Nỗi khổ khi lấy phải vợ lười: Đi làm về lúc 11 giờ đêm thấy vợ đắp mặt nạ lướt mạng, thản nhiên bảo chồng ăn mì tôm
Chồng về muộn vì có nhiều bệnh nhân cấp cứu nhờ nấu cơm, 11 giờ đêm vẫn thấy cô vợ lười chảy thây đắp mặt nạ lướt Facebook.
Có câu “Con đường ngắn nhất đến trái tim là qua đường dạ dày”. Bởi vậy, với một cô gái chưa xét đến ngoại hình thì việc đảm chuyện bếp núc cũng là một lợi thế để kiếm người yêu, chồng ưng ý. Nhan sắc rồi cũng sẽ phai nhưng chính những bữa cơm gia đình sẽ giúp níu giữ tình yêu, hôn nhân trước rất nhiều cám dỗ ngoài kia. Đừng bao giờ tin câu: Em chỉ cần cưới anh thôi, mọi việc cứ để anh lo… mà tự cho phép bản thân bỏ bê chuyện bếp núc. Vì điều này không sớm thì muộn sẽ phá nát gia đình.
Như câu chuyện dưới đây, công việc ông chồng bận rộn thường xuyên có bệnh nhân cấp cứu nhưng vẫn nấu cơm, dọn dẹp giúp vợ. Nhưng cô vì thế mà ngày càng lười chảy thây, chỉ lo làm đẹp. Một lần, đi làm về muộn, đã nhờ vợ đi chợ nấu cơm nhưng kết quả vẫn không khiến ông chồng nổi điên, to tiếng.
Tâm sự của ông chồng lấy phải cô vợ lười.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa).
Người này kể: “Anh 31 tuổi, vợ 26 tuổi, anh mới lấy vợ được 3 tháng nay, chả là từ lúc lấy vợ tới giờ vợ anh toàn chơi, làm đẹp không chịu giúp anh việc nhà, giặt, chợ búa, nấu cơm…. ( lí do em mệt) không phải bầu bì, hay chăm con gì đâu mà có chồng làm cho hết nên nhác thôi, oke anh làm cũng chả sao mà vợ anh nó nhác quá anh không chịu được.
Đỉnh điểm hôm qua anh đi làm nhưng có ca quan trọng không thể về sớm được bảo vợ giúp chồng chịu khó chợ búa nấu cơm nước để về ăn nghỉ ngơi cho khoẻ, cũng dạ vâng đàng hoàng, khi anh về tới nhà hơn 11h đêm thì thấy vợ đắp mặt nạ lướt Facebook, hỏi thì bảo em làm tóc về muộn quá nên anh chịu khó ăn mì tôm đi. Lúc này máu nó dồn lên não không kìm chế được anh mới mắng cho 1 trận, sau đó làm quàng lấy quần áo bỏ về nhà ngoại (cách nhà ngoại 2km) sau đó bố vợ giọi qua bảo anh cũng có chửi nó rồi và bảo anh mai chịu khó qua đón nó có gì 2 vợ chồng nói chuyện với nhau.
Anh cũng chịu nhục qua nhà đón mà vợ anh nó dở cái giọng bắt anh xin lỗi trước mặt bố mẹ vợ vì đã mắng nó. Anh tức quá bỏ về thì nhận được tin như thế này, điên quá chửi lại luôn.
Mọi người có cách nào đả thông não con vợ anh được không chứ như thế này anh không chịu được mất. Vợ… rõ khổ”.
Tin nhắn của người chồng và cô vợ tính “công chúa”.
Nhiều người đồng cảm và đứng về phía ông chồng: “Lấy người khác đi bạn tốt số mà không biết điều”, “Anh hay quá. Ủng hộ anh”, “Nên bỏ người như ông xứng đáng gặp người tốt hơn. Còn vợ ông ra giá cho anh em nào có thiện chí đưa về nuôi lấy phân”, “Chửi hay quá”…
Hãy cho đàn ông một cơ hội!
Thực sự tôi rất khó chịu mỗi khi nghe các cô than phiền về đàn ông vụng về trong bếp núc. Thậm chí có người còn gán cho đàn ông là 'ông hoàng trong nhà' khi không biết giúp vợ nấu ăn hoặc vài việc lặt vặt.
Đi đến đâu cũng nghe các quý cô phàn nàn về chồng mình như thể là 'một niềm hãnh diện'... Cứ hễ các nàng ngồi tụm năm tụm bảy lại một hồi là thế nào cũng mang chồng mình ra làm câu chuyện.
Vợ tôi cũng không là trường hợp ngoại lệ. Trong các buổi họp mặt bạn học cũ hay đồng nghiệp cùng cơ quan là nàng lại đem tôi lên bàn cân ganh đua với một ông chồng nào đó, và thường thì tôi lép vế hơn. Chuyện chẳng phải ngoài xã hội xa lạ mà là chuyện nội trợ. Nào là "Anh ấy vụng về lắm, ngay cả nấu cơm bằng điện cũng bị khê", "Rửa có mấy cọng rau cũng không sạch", "Chiên cá thì ôi thôi nát bấy nhìn hết muồn ăn"... Không riêng gì tôi mà mấy ông bạn cùng công ty cũng rơi vào hoàn cảnh như vậy.
