Nơi gieo mầm con chữ cho những đứa con của Trường Sơn
Từ bản làng trong dãy Trường Sơn, các em học sinh về học dưới mái trường nội trú của tỉnh Quảng Trị, để mai này các em đem mầm xanh con chữ về gieo cho đại ngàn.
Quảng Trị nằm giữa khúc ruột miền Trung, như chiếc đòn gánh oằn vai gánh hai đầu đất nước. Đây là mảnh đất có khí hậu khắc nghiệt, lại chịu nhiều thiệt hại nặng nề do hậu quả chiến tranh.
Trong các giai đoạn lịch sử, các dân tộc anh em Kinh, Bru Vân kiều, Pa cô, Pahy ở Quảng Trị đã đồng lòng, đồng sức cùng chiến đấu và lao động, từng bước vượt qua khó khăn để giải phóng quê hương và xây dựng cuộc sống mới.
Tuy chỉ chiếm 13% dân số cả tỉnh, nhưng đồng bào dân tộc ít người đã đóng góp rất quan trọng vào sự nghiệp Cách mạng của quê hương, đất nước, xứng đáng là những người con mang họ Hồ của Bác.
Để đáp ứng nguồn nhân lực cho các huyện miền núi, các xã vùng sâu, vùng xa, chiến lược giáo dục của tỉnh là “Tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, có chính sách hỗ trợ để phát triển hệ thống các trường bán trú dân nuôi tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tăng chỉ tiêu chế độ cử tuyển gắn với nhu cầu đào tạo của địa phương, có chính sách hỗ trợ về sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho học sinh dân tộc thiểu số”.
Các em học sinh đạt thành tích cao được nhà trường trao thưởng ngày khai giảng năm học mới ngày 9/9.
Trưởng thành từ trường Thanh niên dân tộc Bình – Trị – Thiên, trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Quảng Trị tọa lạc khiêm nhường trên con đường nhỏ nối thông giữa đường Quang Trung và Hai Bà Trưng của thị xã Quảng Trị (Quảng Trị) nơi dân cư đông đúc nhưng yên tĩnh
Được thành lập từ năm 1986, trải qua 34 năm xây dựng và phát triển, trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Quảng Trị luôn thực hiện lời Bác Hồ dạy “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua Dạy tốt – Học tốt”.
Bằng tình yêu nghề cháy bỏng, khao khát Gieo niềm hy vọng, các thế hệ nhà giáo của trường đã luôn đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, khắc phục thiếu thốn cơ sở vật chất, cải tạo cảnh quan môi trường sư phạm; xây dựng văn hóa học đường; không ngừng phấn đấu, tích cực nghiên cức khoa học, đổi mới phương pháp dạy học; trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa trường Phổ thông dân tộc tỉnh Quảng Trị từng bước phát triển, lớn mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng dạy và học.
Là một trường chuyên biệt, trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Quảng Trị luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo và các ban ngành, đoàn thể, trong đó phải kể đến Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị.
Video đang HOT
Từ khi trường được thành lập đến nay, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị đã đầu tư cơ sở vật chất, ổn định tổ chức đội ngũ cán bộ, theo sát hành trình đổi mới, phát triển của nhà trường.
Cùng với cách nghĩ, cách làm năng động, sáng tạo và tâm huyết của Cấp ủy, Ban giám hiệu nhà trường, trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Quảng Trị đã phát huy được sức mạnh tập thể, các hoạt động đi vào nền nếp, quy củ và lập nên nhiều thành tích.
Trường Phổ thông nội trú tỉnh Quảng Trị hôm nay. Ảnh: Trường nội trú tỉnh Quảng trị
Nhận thức được hiệm vụ chính trị của mình. Sự lớn mạnh của nhà trường đã khẳng định một hướng đi đúng, một mô hình giáo dục hợp lí trong việc đào tạo nguồn cán bộ, lực lượng lao động có trình độ văn hoá Trung học phổ thông , có phẩm chất đạo đức tốt, có kỹ năng sống và nhận thức đầy đủ về xã hội, đáp ứng nguyện vọng của đồng bào các dân tộc thiểu số trong công cuộc xây dựng và đổi mới quê hương Quảng Trị anh hùng.
