Nỗi khổ của sinh viên “ăn nhờ ở đậu”

Theo dõi VGT trên

Nóng nực, nhếch nhác, tù túng… là những từ mà sinh viên theo học tại các cơ sở mượn, liên kết thường dùng để than trời.

Trường học không có sân chơi

“Trước khi đăng kí dự tuyển mình nghĩ mình sẽ được học tại một cơ sở khang trang, tiện nghi. Nhưng lúc đến nơi mới ngã ngửa, trường học mới còn thua xa trường cấp 3 dưới quê!” - bạn N.V.M, SV ngành công nghệ thông tin, Trường CĐ Nghề số 8, bộc bạch.

Nơi SV này theo học là địa điểm mà Trường CĐ Nghề số 8 (trụ sở chính cổng 11 Long Bình Tân, Biên Hòa, Đồng Nai) liên kết đào tạo với Trường CĐ Giao thông Vận tải 3 TP.HCM (số 511 An Dương Vương, P.An Lạc, Q.Bình Tân). Diện tích trường rất nhỏ, chỉ vỏn vẹn 8 phòng học, trong đó có 3 phòng học vi tính với hơn 1.000 SV theo học hai buổi sáng, chiều. Tuy số lượng SV đông là vậy nhưng cả trường chỉ có một nhà vệ sinh. Và thậm chí, phòng vệ sinh nam kế bên phòng vệ sinh nữ không hề có cửa che chắn. Nhiều SV cho biết rất bất tiện khi đi vệ sinh. Vì đông người đi nên các bạn SV, nam cũng như nữ phải chen nhau qua lối đi chưa đầy 1,5m. Để tránh gặp phải vấn đề tế nhị này một cách thường xuyên, không ít SV phải “nhịn”, chờ về nhà “giải quyết”.

Do lịch học khá dày nên buổi trưa, các bạn SV thường ở lại trường. Thế nhưng, sân trường vốn đã nhỏ nay càng ngột ngạt hơn khi có quá nhiều xe gắn máy, xe đạp và cả xe hơi choán gần hết diện tích. Nhiều SV bức xúc: “Ngay cả lối đi vào phòng vệ sinh thỉnh thoảng cũng được dùng để xe máy nên không gian rất bức bối, chật chội”. Theo quan sát, hành lang dành cho SV đi lại trước lớp học cũng được dùng vào việc để xe, chất những thùng sách, bàn ghế lỉnh kỉnh, trông rất nhếch nhác. Tại điểm học này, chỉ có vài chiếc ghế đá đặt dưới sân trường và trên lầu 1, sân chơi cho SV hoàn toàn không có. Thường ngày vào giờ nghỉ giữa buổi, các bạn SV đều chọn một trong hai cách, hoặc ở lại lớp hoặc chạy ra quán nước trước trường ngồi hóng mát.

Khi được hỏi về thư viện của trường mình, một nhóm SV năm 3 Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Sài Gòn, chuyên ngành kế toán tỏ ra ngán ngẩm: “Chúng tớ mong ước trường có một thư viện nhỏ cung cấp các tài liệu chuyên ngành cần thiết để tiện tham khảo trong quá trình học tập cũng không được chứ đừng nói gì tới một thư viện đúng nghĩa”.

Một nhóm SV khác cũng cho hay, trong suốt ba năm học ở cơ sở 3 của Trường CĐ Giao thông Vận tải 3, các bạn hầu như không biết hiệu trưởng trường mình mặt mũi như thế nào. Và lạ đời hơn khi khá nhiều SV không biết cơ sở chính trường mình học nằm ở đường nào, quận mấy? “Năm nay là năm cuối rồi, nhưng cả thời SV chúng tớ phải học tập ở những cơ sở liên kết, thuê mượn tạm bợ như vậy đấy” – một SV nữ ngậm ngùi.

Nỗi khổ của sinh viên ăn nhờ ở đậu - Hình 1

Ngôi trường thuê mướn này đón chào SV của rất nhiều trường liên kết học tại đây.
Trong ảnh là biểu ngữ chào đón tân sinh viên hai trường giăng liền kề nhau khá bắt mắt.

4 trường thuê chung một chỗ

Hiện nay, tại TP.HCM có khá nhiều trường đào tạo bậc ĐH, CĐ chưa có cơ sở chính thức để SV có thể an tâm theo học. Việc các trường thuê mướn cơ sở dạy ở nhiều nơi khiến người học vô cùng vất vả trong việc di chuyển.

