Nơi học đặc biệt của 3 cặp học sinh
Căn nhà trọ được làm sơ sài bằng phên, nứa, lá nằm bên bờ suối Nậm Hinh đã vài năm nay là nơi tá túc của 6 học sinh Trường THCS Đồng Văn (xã Đồng Văn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An).
Đều là người Thái ở bản Tục, nhà cách trường học hơn 6 cây số đường rừng, các bạn phải thuê chiếc lán gần trường để tiện việc học hành. Chiếc lán sơ sài lạnh tê tái vào mùa đông, lũ luôn rình rập vào mùa mưa. Các bạn thuê với giá rẻ như không, 100.000 đồng mỗi học kỳ.
Căn nhà trọ của 6 học sinh nam nữ từ lớp 6 đến lớp 8 nằm gần mép con suối Nậm Hinh nhất, do một người dân bản dựng và cho thuê với giá chỉ 100 ngàn đồng mỗi học kỳ.
Nhà cách trường học khá xa, đường đèo, dốc lại lắm khe, suối nên những học sinh ở bản Tục phải ở trọ cho tiện việc học hành. Một chiếc phản chạy dọc căn nhà là nơi ăn, ngủ của 6 bạn, 3 nam và 3 nữ.
Xa gia đình, Vi Văn Thắng (HS lớp 6C) tự nấu nướng, giặt giũ cũng như các anh, chị cùng lán trọ.
Lớn tuổi nhất là Lường Thị Huyền, học sinh lớp 8A. Huyền thường là người phân công các công việc như kiếm củi, nấu cơm rửa bát cho từng bạn.
Video đang HOT
Ngày chỉ 2 bữa trưa và chiều nhưng không phải bữa nào cũng có gạo thổi cơm. Đặc biệt, những đợt nước lên không dám về nhà vì nguy hiểm thì mì tôm là món thường trực của cả nhóm.
Dòng suối Nậm Hinh là nơi tắm giặt, rửa chén bát…
Nước dùng nấu nướng xin ở giếng một gia đình trong bản.
Nước uống cũng là nước giếng, không cần đun sôi.
Góc học tập cũng chính là giường ngủ.
Cậu trò nhỏ lớp 7A Hà Văn Dân luôn là người làm những việc như vót đũa ăn, đan lát các vật dụng cho cả nhóm.
Sở hữu góc ngoài cùng sát tấm liếp thưa, Lô Văn Minh (HS lớp 6A) sợ nhất những đêm đông gió rét ngoài nỗi sợ chạy lũ mỗi mùa mưa.
Theo Vietnamnet
Cô sinh viên giỏi đến trường trên xe lăn
Bị liệt đôi chân vì cơn sốt thuở bé, Phạm Thị Hương (Thái Thụy, Thái Bình) đã thi đỗ đại học và đạt loại giỏi ở kỳ học đầu tiên.
Chưa hết vui mừng, hạnh phúc vì có con gái đầu lòng, bố mẹ Hương đã phải chạy đôn chạy đáo vì em lên cơn sốt cao, biến chứng bại não. Di chứng để lại trên đôi chân khiến em vĩnh viễn không thể tự bước đi.
Lên 6 tuổi, thấy bạn bè tung tăng đến lớp, Hương khóc lóc xin bố mẹ đưa tới trường như các bạn. Thương con, mẹ em ngày ngày cõng đến lớp, chiều lại tất tả đón về.
"Thời gian đầu bị các bạn trêu chọc, em tủi thân lắm. Nhưng lâu rồi thành quen, em tự nhủ rằng mình cần cố gắng hơn để giúp bản thân và bố mẹ", Hương nói.
12 năm phổ thông Hương đều là học sinh giỏi toàn diện. Ảnh: Trọng Tiến.
12 năm học, khi thì em ngồi trên lưng mẹ, lúc lại ngồi xe lăn. Đã có lúc Hương tưởng như mất đi niềm tin, sự cố gắng và muốn buông xuôi tất cả. "Những lúc ấy em lại nhớ đến mẹ, nhớ khuôn mặt gầy gò, sạm đen vì nắng gió, nhớ những lúc bận bịu đồng áng mẹ vẫn thu xếp đưa đón em đi học, em lại vững tin, quyết tâm cố gắng", Hương tâm sự.
Vượt mưa, gió và cả những cơn đau, 12 năm học Hương đều là học sinh giỏi toàn diện, được thầy cô nêu gương sáng. "Cô gái xe lăn" tiếp tục khiến cả xóm nhỏ Thụy Duyên xôn xao khi thi đỗ Học viện Tài chính với số điểm khá cao (24,5). Ngày nhập học, bố mẹ cô lo lắng vì con gái một mình nơi thành thị, Hương trấn an rằng "con đã lớn, có thể tự lo được cho bản thân, bố mẹ cứ yên tâm".
Hương được ưu tiên ở tầng 1 ký túc xá để tiện việc đi lại. Những người bạn cùng phòng đã thay nhau đưa cô đến lớp, các bạn nam lớp CQ46/21.14 của cô cũng nhận việc cõng Hương lên chỗ ngồi. "Nếu không có các bạn, em không biết mình sẽ xoay xở ra sao. Chính họ là nguồn động viên để em quyết tâm học tập", Hương cười.
Trong học kỳ đầu tiên, Hương là một trong số ít học sinh giỏi của khoa với điểm tổng kết 8,6. Ảnh: Trọng Tiến.
Nằm trong nhóm học sinh giỏi toàn diện của lớp với điểm tổng kết 8,6, Hương chia sẻ, chẳng có bí quyết gì đặc biệt mà chỉ cần chăm chỉ và chịu khó. "Ngày xưa nghe các anh chị kể sinh viên rất nhàn, không phải học nhiều, nhưng em nghĩ không học thì không thể nhớ được kiến thức. Hàng ngày, em vẫn duy trì cách học của thời cấp 3, học đến đâu, về đọc lại kiến thức để nhớ và làm bài tập đến đó, chỗ nào không hiểu thì hỏi bạn bè, thầy cô", Hương nói.
Cô gái xe lăn cho biết sẽ cố gắng học tập để ra trường với tấm bằng giỏi. Lúc đó, Hương sẽ xin làm kế toán rồi phấn đấu để trở thành một kế toán trưởng, tự lo được cho bản thân.
"Bố mẹ em đều làm ruộng, lại phải nuôi ba chị em nên rất khó khăn. Em không muốn là gánh nặng của bố mẹ mà còn hy vọng sẽ đi làm, kiếm tiền, trả mọi nợ nần và giúp các em học hành nữa", Hương chia sẻ.
Theo VNExpress
Chàng sinh viên nghèo hiếu học ở bản Pà Cà Không ngại khó khăn gian khổ, luôn phấn đấu cao vì sự nghiệp của mình, chàng sinh viên con nhà nghèo ở rẻo cao làm mọi người phải kính nể vì tinh thần và nghị lực phi thường. Đó là Nhang Văn Ma, chàng trai dân tộc Khơ Mú, hiện học lớp K2C - Khoa giáo dục tiểu học Trường cao đẳng sư...