Nói về các học sinh, thầy giáo Dương Mạnh Hùng, Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc Nội trú tỉnh cho biết: “Thành phần học sinh ở Trường chủ yếu là học sinh người Bru Vân Kiều và người Pa Kô từ các xã khó khăn của 2 huyện Vĩnh Linh và Gio Linh cùng toàn xã của các huyện Hướng Hóa, Đakrông.
Từ các bản làng xa xôi, các em về đây học tập được các thầy cô dìu dắt trưởng thành. Nhiều em đã tốt nghiệp đại học về lại bản làng góp phần xây dựng quê hương.
Nhiều học sinh về làm cán bộ xã, kỹ sư nông nghiệp, đảng ủy xã… có người làm đến bí thư, phó bí thư huyện ủy…
Các em đang một phần góp phần đem kiến thức về xây dựng quê hương, những người làm thầy như chúng tôi không có gì hơn ngoài sự tự hào về các em ấy”.
Trong đợt dịch Covid-19 nhiều diễn biến phức tạp, Trường Phổ thông dân tộc Nội trú tỉnh Quảng Trị là nơi tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông đợt 2 tại tỉnh.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, ngày 9/9, thầy và trò nhà trường mới tiến hành khai giảng muộn hơn so với các trường khác trên địa bàn tỉnh.
Các em học sinh trường phổ thông Nội trú tỉnh Quảng Trị trong ngày khai giảng năm học 2020 – 2021. ảnh: Trường Nội trú
Trước thềm năm học mới, thầy giáo Dương Mạnh Hùng, Hiệu trưởng nhà trường đã thẳng thắn nhìn nhận và căn dặn các em học sinh : “Trong những năm học vừa qua, thầy và trò nhà trường đã có rất nhiều cố gắng nên Trường ta đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.
Nhưng chúng ta cũng thẳng thắn nhận thấy rằng kết quả học tập những môn Khoa học tự nhiên, môn Toán, tiếng Anh của các em vẫn còn thấp so với mặt bằng chung, một số em học sinh còn ham chơi, chưa cố gắng học tập và rèn luyện dẫn đến kết quả học tập và rèn luyện yếu, chưa thật sự đáp ứng được sự kỳ vọng của cha mẹ, của thầy cô và của xã hội.
Bởi vậy, ngay bây giờ các em phải chăm chỉ học tập, tự giác thường xuyên rèn luyện đạo đức, lối sống, kỹ năng sống.
Các em phải luôn nhớ và hiểu sâu sắc rằng kết quả học tập và rèn luyện tốt của chính bản thân các em là sự khẳng định uy tín nghề nghiệp, là niềm vui của các thầy, các cô, niềm tự hào của gia đình, là vị thế của nhà trường, là minh chứng để xã hội đánh giá quyết tâm lớn và của thầy và trò trường mình”.
Trên con đường xây dựng và phát triển của Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Quảng Trị sẽ còn nhiều khó khăn và thử thách, đòi hỏi sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh; đặc biệt là sự quan tâm sâu sát của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Sở Giáo dục và Đào tạo, sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan đơn vị trên địa bàn, gia đình học sinh…
Trong 5 năm qua (2015-2020), trường đã có những kết quả đáng khích lệ về thành tích học tập và giảng dạy: Các năm học 2015 – 2016, 2016 – 2017, 2017 – 2018, 2018 – 2019, 2019-2020 trường luôn đứng trong tốp đầu các trường có tỉ lệ học sinh thi đỗ Trung học phổ thông Quốc gia và vào các trường Đại học – Cao đẳng cao (Tỉ lệ học sinh thi Trung học phổ thông Quốc gia đạt từ 96,97% đến 100%; tỉ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường CĐ, ĐH đạt trên 90%).
Về chất lượng mũi nhọn: Đội tuyển Học sinh giỏi văn hóa khối 12 tham gia kì thi HSG cấp tỉnh đạt kết quả cao trong giải cá nhân và đồng đội thuộc các môn thi Ngữ văn, Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân.
Trong 5 năm qua Trường có 03 chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, 29 lượt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 02 cá nhân được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen, 06 cá nhân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen, 06 lượt tập thể và 18 lượt cá nhân được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tặng giấy khen.
Học chứ đừng hành!