Video đang HOT

Bạn N.A.T, SV ngành tài chính ngân hàng Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, tâm sự: “Năm đầu mình và các bạn trong lớp theo học tại cơ sở của trường trên đường Điện Biên Phủ, Q.Bình Thạnh. Sang năm 2, phải chuyển qua học tại cơ sở Nguyễn Đình Chiểu, Q.1. Và năm 3 khi mới học được nửa kỳ, trường lại luân chuyển SV về học tại cơ sở nằm trên đường Hòa Bình, Q.11. Trường chuyển cơ sở học xoành xoạch như vậy đồng nghĩa với việc SV tụi mình phải di chuyển nơi trọ”.

Tương tự, tuy có số lượng tuyển sinh cả ngàn SV/năm nhưng từ khi thành lập đến nay, Trường ĐH Mở TP.HCM phải thuê mướn và liên kết với gần 10 cơ sở. Cơ sở vật chất ở những địa điểm thuê mượn, liên kết mặc dù không xuống cấp như một số trường khác nhưng vẫn chưa đảm bảo được chất lượng học tập tốt nhất cho SV. Các cơ sở liên kết của trường nằm rải rác ở các quận 1, 3, 4, Bình Thạnh, Bình Tân với cùng cảnh ngộ là hầu như không có thư viện và thiếu sân chơi dành cho SV một cách đáng báo động.

Không chỉ vậy, nhiều trường do thiếu cơ sở còn phải “liều mình” mượn lại địa điểm của các doanh nghiệp, nơi tổ chức tiệc cưới, hội nghị… để SV có chỗ theo học. Thế nhưng, những nơi này không có chức năng thiết kế cho việc dạy học nên chất lượng sẽ không được đảm bảo. Tình trạng mướn cơ sở rồi liên kết đào tạo SV với nhiều trường khác cũng đang có dấu hiệu phát triển mạnh mẽ tại thành phố.

Đơn cử như cơ sở 3 của Trường CĐ Giao thông Vận tải 3 (trụ sở chính 189, Kinh Dương Vương, P.12, Q.6, TP.HCM) mượn cơ sở của Trường Trung học Thủy sản, ngụ tại 511 An Dương Vương, P.An Lạc, Q.Bình Tân. Như đã đề cập ở trên, hệ thống cơ sở này đã xuống cấp, về cơ bản không đáp ứng được các tiêu chí về cơ sở vật chất cho việc đào tạo SV bậc ĐH, CĐ. Mặc dù diện tích trường này khá hạn chế về phòng ốc, trang thiết bị dạy học nhưng hiện tại có đến 4 trường ĐH, CĐ liên kết đào tạo ở đây. Cụ thể là Trường ĐH Duy Tân (có trụ sở chính tại Đà Nẵng), Trường ĐH Huế, Trường CĐ Nghề số 8 và Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Sài Gòn. Trường nhỏ, SV đông nên cơ sở này thường được gọi là trường “tả bí lù” hay ” trường ba rọi”.

Việc liên kết nhiều cơ sở tại một điểm trường hoặc việc thuê mướn tràn lan nhưng cơ sở chưa đạt chuẩn của các trường ĐH, CĐ tại TP.HCM vẫn tiếp diễn từ năm này sang năm khác. Và không ai khác, SV chính là người chịu thiệt thòi nhiều nhất.

Theo Giáo dục Online

"Lạc lối" trên Đại lộ Thăng Long

Lạc lối trên Đại lộ Thăng Long - Hình 1

Đại lộ Thăng Long giống như... đường làng

Chỉ sau hai tuần Đại lộ Thăng Long chính thức thông xe, cả người đi đường và người dân sống hai bên Đại lộ mới cảm nhận được những điều "phiền toái" mà con đường mang đến.

"Mua thêm" gần... 4 km mỗi ngày

Dường như, chỉ đến khi đường cao tốc Láng - Hoà Lạc chính thức được thông tuyến, đặt tên là Đại lộ Thăng Long, những người dân quê sống hai bên đường có đèn cao áp sáng thâu đêm mới có cảm giác mình "thực sự" trở thành "người thành phố".

Dù trên phương diện quản lý hành chính, họ đã trở thành công dân Thủ đô từ trước đó cả mấy năm rồi.

Lạc lối trên Đại lộ Thăng Long - Hình 2

Một người đi đường "lạc lối" phải nhờ đến dịch vụ thoát hiểm trên Đại lộ Thăng Long

Thế nhưng, niềm vui "ngắn chẳng tày gang". Vì ngay sau khi thông xe, người dân sống hai bên đường bắt đầu cảm thấy những "phiền toái" và cuộc sống một phần bị xáo trộn, khi những đường ngang ngõ dọc hai bên đường dần dần bị bịt kín.

