Nỗi khổ của teen đậu NV2
Nhiều người nghĩ rằng NV2 là chiếc vé vớt để ta có thể vào được ĐH và điều đó thật là may mắn. Thế nhưng, liệu teen có thật sự vui sướng khi phải học một ngành NV2 mà mình chẳng có lấy một đam mê gì?
Đây là tâm sự của một bạn có được chiếc vé vớt nguyện vọng 2:
Rớt NV1 là một cú sốc với tôi, nó không chỉ khiến tôi cảm thấy hụt hẫng, thất vọng mà tôi còn phải trải qua một chuỗi ngày lê thê chờ đợi cái vé NV2. Đơn giản là vì danh dự gia đình không cho phép tôi mang chữ “Rớt đại học”, chính vì thế mà tôi đã chọn đại một cái ngành mà tôi cho là dễ có cơ hội đậu nhất. Sau nhiều tuần liền chờ đợi, cuối cùng tôi cũng đã bước vào cánh cổng ĐH với cái vé NV2 này. Hầu như mọi người trong gia đình tôi đều vui mừng và khuyên tôi nên chú tâm vào học cái ngành này. Tôi cũng nhắm mắt học liều luôn, nhưng chỉ sau một tuần nhập học mọi thứ dường như khác xa suy nghĩ của tôi.
Vì là dân NV2 nên chúng tôi phải học xen ngang với các bạn NV1, các bạn í đã học được 3 tuần rồi thì chúng tôi mới nhảy vào, vì học xen ngang nên những buổi học đầu, chúng tôi chẳng hiểu cái gì hết, đã thế lại có bài kiểm tra khiến chúng tôi phải quay cuồng đi hỏi bài bạn, rồi danh sách chưa có làm giảng viên càu nhàu. Bữa học đầu tiên diễn ra thật tồi tệ.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Niềm đam mê của tôi là tiếng Nhật, tôi có thể biết được khá nhiều phong tục tập quán của người Nhật, tôi thích sự hiện đại và năng động của họ, tôi tìm hiểu và nghiên cứu về nền văn hóa của nước này nên khá rành. Từ lâu tôi đã nuôi dưỡng ước mơ đi du học Nhật nên mới thi vào ngành tiếng Nhật nhưng tôi lại không may mắn đậu, bây giờ học tiếng Trung nhưng tâm hồn tôi luôn hướng về lớp tiếng Nhật. Ai cũng nói tiếng Trung bây giờ cũng không đến nỗi nào nên cứ học tiếng này đi rồi sau này sẽ dễ xin việc hơn. Vấn đề là tôi thấy thứ ngôn ngữ này hoàn toàn xa lạ với mình, không một cảm xúc, không một sự thích thú cộng thêm lớp phân chia bè phái khiến tôi nản hoàn toàn.
Ai cũng nghĩ đậu NV2 là một điều may mắn nhưng để đậu vào cái ngành mình thích thứ 2 thì có ai đậu nhiều được. Vì hoàn cảnh, vì điều kiện mà tôi phải đi học ngôn ngữ ấy và chắc sẽ có nhiều bạn cũng đang rơi vào hoàn cảnh giống như tôi hiện giờ. Mang danh đậu ĐH nhưng lại chẳng được học ngành mà mình yêu thích, liệu học như thế tôi có thể duy trì được trong suốt 4 năm không?
Video đang HOT
Tôi nghe nói có chương trình học song ngữ vào năm 2 nghĩa là tôi có thể chọn cho mình học thêm tiếng Nhật. Tôi không biết là bây giờ mình phải chọn việc ôn thi lại hay là tiếp tục học tiếng Trung? Tôi không thể nào có thể vừa học ở trường vừa chạy đua học thêm để ôn thi lại được, việc học ở trường và phải thi nữa đã ngốn nhiều thời gian của tôi.
Giả sử tôi quyết định thi lại nghĩa là tôi sẽ học sơ sài tiếng Trung. Và giả sử tôi rớt nữa thì làm sao? Mọi thứ trong đầu tôi đáng bị xáo trộn rất mạnh, mỗi ngày đến lớp tôi không tìm thấy cho mình một niềm vui nào cả, tôi chưa thể dứt khoát được, còn quá nhiều điều tôi còn phân vân.
Hẳn có nhiều bạn đã trãi qua trường hợp của tôi, tôi hy vọng rằng sẽ nhận được sự đồng cảm từ phía mọi người và mọi người có thể giúp tôi có một quyết định sáng suốt hơn.
Theo PLXH
Điểm thi thấp nên nguyện vọng 2 đuối
Nhiều trường nhận định phổ điểm thi đại học, cao đẳng năm nay thấp nên nguyện vọng 2 tuyển èo uột cũng là điều dễ hiểu.
Hồi hộp chờ
Đến hết ngày hôm nay (10/9), thời điểm xét tuyển nguyện vọng 2 sẽ khép lại. Tuy nhiên, các trường đã sớm ước lượng được các con số để tính toán cho mùa tuyển sinh 2010.
Trường đại học Cửu Long (Vĩnh Long) có khoảng 400 thí sinh đậu nguyện vọng 1 ở cả 2 hệ ĐH và CĐ. Tỷ lệ thí sinh đến đăng ký nhập học tính đến ngày 9/9 chỉ tương đương khoảng 50% số thí sinh trúng tuyển. Trường thực sự trông chờ vào đợt tuyển sinh nguyện vọng 2. Tính đến sáng ngày 8/9, đã có 2.527 thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2 vào trường chia đều ở cả 2 hệ ĐH và CĐ.
