng nên mọi người cần chọn thịt heo có ít mỡ để mỡ giảm bớt độ cay. Mâm lẩu chỉ thật sự phù hợp cho bữa tiệc không có trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi.
Video đang HOT
Nước dùng thuốc Bắc: Mang âm hưởng từ ẩm thực Trung Hoa, nước dùng thuốc Bắc lại phù hợp cho bữa tiệc họp mặt có người trung niên hoặc lớn tuổi. Dù một số người nhận xét vị tiềm thuốc Bắc hơi khó dùng nhưng hãy thử qua vài lần, thực khách yêu thích rồi thì nó lại là một lựa chọn đầu tiên khi “thèm lẩu”.
Khi thịt và nước dùng lẩu đã chọn xong, việc còn lại của nhà hàng hay người nấu tại nhà chỉ là chọn loại rau mình yêu thích và pha thêm vài chén nước chấm đa dạng vị. Rau gợi ý: cải thảo, tần ô, xà lách son, nấm kim châm. Nước chấm gợi ý: muối ớt xanh, muối tiêu, muối ớt.
Cách làm nước lẩu ngon trọn vị
Nếu các món nướng thơm ngon quyết định bởi khâu ướp gia vị thì những món lẩu chỉ trọn vị, hấp dẫn khi có bí quyết và cách làm nước dùng ngon.
Món lẩu ngon phụ thuộc rất nhiều và cách nấu nước lẩu
Lẩu là món ăn rất phổ biến hiện nay tại Việt Nam. Không chỉ đi ăn quán, nhà hàng người Việt hay gọi món lẩu mà hầu hết các gia đình mỗi dịp sum họp, trong các bữa cơm hay tổ chức ăn uống tại nhà đều thích quây quần bên nồi lẩu nóng hổi. Nồi lẩu ngon được tạo nên từ rất nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là nước dùng. Nguyên liệu nấu lẩu rất tươi ngon, đa dạng như: gà, hải sản, sườn, xí quách... nhưng muốn nồi lẩu trọn vị, hấp dẫn, bạn phải có cách làm nước lẩu ngon. Cùng bỏ túi ngay những bí quyết làm nước lẩu ngon dưới đây để sẵn sàng trổ tài mỗi dịp nấu các món lẩu cho người thân, bạn bè cùng thưởng thức nhé!
Lựa chọn nguyên liệu, gia vị làm nước dùng
Cách làm nước lẩu ngon đầu tiên cần phải chọn được nguyên liệu thật tươi, sống sau đó áp dụng các kỹ thuật chế biến phù hợp. Bên cạnh đó, với mỗi loại nước lẩu luôn cần những gia vị đặc trưng. Vậy nên tùy từng loại nguyên liệu mà bạn phải có gia vị phù hợp kèm theo.
Với nước lẩu gà và heo, bạn không nên sử dụng xương đầu để nấu vì sẽ gây mùi hôi. Nên chọn xương hom và xương đuôi sẽ giúp nồi nước lẩu vừa ngọt vừa thơm. Đặc biệt, hai món lẩu này, chỉ nên dùng xương heo và xương gà nguyên chất mà không cho nên cho thêm các gia vị chua hay ngọt khác, làm mất đi vị ngọt tự nhiên của nước lẩu. Riêng với lẩu gà, bạn nướng hành khô và gừng rồi đập dập bỏ vào, nêm nếm gia vị, hạt nêm cho vừa miệng, thêm 1
- 2 cây sả, dứa, cà chua. Khi chế vào nồi lẩu thì bỏ thêm gói thuốc bắc và nấm hương ngâm nở, sa tế, ăn kèm rau ngải cứu, rau muống, cải thảo.