Chị Nguyễn Thị Lan, người thôn Quyết Tiến, xã Vân Côn (huyện Hoài Đức, Hà Nội) cho biết: Quyết Tiến là thôn duy nhất của xã Vân Côn bị Đại lộ Thăng Long chia cắt khỏi trung tâm hành chính xã.

Trước kia, khi những lối ngang đi tắt qua đường cao tốc chưa được bịt kín, việc đến UBND xã và đi chợ của người dân hay đến trường đi học của con cái chị còn dễ dàng. Nhưng từ khi Đại lộ thông xe, những lối đi tắt ngang đường bị bịt kín, người thôn Quyết Tiến chịu cảnh "gần nhà xa ngõ", muốn đi chợ hay con em đi học phải đi vòng thêm gần 2 km mới đến hầm chui dân sinh, rồi quay lại bằng đó quãng đường. Nghĩa là đoạn đường họ phải đi hàng ngày xa thêm gần 4 km nữa.

Những hộ dân thuộc Xóm Mới, thị trấn Quốc Oai, do nằm ở bên này đại lộ, giáp với thị trấn huyện Thạch Thất, ngày ngày cũng phải đi vòng thêm vài cây số để đưa con em sang thị trấn Quốc Oai học, đưa con cái đi tiêm phòng hay đưa người ốm đi trạm y tế.

Tương tự, nhiều hộ dân sống ở làn đường bên kia, nghĩa là nằm ngay cạnh thị trấn, nhưng khi đại lộ hoàn thành, muốn đến thị trấn, nếu không chấp nhận vi phạm giao thông bằng cách đi ngược đường thì họ cũng phải đi vòng đường xa thêm 4,5km nữa.

Lạc lối trên Đại lộ Thăng Long - Hình 3

Làn đường dành cho xe mô tô nhếch nhác là lý do khiến nhiều người tham gia giao thông không đi đúng phần đường, càng làm cho giao thông trên Đại lộ Thăng Long thêm rối loạn!

Chị Nguyễn Thị Mai, nhà ở ngay sát Đại lộ Thăng Long, thuộc thị trấn Quốc Oai cho biết: Khi đại lộ chưa hoàn thành, chị chỉ mất vài phút để đưa con đến lớp hay đi chợ. Nhưng giờ, nếu không đi ngược chiều đường, chị phải đi vòng thêm 3,4 km nữa mới đến điểm rẽ vào thị trấn vốn chỉ cách nhà chị có mấy chục mét. Đường đi lối lại có nhiều thay đổi nên cuộc sống sinh hoạt người dân gặp nhiều xáo trộn.

Dở khóc, dở cười trên Đại lộ

Không chỉ những người dân địa phương sống hai bên đường mới gặp khó khăn trong đi lại và sinh hoạt, rất nhiều người tham gia giao thông trên tuyến đường này đã phải gặp những chuyện dở khóc dở cười.

Tại điểm đầu của Đại lộ Thăng Long, giáp Trung tâm Hội nghị Quốc gia hay điểm cuối Đại lộ là ngã tư Hoà Lạc, phóng viên quan sát thấy rất nhiều người điều khiển xe gắn máy, vì không muốn đi vào phần đường dành cho xe mô tô và xe thô sơ vốn chật trội, bụi bẩn, thậm chí có cả gia súc đi lại nên đã chọn làn đường dành cho xe ô tô để đi.

Lạc lối trên Đại lộ Thăng Long - Hình 4

Và Đại lộ Thăng Long giống như... đường làng, khi xe cộ thoải mái đi ngược chiều mà không bị xử lý.

Thế nhưng, vì làn đường dành cho xe ô tô có rất ít lối thoát. Vì vậy, nhiều người trót đi vào phần đường này vẫn phải đi... miên man, lạc lối thêm hàng chục cây số mối có lối thoát. Nhiều người, vì muốn chuyển đường sớm thì phải chấp nhận móc túi, mất từ 10 đến 15 nghìn đồng để nhờ dịch vụ khiêng xe thoát hiểm.

Cũng chính vì có quá nhiều người đi xe gắn máy tham gia giao thông thiếu ý thức đi vào làn đường dành cho xe ô tô nên "dịch vụ thoát hiểm" trên Đại lộ Thăng Long mọc lên như nấm và làm ăn rất phát đạt trong những ngày qua.

Anh Nguyễn Văn Luân, người thôn Quyết Tiến, xã Vân Côn, tự nhận là người đầu tiên bắc cầu gỗ làm dịch vụ thoát hiểm cho xe máy lạc lối trên Đại Lộ Thăng Long tiết lộ: Mỗi ngày, anh vẫn kiếm được bạc triệu nhờ vào dịch vụ thoát hiểm đặc biệt này.

Thế nhưng, chính vì anh làm ăn được nên dọc tuyến Đại lộ, giờ cũng có vài nhóm người bắt trước, dựng cầu gỗ làm dịch vụ thoát hiểm cho xe gắn máy. Và giá cước thoát hiểm thì muôn hình ngàn vẻ, tuỳ đối tượng mà nhà chủ dịch vụ hét nhiều hay ít.

Sau hai tuần thông xe Đại lộ Thăng Long, chúng tôi nhận thấy trên toàn tuyến đường, nhất là làn đường nhỏ dành cho xe mô tô và xe thô sơ, những chiếc xe tải hạng nặng vẫn nối đuôi nhau chạy ngược chiều, nhưng không hề có ai xử lý.

Trong khi đó, người dân sống hai bên đường, vì sợ phải đi xa và vì theo thói quen nên hầu hết không chịu đi vòng theo hướng đường cầu chui dân sinh. Hầu hết họ vẫn coi Đại lộ hiện đại và dài nhất Việt Nam như con "đường làng", đi ngược chiều vô tư, khiến những đoạn đại lộ chạy qua khu dân cư, tình trạng giao thông rất hỗn loạn và vô cùng nguy hiểm.

Theo Vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hồng Phượng nói gì về kết quả vụ kiện tranh chấp tài sản với Hồng Loan?Hồng Phượng nói gì về kết quả vụ kiện tranh chấp tài sản với Hồng Loan?
22:27:16 08/01/2025
Thùy Tiên đòi báo công an vì mẹ, chuyện gì đây?Thùy Tiên đòi báo công an vì mẹ, chuyện gì đây?
22:01:26 08/01/2025
Từ ngày có bạn gái, NSND Việt Anh không còn ăn cơm hàng cháo chợTừ ngày có bạn gái, NSND Việt Anh không còn ăn cơm hàng cháo chợ
22:58:09 08/01/2025
Cuộc sống kín tiếng của 'nữ hoàng ảnh lịch' Thanh Mai ở tuổi ngoài 50Cuộc sống kín tiếng của 'nữ hoàng ảnh lịch' Thanh Mai ở tuổi ngoài 50
23:28:42 08/01/2025
Kinh Quốc tái xuất sau biến cố, hội ngộ dàn sao 'Vật chứng mong manh'Kinh Quốc tái xuất sau biến cố, hội ngộ dàn sao 'Vật chứng mong manh'
23:06:51 08/01/2025
Thực hư vụ Hoa hậu Quế Anh lộ ngoại hình mũm mĩm, đi hút mỡ bụngThực hư vụ Hoa hậu Quế Anh lộ ngoại hình mũm mĩm, đi hút mỡ bụng
22:49:57 08/01/2025
Mỹ nhân 4 năm không ai mời đóng phim vì nặng 100kg, tiếc cho nhan sắc từng được tung hô là đẹp nhất thiên hạMỹ nhân 4 năm không ai mời đóng phim vì nặng 100kg, tiếc cho nhan sắc từng được tung hô là đẹp nhất thiên hạ
06:15:14 09/01/2025
2025 dừng sản xuất Anh Trai Chông Gai và Chị Đẹp Đạp Gió, 2 "tân binh" sẽ được trình làng!2025 dừng sản xuất Anh Trai Chông Gai và Chị Đẹp Đạp Gió, 2 "tân binh" sẽ được trình làng!
23:35:02 08/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều "xanh rờn"

Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều "xanh rờn"

Góc tâm tình

07:56:10 09/01/2025
Đang từ chuyện vui, vợ chồng tôi lại trở nên căng thẳng vào dịp cuối năm chỉ vì đi Tết nội ngoại. Cuối năm là khoảng thời gian bận rộn, nhưng cũng là dịp để tôi sắp xếp chu toàn mọi việc
Con trai ông Trump thăm Greenland sau khi cha ngỏ ý muốn mua đảo

Con trai ông Trump thăm Greenland sau khi cha ngỏ ý muốn mua đảo

Thế giới

07:51:38 09/01/2025
Con trai cả của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tới thăm Greenland trong một chuyến đi cá nhân sau khi cha của ông cho rằng Mỹ cần mua đảo lớn nhất thế giới.
Cần mạnh tay xử lý hành vi côn đồ trên đường phố