Khoảng 3 năm trở lại đây, năm nào vào những tuần nhập học đầu tiên cũng ồn ào chuyện sách giáo khoa (SGK).
Ảnh minh họa
Năm học này, SGK "nóng" vì đắt tiền và khó mua.
Đầu năm học mới, một trường tiểu học ở quận 8, TP HCM thông báo danh mục sách, tập vở, đồ dùng học tập lớp 1 gồm 25 thứ với tổng giá 807.000 đồng/bộ. Phụ huynh than giá đắt. Khi sự việc được làm rõ thì mới tỏ trong 25 đầu mục đó chỉ có 8 cuốn SGK và sách tiếng Anh là bắt buộc mua, còn lại là tự chọn và cũng không ai được quyền buộc phụ huynh - học sinh phải mua. Nhà trường đã nhập nhèm khi không tư vấn rõ cho phụ huynh - học sinh biết. Khi sự việc lan ra thì dư luận được biết thêm nhiều trường hợp giống như vậy.
Đắt là một lẽ, nhiều người có tiền cũng mua không được, không đủ bộ. Đã xảy ra tình trạng khan hiếm sách bộ, sách lẻ, nhất là SGK đầu cấp - lớp 1 và lớp 6. Từ Hà Nội tới TP HCM cho đến nhiều tỉnh lẻ khác, phụ huynh phải chạy đôn chạy đáo lùng mua cho con mà không có. NXB Giáo dục Việt Nam - "anh cả" trong làng xuất bản SGK - thông tin: Sức mua những ngày gần đây tăng gấp 3 lần so cùng kỳ nên xảy ra hiện tượng thiếu cục bộ; đồng thời lý giải: "Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên nhu cầu mua sắm ở các địa phương có biến động so với mọi năm, giảm ở các vùng có dịch, tăng ở một số TP lớn. Việc mua sắm sách vở, đồ dùng học tập diễn ra chậm hơn mọi năm và dồn dập vào dịp sau khai giảng (so với mọi năm là trước khai giảng)".
Phải có đủ SGK cho học sinh, đó là trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT). Bất luận lý do gì dẫn tới thiếu SGK cũng không được chấp nhận, mà ở đây thiếu liên tục nhiều năm chứ chẳng phải lần này mới có. Đó là chưa nói sách bán chứ chẳng phải sách cấp phát, cho không.
Năm học 2020-2021 bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới cho học sinh lớp 1, cùng với đó là sự thay đổi SGK và học 2 buổi/ngày. Sách đã đắt, lại khó mua nhưng để đủ bộ thì phải mua rất nhiều, khoảng 20-23 đầu sách. Có cần thiết phải nhiều đến vậy đối với các em nhỏ chỉ vừa bước qua tuổi măng non? Mới lớp 1 mà mua nhiều sách tham khảo để làm gì! Bộ GD-ĐT đã có chủ trương giảm tải dạy và học, nhất là cấp tiểu học, nhưng thực tế thì thấy đang diễn biến ngược lại. Có phải nói mà không làm hay "trên bảo, dưới không nghe"?
Làm sao để trẻ cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui chứ không mang nỗi sợ đi học? Đáp án chính là giảm tải. Sức nặng đầu tiên cần phải trút bớt đó chính là SGK. Mà chính... SGK đã từng "dạy" cho nhiều thế hệ chúng ta chuyện này chứ đâu! Hãy nhớ lại bài thơ "Mèo con đi học" do Phan Thị Vàng Anh viết từ 45 năm trước, từng đăng trong sách Tập đọc lớp 1 rất nhiều năm:
"Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một chiếc bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con".
Đi học mà "chẳng mang thứ gì" - đấy là một sự ẩn dụ thâm thúy của thông điệp "học mà chơi", "học chứ đừng hành"; ứng với vấn đề thời sự hôm nay, nó như một lời kêu gọi: Hãy tiếp tục giảm tải dạy và học!
Nhà giáo đâu phải dân kinh doanh mà bán sách giáo khoa, sách bổ trợ "Tuyệt đối không ép buộc học sinh mua tài liệu tham khảo". Đây là yêu cầu được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra trong văn bản gửi ngành giáo dục các địa phương. Theo quy định, bộ sách giáo khoa lớp 1 mới theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 có 8 cuốn bắt buộc và 1 cuốn tự...