Nơi học sinh được trả lương khi đến trường
Tại ngôi trường này, đứa trẻ lớn sẽ dạy cho đứa trẻ bé hơn. Chúng được trả lương bằng tiền. Khi học sinh tiến bộ, mức lương sẽ tăng lên. Phương châm trường đưa ra khi thực hiện phương pháp này là: “Học nhiều hơn để kiếm được nhiều hơn”.
Mang rác thải đến trường để trả học phí
Trường Akshar là một trường học ở Đông Bắc Ấn Độ – nơi từng được biết tới khi có cách tiếp cận mới để giải quyết vấn đề rác thải nhựa, đó là yêu cầu học sinh nộp rác thải thay vì học phí.
Người thành lập ra ngôi trường này là Mazin Mukhtar (32 tuổi), một người Mỹ gốc Phi và vợ anh, Parmita Sarma (30 tuổi). Đây là nơi cung cấp một nền giáo dục tốt cho trẻ em trong khu vực – những đứa trẻ có cha mẹ đang phải làm việc vô cùng vất vả trong các mỏ đá địa phương để kiếm được 3 đô la mỗi ngày.
Nhiều trẻ em nơi đây cũng phải làm việc trong các mỏ đá để giúp đỡ gia đình. Do đó, một trong những khó khăn mà Mazin Mukhtar và Parmita Sarma gặp phải là thuyết phục người dân địa phương cho con đi học.
Học sinh mang rác thải đến trường thay học phí
Để thu hút đông đảo học sinh tới trường, đồng thời giảm thiểu việc đốt rác thải nhựa, Mazin Mukhtar đã tạo ra một mô hình học tập đặc biệt: thay thế học phí bằng rác thải nhựa.
Anh cho biết: ‘Khi chúng tôi yêu cầu phụ huynh gửi đồ nhựa cho con cái họ đem đến trường, hầu như không mấy ai chấp hành. Họ thích đốt nhựa ở nhà hơn. Vì vậy, chúng tôi quyết định sẽ bắt đầu tính phí. Các khoản phí mà họ phải trả bằng tiền mặt đều có thể dùng rác thải nhựa để thay thế.
Video đang HOT
Chính sách học phí này nhanh chóng khiến phụ huynh tuân thủ 100%. Họ cũng đã ký cam kết ngừng đốt rác thải nhựa. Từ đó, mỗi sáng, học sinh ở làng Pamohi của Assam lại đến trường, trên tay cầm theo một túi rác thải nhựa.
Khuôn viên trường học cũng được thiết kế trung tâm tái chế riêng – nơi tất cả rác thải do học sinh thu gom được sẽ chuyển thành vật liệu xây dựng. Các túi nylon được nhét bên trong chai nhựa và biến thành gạch sinh thái dùng cho các dự án xây dựng. Một trong những cách trẻ em sử dụng những viên gạch này là xây dựng bồn hoa trong sân trường.
Các túi nylon được nhét bên trong chai nhựa và biến thành gạch sinh thái dùng cho các dự án xây dựng.
Tại đây, học sinh không chỉ được học những kiến thức trên sách vở mà còn được dạy nghề. Chúng còn được dạy cách lắp đặt các tấm pin mặt trời và tham dự các xưởng mộc, tham gia vào việc giáo dục cộng đồng về tất cả những nguy hiểm của việc đốt rác thải nhựa.
Parmita Sarma cho biết: “Chúng tôi cố gắng mỗi ngày dạy học sinh có trách nhiệm với môi trường xung quanh và phấn đấu để cải thiện môi trường sống. Giờ đây, những đám khói độc hại từ việc đốt nhựa đã giảm đáng kể”.
“Học nhiều hơn để kiếm được nhiều hơn”
Trước tình trạng nhiều đứa trẻ nghỉ học đi kiếm tiền phụ giúp gia đình tại các mỏ đá, Parmita Sarma đã nghĩ ra cách để giảm lao động trẻ em, đó là để những đứa trẻ lớn dạy kèm cho những đứa trẻ bé hơn. Đổi lại, chúng được trả bằng tiền có thể dùng để mua đồ ăn nhẹ, quần áo, đồ chơi và giày dép tại các cửa hàng địa phương.
“Khi học sinh tiến bộ trong học tập, mức lương sẽ được tăng lên. Phương châm của chúng tôi khi đưa ra phương pháp này là: ‘Học nhiều hơn để kiếm được nhiều hơn’”, Parmita Sarma nói.
Cứ thế, từ 20 học sinh ban đầu, Trường Akshar hiện đã có 7 giáo viên quản lý và 110 trẻ em từ 4 đến 15 tuổi. Trường cũng không có học sinh bỏ học trong vài năm qua.