Ức lắm chứ, oan cho đàn ông như tôi lắm chớ. Mọi người hãy thử công tâm mà nhận xét nhé. Cứ mỗi lần tôi vào bếp, chỉ mới bắc chiếc chảo lên chiên thôi là nàng "dành" việc ngay: Thôi thôi để em làm cho, anh đi lên phòng khách đi. Anh đứng chàng ràng một hồi cá khét đen hết. Nàng đi chợ về, đặt một bó rau to tướng trên bàn, tôi vội vàng đi lấy rổ nhặt thì nàng đứng sau lưng ngắm nghía từng cọng rồi phán: "...thế này thì chỉ có cho heo ăn thôi. Cọng già chát sao nhai. Thôi, anh ngồi xem tivi đi, để em làm cho". Cuối tuần, nàng đi công việc đến chiều mới về. Cha con tôi tự tay nấu ăn, dù không ngon bằng nàng nhưng tạm gọi là có cái bỏ bụng qua ngày. Nhưng khi về nhà, nhìn những thức ăn còn lại trong lồng bàn, nàng đưa lên ngửi rồi lắc đầu: "Anh nấu thế này thì sao mà con ăn được (!?)".
Tôi nhớ ngày còn nhỏ, mẹ tôi cũng từng chê bố tôi vụng vầ bếp núc như thế. Bao giờ ba vào bếp mẹ cũng ngăn lại. Những khi cả nhà đi vắng, tôi ở nhà một mình, thay vì mẹ bảo tôi tự tập nấu cơm hoặc tự tìm rau, củ quanh nhà chế biến thì mẹ cho tiền ra quán ăn. Chính vì mẹ không cho tôi làm những việc "đàn bà" nên khi trưởng thành, lập gia đình, tôi không biết chế biến thức ăn là gì. Tôi nói ra là để dẫn chứng cho mọi người thấy, không phải đàn ông không làm được chuyện nội trợ nhưng là do các cô, các mẹ đã dành làm hết. Thay vì khích lệ, động viên, hướng dẫn đàn ông làm bếp thì phái nữ lại chê bai, can ngăn... Như vậy thì làm sao mà nấu nướng thuần thục. Cái gì cũng cần thời gian, chẳng ai mới sinh ra là biết và giỏi được.
Mặt khác, với lối suy nghĩ "chỉ có đàn bà mới lo chuyện bếp núc" nên từ lúc nhỏ, con gái mới được bà và mẹ chỉ dẫn nội trợ, còn con trai chỉ có việc ăn. Thời thế thay đổi, phụ nữ đã làm được những chuyện đàn ông làm thì tại sao không cho đàn ông giúp phụ nữ gánh vác một ít việc nhà cơ chứ? Đừng cho rằng phái mày râu quá vụng về. Chẳng phải những chuyên gia ẩm thực, bếp trưởng trên thế giới đa phần là đàn ông sao? Từ việc giành phần nội trợ đã làm cho nhiều quý ông sinh lười, chỉ biết nằm xem ti-vi, đọc báo, sau khi rời khỏi công sở. Đó là chưa nói việc gián tiếp dạy hư đàn ông thế này, sẽ làm đàn ông sinh thói gia trưởng "chồng chúa vợ tôi", chỉ biết la cà quán nhậu. Tất nhiên cũng có một số quý ông không muốn làm việc nhà vì sợ "mất bản lĩnh" vì nghĩ rằng "đó không phải là việc của mình" nhưng nếu người vợ quyết tâm "huấn luyện" thì phái mạnh chúng tôi sẽ chịu thay đổi phong cách và tư duy.
Thay vì chê bai, can ngăn, xin các quý cô hãy cho đàn ông chúng tôi có chút niềm kiêu hãnh khi được giúp đỡ, san sẻ với vợ trong việc nội trợ. Đó là một trong những yếu tố để gắn kết, xây dựng tổ ấm gia đình thêm bền chặt.
Đi ăn tân gia, vợ bị mọi người bóng gió "vụng về thì mất chồng như chơi", tôi chỉ ngó vào đủ khiến ai nấy đỏ mắt ghen tị Khi tới nhà chị đồng nghiệp ăn tân gia, vợ tôi cũng vào bếp phụ giúp mọi người nhặt rau, rửa quả... Tuy nhiên, chỉ vì thái thịt quá mỏng mà cô ấy bị chỉ trích vụng về. Vi với tôi cưới nhau về, mọi chuyện bếp núc, nhà cửa cứ thế mà chia nhau làm. Thậm chí, em đi làm muộn hơn...