Cần mạnh tay xử lý hành vi côn đồ trên đường phố

Pháp luật

07:48:38 09/01/2025
Người đàn ông cầm cục gạch hô lớn đường này của tao, mày xuống đây , rồi lấy gạch đập vào xe tải và buông lời đe dọa, thách thức đánh nhau với tài xế xe tải, sau đó ném cục gạch về phía xe tải và bỏ đi.
Sao Việt 9/1: Phương Thanh hội ngộ Lý Hùng, Hồ Ngọc Hà khoe lưng gợi cảm

Sao Việt 9/1: Phương Thanh hội ngộ Lý Hùng, Hồ Ngọc Hà khoe lưng gợi cảm

Sao việt

07:37:59 09/01/2025
Phương Thanh hào hứng khi có dịp diễn chung show với Lý Hùng, Hồ Ngọc Hà diện đầm đỏ quyến rũ trong chuyến công tác nước ngoài.
Yến My của "Không thời gian": Bén duyên muộn với phim truyền hình

Yến My của "Không thời gian": Bén duyên muộn với phim truyền hình

Hậu trường phim

07:35:15 09/01/2025
Với gương mặt xinh đẹp và lối diễn tự nhiên khi đảm nhiệm vai Hạnh trong Không thời gian, Yến My đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng khán giả.
Không thời gian - Tập 26: Đại quyết tâm giúp bà con giữ lại đàn gia súc

Không thời gian - Tập 26: Đại quyết tâm giúp bà con giữ lại đàn gia súc

Phim việt

07:32:40 09/01/2025
Nhìn đàn gia súc mà đoàn kinh tế 80 đã nỗ lực phát triển sắp thành thịt gác bếp, Đại có ý tưởng sẽ bỏ tiền chuộc lại giúp bà con giữ lại vật nuôi.
Vương Hạc Đệ mặt mày nhăn nhó, "khó ở" khi Ngu Thư Hân - Đinh Vũ Hề "làm nũng" nhau trên sóng trực tiếp?

Vương Hạc Đệ mặt mày nhăn nhó, "khó ở" khi Ngu Thư Hân - Đinh Vũ Hề "làm nũng" nhau trên sóng trực tiếp?

Sao châu á

07:23:54 09/01/2025
Khi Đinh Vũ Hề và Ngu Thư Hân đang giao lưu tình cảm, làm nũng , cổ vũ lẫn nhau ở bên trên và dưới sân khấu, Vương Hạc Đệ lại bày ra vẻ mặt khó ở , không mấy vui vẻ, chán chường.
Doãn Ngọc Tân ghi bàn, Chanathip suýt ôm hận tại Thái Lan: Tuyển thủ Việt Nam nói gì?

Doãn Ngọc Tân ghi bàn, Chanathip suýt ôm hận tại Thái Lan: Tuyển thủ Việt Nam nói gì?

Sao thể thao

07:19:22 09/01/2025
Doãn Ngọc Tân là thành viên duy nhất của đội tuyển Việt Nam nán lại Thái Lan để hội quân cùng CLB Thanh Hóa, cho chuyến làm khách trên sân Pathum Thani của BG Pathum United tối 8.1, tại giải vô địch các CLB Đông Nam Á.
Kinh nghiệm khám phá hồ Xuân Hương ở Đà Lạt

Kinh nghiệm khám phá hồ Xuân Hương ở Đà Lạt

Du lịch

07:14:54 09/01/2025
Hồ Xuân Hương ở Đà Lạt được du khách bình chọn là một trong 10 hồ nước đẹp nhất tại Việt Nam. Hồ Xuân Hương là hồ nước nhân tạo nằm ngay trung tâm Đà Lạt,
CĐV thế giới phản ứng khi Supachok nhận giải thưởng "dở khóc dở cười"

CĐV thế giới phản ứng khi Supachok nhận giải thưởng "dở khóc dở cười"

Netizen

07:14:03 09/01/2025
Trên diễn đàn Reddit, nhiều cổ động viên (CĐV) trên khắp thế giới đã phản ứng về bàn thắng tranh cãi của Supachok vào lưới đội tuyển Việt Nam trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024.
Rộ tin Robert Pattinson đã kết hôn vào đêm giao thừa

Rộ tin Robert Pattinson đã kết hôn vào đêm giao thừa

Sao âu mỹ

07:13:09 09/01/2025
Robert Pattinson và Suki Waterhouse được cho là đã kết hôn trong một buổi lễ thân mật với những người thân yêu nhất của họ, bao gồm cả cô con gái 10 tháng tuổi của cả hai.