Trong đó, đủ điều kiện trúng tuyển khoảng 2.326 hồ sơ thí sinh (ĐH: 1.133 hồ sơ và CĐ: 1.193 hồ sơ). Với trường đại học Cửu Long, đợt xét tuyển nguyện vọng 2 mới thực sự là đợt xét tuyển chính trong mùa. Chỉ tiêu năm 2010 của trường là ĐH: 2.000; CĐ: 550.
Thi ĐH đã mệt, chọn nguyện vọng còn mệt hơn.
Ông Trần Văn Ánh, hiệu trưởng trường ĐH Văn hóa TP.HCM, cho biết đến chiều 9.9, nhà trường chỉ mới nhận được hơn 600 hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2 cả hai bậc ĐH và CĐ, so với chỉ tiêu là 635
Theo Th.S Nguyễn Thị Mai Bình, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Hùng Vương TP.HCM, tình hình này ở trường cũng không khá hơn. Nhiều ngành tại trường có hồ sơ đăng ký xét tuyển rất ít so với chỉ tiêu.
Khi được hỏi về tình hình xét tuyển nguyện vọng 2, nhiều trường đại học, cao đẳng phía Nam vẫn muốn chờ đến hết ngày hôm nay, để hy vọng không bỏ sót bất kỳ một hồ sơ thí sinh nào.
Cao đẳng lên hương
Chính vì phổ điểm thấp nên nguyện vọng 2 vào hệ cao đẳng ở các trường lại khả quan. Ông Đinh Lăng, trưởng phòng đào tạo đại học Phú Yên, cho biết trường đã có hơn 700 đơn xét nguyện vọng 2, trong khi nhu cầu là khoảng 620. Tuy nhiên, hồ sơ xin vào hệ cao đẳng thì trường có thể thở phào nhẹ nhõm, nhưng nguyện vọng 2 vào các ngành bậc học đại học vẫn thiếu. Bản thân các ngành hệ cao đẳng cũng thừa thiếu khác nhau. Các ngành bậc cao đẳng về chăn nuôi, lâm nghiệp... không tìm đâu ra thí sinh.
Các bạn thí sinh tự do chờ phiếu chứng nhận điểm để đăng kí nguyện vọng 2.
Theo thạc sĩ Trịnh Minh Huyền - Phó hiệu trưởng trường ĐH Tôn Đức Thắng, số hồ sơ nguyện vọng 2 nộp vào hệ cao đẳng khá cao. Năm nay sẽ là năm thảnh thơi cho trường chọn và sắp xếp các ngành hệ cao đẳng.
Sự "hào hứng" của thí sinh với hệ cao đẳng khiến nhiều trường, nhất là các trường ngoài công lập, đang tính đến chuyện xin Bộ GD&ĐT cho phép "tuyển sinh uyển chuyển", cơi nới chỉ tiêu hệ cao đẳng.
Thực tế, chuyện này cũng đã có tiền lệ, khi các trường đại học, cao đẳng, có thể vận dụng yếu tố vùng miền, để "xin" cơi nới chỉ tiêu nội bộ cho phù hợp với tình hình tuyển sinh. Bản thân Bộ GD&ĐT cũng không hề muốn các trường phải lâm vào cảnh nhập học mà thiếu hụt sinh viên. Nói thẳng ra, kinh phí hoạt động của đại đa số các trường vẫn đang trông chờ vào nguồn học phí.
Dự báo điểm chuẩn NV 2
Điểm chuẩn NV2 của đại học Cửu Long dự đoán sẽ vừa đúng bằng điểm sàn cho cả 2 hệ đại học và cao đẳng. Đại học Sư phạm TP.HCM dự báo điểm chuẩn nguyện vọng 2 cũng chỉ cao hơn điểm sàn khoảng từ 0,5 đến 1 điểm. Ngành Cử nhân hóa học trường này có khác biệt, điểm chuẩn có thể vượt hơn điểm sàn đến 3,5.
Tương tự, tại trường đại học Tôn Đức Thắng, các ngành "hot" như Tài chính, Quản trị kinh doanh quốc tế, Quản trị Nhà hàng - Khách sạn..., sẽ có điểm chuẩn cao, vì lượng hồ sơ nộp về khá cao. Riêng với trường đại học Tôn Đức Thắng, điểm chuẩn bậc cao đẳng dự đoán sẽ cao hơn mức 12 điểm.
Trong ngày đăng ký nguyện vọng 2 cuối cùng, các thí sinh cần cân nhắc điểm số và tỷ lệ chọi các ngành, để chọn cho mình một lối vào giảng đường đại học hợp lý.
Theo Vietnamnet
Thí sinh khổ sở vì giấy báo điểm bị thất lạc Tình trạng thất lạc giấy báo điểm thi đại học khiến nhiều thí sinh càng thêm hoang mang vì hạn chót đăng ký nguyện vọng 2 (10/9) sắp đến. Thí sinh (TS) Đỗ Thị Bích Diệp (quê ở Lâm Đồng, thi vào Học viện Hàng không) rất lo lắng vì đến ngày 30/8 vẫn chưa nhận được giấy báo điểm. Diệp cho biết:...