Những đứa trẻ lớn hơn giờ đây có thể kiếm khoảng 60-70 đô la hàng tháng tùy thuộc vào công việc được giao. Nhiều học sinh thậm chí đã mua được điện thoại di động từ số tiền kiếm được, điều mà cha mẹ chúng vẫn không đủ khả năng làm.
Tại ngôi trường này, đứa trẻ lớn sẽ dạy cho đứa trẻ bé hơn.
Từ những nỗ lực của vợ chồng nhà Mukhtar, học sinh giờ đây cũng đã ý thức hơn trong việc nhận thức về môi trường và sức khỏe. Và cũng chính những đứa trẻ đã giúp bố mẹ mình hiểu thêm về những tác hại này.
Sompa Boro, một phụ huynh của trường cho biết: “Chúng tôi từng cho 2 con theo học tại một ngôi trường khác và đã rất vất vả để trả học phí. Rất may, Trường Akshar đã chấp nhận lũ trẻ và chúng tôi rất hài lòng với loại hình giáo dục này. Trường Akshar đã giúp chúng tôi suy nghĩ khác biệt và thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực “.
Mukhtar và Sarma hiện đã ký kết với chính quyền để triển khai mô hình Akshar tại 5 trường học của chính phủ. Cả hai đều cảm thấy hạnh phúc với những gì họ tâm huyết đã được xã hội đón nhận.
“Bọn trẻ đang học những điều mới mỗi ngày. Chúng thích đến trường đến nỗi không muốn có bất kỳ ngày nghỉ nào trong tuần”, cô Parmita Sarma nói.
Ý thức sống "xanh"
Trồng cây tăng mảng xanh, giảm thiểu rác thải nhựa trong sinh hoạt hằng ngày, tắt máy xe khi dừng đèn đỏ hơn 25 giây, bảo vệ nguồn nước... là những hoạt động thiết thực mà nhiều cơ sở giáo dục tại TP Hồ Chí Minh đã triển khai nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường (BVMT) trong học sinh (HS), sinh viên (SV).
Sinh viên tham gia chương trình Trồng cây gây rừng - Phát triển mảng xanh đô thị của Trường đại học Mở TP Hồ Chí Minh.
Những hành động nhỏ đang lan tỏa dần thành các phong trào lớn.
Không đợi đến khi được Bộ Giáo dục và ào tạo (GD-T) chọn làm đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị khác thực hiện chuỗi hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường của ngành giáo dục, mấy năm trở lại đây, phong trào "sống xanh" đã được Trường đại học (H) Mở TP Hồ Chí Minh triển khai rộng khắp. Từ việc khuyến khích giảng viên, cán bộ, công nhân viên đến SV thay chai/ly nhựa tiện lợi bằng đồ thủy tinh đến phong trào xuống đường dọn rác hay chương trình "Tắt máy xe - Bảo vệ chính bản thân bạn"... đều được nhà trường chăm chút tỉ mỉ. Nhà trường còn thành lập Câu lạc bộ OU Green để phát động, tuyên truyền các hoạt động BVMT tới từng cá nhân. "Chúng tôi không tuyên truyền suông mà luôn tạo ra những chương trình, phong trào phù hợp với giới trẻ để kích thích sự sáng tạo, hăng say của các em. Cách truyền tải, quảng bá thông tin cũng phải sao cho gần gũi, năng động để SV không thấy chán và cùng hành động. Nhờ vậy, bản thân các em đã truyền cảm hứng BVMT đến cộng đồng", PGS, TS Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng Trường H Mở TP Hồ Chí Minh nói.
Những chiếc thùng giấy sơn mầu sặc sỡ đặt ngay hành lang để gom pin cũ, máy lọc nước đặt tại nơi thuận tiện nhất, những chậu cây xinh xắn được bố trí khắp nơi tạo nên nhiều góc xanh thân thiện khiến SV cảm thấy thích thú. Bên cạnh các cuộc thi ý tưởng sáng tạo vì môi trường, giải pháp bảo vệ nguồn nước sạch, viết cảm nhận về phim "Vì môi trường", mới đây, đông đảo SV nhà trường đã thỏa sức sáng tạo trong cuộc thi vẽ tranh cổ động hành động vì môi trường với chủ đề "a dạng sinh học - Hành trình duy trì sự sống". Trần Nhựt Thanh, SV vừa nhận được giải thưởng cao nhất tại cuộc thi với bức tranh sống động thể hiện sự thương cảm dành cho các động vật có nguy cơ tuyệt chủng cho biết: "Khi đăng ký tham gia cuộc thi, em nghĩ bản thân phải vẽ gì đó thật ý nghĩa để gióng hồi chuông cảnh báo về thực trạng xuống cấp đáng báo động của môi trường hiện nay. Rồi vô tình xem một bộ phim về các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng, em biết mình phải làm gì. Với tác phẩm này, em mong mọi người sẽ cùng chung tay làm những điều nhỏ nhất để bảo vệ động vật, bảo vệ đa dạng sinh học. Trước đó, em cũng đã tham gia một số hoạt động BVMT cùng với các bạn và tự giác thay đổi rất nhiều thói quen. Em tin, mỗi người một tay, tình trạng ô nhiễm trong môi trường sẽ được cải thiện".