Nên dùng xương nguyên chất khi nấu nước lẩu heo, gà
Bên cạnh đó, các món lẩu có nguyên liệu từ gia súc cần có thêm gừng, hành tím nướng, riềng, sả. Nước dùng bò sẽ không thể thiếu các gia vị như: quế chi, thảo quả, hoa hồi, gừng, hành khô. Hành và gừng nướng chín nhưng không được cháy vỏ. Lớp vỏ đỏ của hành khô có tác dụng làm nước dùng trong, màu đẹp hơn. Ngoài ra, hoa hồi bạn bẻ thành từng cánh, quế bẻ nhỏ, thảo quả lấy hạt vàng khô thơm. Sau đó dùng khăn chà xát cho sạch, giã nhỏ rồi gói bằng vải sạch, cho vào nồi nước dùng. Trên nồi nước dùng bò thường có lớp mỡ để giữ nhiệt và giữ được mùi các tinh dầu thơm.
Với nước lẩu thập cẩm, bạn không cần cho thuốc bắc vào, ăn kèm rau muống, các loại rau cải và nấm tươi.
Nước lẩu hải sản cần có dứa, gừng, sả, cần tây, sa tế... vị ăn tuỳ theo khẩu vị của từng gia đình. Lẩu hải sản thường hơi cay, chua và ngọt. Với lẩu cá, ngoài xương heo ra bạn bỏ luôn xương cá đã lọc thịt vào.Với nước lẩu hải sản, bạn không cần cho sả và gừng nướng, tuy nhiên nên tăng vị chua so với những loại khác. Cá sau khi lọc, thái lát, nên ướp với gia vị, hạt nêm, gừng, sả đã băm nhỏ. Khi chế vào nồi lẩu bỏ thêm rau thì là, ăn kèm rau cần, cải cúc, dọc mùng, ...
Thời gian nấu nước lẩu
Khi cho xương đã chần vào nước lạnh, bạn đun lửa to cho sôi lại nhanh, sau đó hạ nhỏ lửa cho sôi vài phút để các bọt cứng lại rồi hớt sạch. Cả quá trình còn lại đun sôi trên lửa thật nhỏ.
Thời gian nấu các loại nước lẩu khác nhau tùy vào nguyên liệu
Tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu mà thời gian nấu các loại nước lẩu cũng khác nhau. Chẳng hạn, nước lẩu gà và heo thường nấu 4 - 6 giờ . Nước lẩu bò thì ninh lâu hơn, từ 8 - 10 giờ. Nước lẩu thủy hải sản không nên nấu quá 45 phút, nếu không sẽ đục và chua.
Với xương bò, nhất là xương ống, trước khi ninh cần nướng với nhiệt độ cao thì nước dùng sẽ thơm, trong và ngon hơn.
Cách khắc phục nước lẩu bị đục
Cho vào nước lẩu đã nguội lòng trắng trứng đánh tan, sau đó đặt lên bếp vừa đun vừa khuấy đều cho các vẩn đục bám hết vào trứng và vớt ra.
Băm thịt (tùy vào từng loại nguyên liệu nấu nước lẩu) rồi trộn với lòng trắng trứng, nấm hương cho vào nước dùng nguội sẽ làm nước dùng vừa trong vừa ngon hơn.
Nếu nấu nước lẩu gà bị đục, cho tiếp xương gà vào đun cũng làm nước trong và ngon hơn.
Còn gì tuyệt với hơn trong những ngày thời tiết se lạnh, đặc biệt là mùa đông, mọi người cùng ngồi quây quần quanh nồi lẩu nóng hổi, nghi ngút khói vừa xì xụp thưởng thức nước lẩu ngon, ngọt, vừa trò chuyện cùng nhau vui vẻ. Hi vọng những bí quyết trên sẽ giúp bạn có thêm cách làm nước lẩu ngon, trọn vị!
Cách nấu lẩu cua đồng ngon nhất, đơn giản, dễ làm Cách nấu lẩu cua đồng ngon nhất là một món lẩu có vị ngọt thanh mát, đậm đà hương vị đồng quê, ăn hoài không ngán. Cùng trổ tài nấu món lẩu cua đồng mời gia đình cùng thưởng thức nhé. Nguyên liệu cho cách nấu lẩu cua đồng ngon nhất Cua đồng 1 kg Xương ống 500 gr Thịt bò 200 gr...