Trước đó, Trường H Mở TP Hồ Chí Minh đã tổ chức một hoạt động thú vị thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Tham gia chương trình "Trồng cây gây rừng - Phát triển mảng xanh đô thị" tại rừng phòng hộ ở xã An Thới ông, huyện Cần Giờ không chỉ có SV nhà trường mà còn có nhiều SV đến từ các cơ sở giáo dục H khác. Lê Thị Kim Ngân, SV năm thứ hai, Trường H Kiến trúc TP Hồ Chí Minh cho biết, nhờ tham gia chương trình trồng cây, tìm hiểu về thiên nhiên đã giúp em hình thành suy nghĩ tích cực hơn trong việc BVMT, điều mà trước kia bản thân em chưa hề quan tâm đến. "Mỗi SV chỉ trồng hai, ba cây nhưng nhiều người cùng trồng sẽ tạo được mảng xanh. Khi quay trở về nhà, em đã có cách nhìn nghiêm túc hơn về việc hạn chế xả rác, thay đổi thói quen sử dụng rác thải nhựa, tuyên truyền đến gia đình, bạn bè các hoạt động BVMT. Chúng ta hít thở bầu không khí nhưng lại đang phớt lờ với chất lượng sống của chính mình vì cho rằng đó là chuyện vĩ mô. ã đến lúc ai cũng cần phải thay đổi và làm khác đi", Ngân chia sẻ.
Hệ thống giáo dục phổ thông cũng rất sáng tạo trong việc tuyên truyền, phát động các phong trào BVMT, tái chế rác thải nhựa hiệu quả. Tại TP Hồ Chí Minh, nhiều trường mầm non, tiểu học cũng đã giáo dục trẻ hình thành thói quen tốt như bỏ rác đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng đồ nhựa, chăm sóc cây xanh, tiết kiệm điện, nước, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên... Nhiều năm qua Bộ GD - T đã đưa nội dung giáo dục về BVMT, tài nguyên biển, hải đảo và ứng phó biến đổi khí hậu vào chương trình giáo dục các cấp học, các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục. Bên cạnh đó, các trường cũng chủ động tổ chức nhiều hoạt động hiệu quả để tuyên truyền, thông tin về nội dung này.
ăm 2020, Bộ GD - T phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có kế hoạch thực hiện công tác BVMT với toàn ngành giáo dục. Cùng các hoạt động cụ thể trải rộng khắp cả nước, Bộ GD - T còn xây dựng hệ thống tài liệu, học liệu liên quan đến BVMT phục vụ tốt nhu cầu sử dụng của các trường học và cộng đồng nhằm từng bước nâng cao nhận thức về vấn đề vô cùng quan trọng này trong toàn xã hội. Phát biểu tại lễ mít-tinh và các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Tháng hành động vì môi trường của ngành giáo dục vừa diễn ra ở TP Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ GD - T Nguyễn Văn Phúc cho rằng, với hơn một triệu cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên và hơn 23 triệu HS, SV, ngành GD - T là lực lượng hùng hậu cho công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng nâng cao ý thức, trách nhiệm BVMT, ứng phó biến đổi khí hậu.
Do vậy, cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền thông tin nâng cao ý thức, nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, giảng viên, giáo viên và HS, SV về vấn đề này. ồng thời đổi mới, đa dạng hóa, hiện đại hóa, sáng tạo về hình thức, nội dung phương thức truyền thông theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kết hợp truyền thông trực tuyến, mạng xã hội, ưu tiên hình thức tuyên truyền qua hệ thống tin nhắn, cổng thông tin điện tử. Song song với tuyên truyền, cũng cần tạo dư luận và áp lực xã hội lên những cá nhân, tổ chức cố tình có những hành động gây hại cho môi trường.
Cơ hội học nghề và việc làm trong thế giới mới Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã cho thấy, những cấp bách về sự thay đổi xu hướng việc làm. Đây là những thách thức gắn liền với cơ hội về nghề nghiệp mới. Tự động hóa là nghề đang nhận được sự quan tâm của nhiều học sinh. Kỹ năng học tập suốt đời Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng...