Nơi giá nước ‘cắt cổ’ 1 triệu đồng/m3

Theo dõi VGT trên

Vào thời điểm mùa khô, người dân phải chắt chiu từng đồng để mua nước sinh hoạt với giá cắt cổ.

Để chống chọi với tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng, người dân một số vùng ở Cà Mau đang phải gồng mình mua 1 m3 nước với giá 1 triệu đồng.

Hiện các vùng khan hiếm nước ngọt ở tỉnh Cà Mau tập trung tại các ấp 1, 2, 3 của xã Khánh Bình Tây Bắc (H. Trần Văn Thời); một phần xã Khánh An; ấp 6 (xã Khánh Lâm), xã Khánh Hòa (H.U Minh); xã Biển Bạch (H.Thới Bình). Ở các khu vực này, nguồn nước ngầm khoan được chỉ là phèn chua và mặn, không thể sử dụng được. Người dân phải chấp nhận nhịn mọi thứ khác để dành tiền mua nước ngọt. Trong khi đó, nhiều vật nuôi bị chết vì thiếu nước uống.

Chính quyền và dân đều khá

Đã nhiều năm qua, cứ vào mùa khô là hàng ngàn người dân ở các địa phương trên lại “chạy” nước. Bà Lê Thị Ken, ngụ ấp 1, xã Khánh Bình Tây Bắc, nói: “Giờ chỉ cần có nước ngọt, còn việc nước sạch, có hợp vệ sinh hay không, tôi không quan tâm. Bởi có nước ngọt xài là tốt rồi, nước ao đìa thì phèn đặc quánh, rửa mặt nước mắt chảy ròng, cay xè”.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thanh Thủy, chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Bắc, nhìn nhận hiện có khoảng 900 hộ dân ở nhiều ấp trong xã đang thiếu nước sạch để sinh hoạt trầm trọng. Hầu hết dân cư vùng này về đây từ chương trình nhận đất rừng giao khoán của Lâm ngư trường công ích Trần Văn Thời từ năm 1990. Và cũng từng ấy thời gian họ phải đối mặt, vật lộn với thiếu nước vào mùa khô.

Ông Nguyễn Văn Hai, ở ấp 2, nói: “Năm nay hạn lớn quá, các ao trữ nước đều cạn, phèn đặc quánh, tưới rau rau cũng chết. Nên nước sinh hoạt cho gia đình tôi 7 người đều phải mua, tiện tặn lắm 4 ngày cũng “bay” đứt 800 lít. Nếu có phương tiện chạy ra Co Xáng (xã Trần Hợi, H.Trần Văn Thời – PV) khoảng 6 cây số chở nước về thì giá 10.000 đồng một lu 100 lít. Nếu không có phương tiện chuyên chở thì giá nước bán tận nhà là 1 lít 1.000 đồng”. Nhưng mấy hôm nay, nước dưới kinh sắp cạn nên ghe chở nước bán cũng không vào. “Do mua giá 1.000 đồng/lít nước nên bà con chỉ dành nấu ăn và uống thôi. Phải ráng tìm phương tiện tự đi đổi nước để giảm chi phí”,ông Hai cho biết thêm.

Giống như xã Khánh Bình Tây Bắc, xã Biển Bạch do cấu tạo địa chất nên các hộ sống dọc sông Trẹm không thể khoan giếng được. “Nhiều hộ khoan giếng nhưng nước cũng bị nhiễm phèn, mặn không sử dụng được. Hiện tại, toàn xã Biển Bạch có hơn 1.600 hộ, trong đó có khoảng 50% hộ thiếu nước. Người dân phải trả 40.000 đồng cho lu nước ngọt. Ngay cả UBND xã cũng phải mua can nhựa nhờ cán bộ về nhà (những cán bộ nhà có nước ngọt – PV) lấy nước đến đơn vị dùng để tiết kiệm chi phí”, ông Trần Văn Tuấn, chủ tịch UBND xã Biển Bạch, chia sẻ.

Nơi giá nước cắt cổ 1 triệu đồng/m3 - Hình 1

Không có nước ngọt người dân phải sử dụng nước ao đìa

Chạy nước khó bội lần chạy gạo

Video đang HOT

Theo ghi nhận của PV, ở những khu vực trên, cuộc sống người dân đa phần ở mức nghèo và cận nghèo. Hằng ngày, họ phải “chạy” tìm cái ăn đã khó, giờ phải “chạy” thêm nước sinh hoạt, nên cuộc sống của họ càng khó khăn

Bà Lê Tuyết Nhi, ngụ xã Khánh Bình Tây Bắc, than: “Giá nước mua cao quá, gia đình tôi dồn nhiều ao nước lại thành một ao lớn để tiết kiệm chi phí. Nhưng ao nước dồn cũng đã cạn. Một ngày vợ chồng tôi làm thuê chỉ được hơn 100.000 đồng, nhưng phải mua nước với giá 1.000 đồng/lít; gia đình 4 người xài tiện tặn lắm cũng phải mất 50.000 đồng tiền nước. Trong khi gạo cho gia đình ăn mỗi ngày chỉ có 24.000 đồng”. Ông Nguyễn Văn Anh (chồng bà Nhi) kể thêm: “Để tiết kiệm nước, mỗi lần đi làm thuê ở các nơi có nước ngọt, vợ chồng tôi tranh thủ tắm rồi mới về. Gặp gia đình chủ dễ tính, tôi kêu 2 con cùng đến tắm, như thế nhà tôi mỗi ngày tiết kiệm hơn 4 kg gạo”.

Một người dân khác – ông Danh Anh, than thở: “Gia đình tôi khó khăn nên xài nước rất hà tiện. Nước rửa chén thì dành lại tưới rau, cho gà vịt uống, nước vo gạo thì để rửa rau… nói chung là tận dụng nguồn nước ngọt hết mức. Xài tiết kiệm, chi li như vậy mà mỗi tháng tốn cũng hơn 500.000 đồng tiền mua nước giếng”.

Vào thời điểm mùa khô, người dân phải chắt chiu từng đồng để mua nước sinh hoạt với giá cắt cổ. Ông Danh Anh tiếp lời: “Những hôm “lái nước” không đi bán mà nhà hết nước, tôi phải xách can đi mượn hàng xóm về xài đỡ. Ai cũng khó như mình, đâu có nước dư mà mượn nhiều, nhiều lúc tôi phải nhịn tắm để dành cho các con”.

Nghèo vì thiếu nước

Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Bắc, bà Nguyễn Thanh Thủy, thừa nhận: “Người dân gặp khó về nước làm trì trệ kinh tế gia đình, xã đa phần là dân nghèo, giờ tốn thêm một khoản không nhỏ cho tiền nước, đúng là khó vô cùng. Trung bình gia đình 4 nhân khẩu, mỗi ngày xài hết 400 lít nước giếng với giá 40.000 đồng”

Vùng Biển Bạch, giao thông đường thủy thuận tiện nên giá nước có phần “mềm” hơn vùng Khánh Bình Tây Bắc. Ở Biển Bạch, người dân phải mua nước ngọt để sử dụng với giá bình quân 40.000 đồng/m3; trung bình mỗi hộ dân phải chi từ 200.000 – 500.000 đồng/tháng để mua nước.

Trong khi đó, tuyến nước ngầm kéo từ Kinh 16, ấp Thanh Tùng, xã Biển Bạch với hơn 115 hộ dân đăng ký sử dụng, nhưng xài không bao lâu nước lại vàng vì nhiễm phèn. Chủ tịch UBND xã Biển Bạch Trần Văn Tuấn, lý giải: “Phèn trong nước nhiều quá, mới mở vòi thì nước có màu vàng sậm, lóng lại vài giờ nước trong, nhưng dưới đáy lu sệt quánh lớp phèn. Mỗi lần vậy, phải báo cán bộ Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Cà Mau vào sửa chữa và việc này cứ lặp đi lặp lại liên tục; có lần trạm hư gần cả tháng mới khắc phục được”.

Thực tế, trạm cấp nước này cũng chỉ mới đưa vào sử dụng vào cuối năm 2012, với tổng kinh phí đầu tư trên 3 tỉ đồng, nhưng cũng chẳng giúp gì được cho người dân.

Hỗ trợ dân mua bồn chứa nước mưa Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Giám đốc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Cà Mau, nói: “Thời gian qua, trung tâm đã xây dựng được một số công trình cung cấp nước sạch cho người dân ở một số địa phương. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của bà con. Trung tâm đang xin nguồn kinh phí để hỗ trợ người dân mua bồn chứa nước vào mùa mưa để sử dụng trong mùa khô. Nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời”.

Theo vietbao

Lợi ích giữa thủy điện và thủy lợi còn mâu thuẫn

Trước tình hình thiếu nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp vụ hè thu tới, hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng đã có cuộc họp để bàn cách phân chia nguồn nước trong cao điểm mùa khô này.

Ngày 10/5, đoàn công tác liên ngành của Bộ NN&PTNT đã có buổi làm việc với Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng về công tác chống hạn phục vụ sản xuất vụ hè thu 2013 và sinh hoạt của nhân dân ở hai địa phương.

Lợi ích giữa thủy điện và thủy lợi còn mâu thuẫn - Hình 1

Cuộc họp giữa lãnh đạo Tổng Cục thủy lợi (Bộ NN&PTNT) và hai địa phương Quảng Nam - Đà Nẵng trong việc chống hạn

Theo ông Nguyễn Minh Tuấn - Chi Cục trưởng Chi cục thủy lợi tỉnh QuảngNam: Vụ hè thu 2013 tỉnh Quảng Nam có kế hoạch sản xuất hơn 43.000 ha lúa và gần 60.000 ha màu. Trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới khoảng 38.000 ha lúa và 12.000 ha màu, diện tích cây trồng vụ hè thu còn lại chủ yếu sử dụng bằng nước trời.

Về thời vụ gieo trồng, theo kế hoạch, vụ hè thu 2013 tại Quảng Nam bắt đầu gieo sạ từ ngày 15/5 đối với khu vực sử dụng nước từ các hồ chứa; từ ngày 20/5 đối với khu vực sử dụng nguồn nước từ các trạm bơm, tập trung nhiều nhất ở hạ lưu sông Vu Gia - Thu Bồn.

Theo dự báo của ngành khí tượng thủy văn, vụ hè thu 2013 khu vực Trung bộ nói chung và Quảng Nam - Đà Nẵng nói riêng sẽ có nhiều đợt hạn hán nghiêm trọng, lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm, khả năng xảy ra lũ tiểu mãn ít, dòng chảy các sông chỉ đạt khoảng 60-70 % trung bình nhiều năm; khả năng xâm mặn lớn tại các cửa sông ảnh hưởng lớn đến sản xuất vụ hè thu....

Trong khi đó, đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Quảng Nam còn có 20/74 hồ thiếu nguồn nước phục vụ sản xuất vụ hè thu. Một số hồ có nguồn nước thiếu hụt lớn gây ảnh hưởng khô hạn cho khoảng 5.000 ha lúa hè thu...

Lợi ích giữa thủy điện và thủy lợi còn mâu thuẫn - Hình 2

Việc chống hạn vùng hạ du phụ thuộc rất nhiều vào việc xả nước của thủy điện, nhất là vào mùa khô

Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam dự báo, do lượng mưa thấp, dòng chày của các sông trên địa bàn giảm so với trung bình nhiều năm từ 30-40%, từ đó dẫn đến khả năng xâm mặn lớn ở các cửa sông; điều này sẽ gây thiếu nước cho 11.000 ha lúa hè thu và giai đoạn cuối vụ.

Để đảm bảo đủ lượng nước tưới cho vụ sản xuất hè thu theo như kế hoạch, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam đã tập trung nhiều biện pháp chống hạn, chống nhiễm mặn; trong đó chủ yếu tập trung các giải pháp phi công trình và công trình như: chuyển đổi cơ cấu giống, tuyên truyền nhân dân tiết kiệm nước và gieo sạ đúng lịch thời vụ, có kế hoạch xả nước theo từng đợt nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả đối với nguồn nước xả bổ sung trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn từ các hồ thủy điện, tiến hành nạo vét các đoạn sông, kênh bị ách tắt dòng chảy, kênh dẫn về bể hút các trạm bơm trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, đắp các đập ngăn mặn trên sông Vĩnh Điện để đảm bảo giữ ngọt cho các trạm bơm điện hoạt động, đắp đập tạm trên sông Quảng Huế nhằm tăng cường lượng nước hạ lưu sông Vu Gia...

Trong khi đó, tại TP Đà Nẵng, việc thực hiện các giải pháp chống hạn và chống nhập mặn cũng đã được ngành NN&PTNT và lãnh đạo UBND thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất hè thu theo hướng sử dụng cơ cấu cây trồng hợp lý để đảm bảo tưới tiêu cho hơn 2.000ha lúa, 350ha ngô và hơn 10.000 ha màu; đồng thời điều chỉnh cơ cấu giống theo hướng chú trọng các giống trung hạn và ngắn ngày. TP cũng yêu cầu các địa phương tuân thủ lịch gieo sạ thống nhất theo kế hoạch để bắt đầu đổ ải từ ngày 15-31/5.

Lợi ích giữa thủy điện và thủy lợi còn mâu thuẫn - Hình 3

Các con suối thượng nguồn Vu Gia - Thu Bồn cạn kiệt vào mùa khô

Đối với việc cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân TP Đà Nẵng, đại diện Công ty cấp thoát nước Đà Nẵng cho biết nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt của TP hiện tại là nguồn nước thô lấy từ trạm Cầu Đỏ và An Trạch. Hiện nay hệ thống điện cung cấp cho trạm An Trạch chưa có phương án chống sự cố (mất điện), nếu có xảy ra sự cố thì việc lấy nước cung cấp cho sinh hoạt của TP sẽ bị gián đoạn; trong khi nguồn nước tại Cầu Đỏ bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của việc tích nước tưới nước cho nông nghiệp vùng hạ du sông Vu Gia - Thu Bồn và phụ thuộc vào mức xả nước của các thủy điện thượng lưu.

Tại cuộc hợp, đại diện lãnh đạo hai Sở NN&PTNT Quảng Nam và Đà Nẵng đề xuất Bộ NN&PTNT hỗ trợ kinh phí để thực hiện các biện pháp chống hạn vụ sản xuất hè thu; sớm triển khai thực hiện biện pháp công trình bán kiên cố trên Quảng Huế nhằm đảm bảo phân lưu trong mùa kiệt (20% về Thu Bồn và 80% về Vu Gia); giao Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam từ 1/6 đến 31/8 tùy tình hình thời tiết làm việc với EVN, các nhà máy thủy điện có lịch điều tiết cụ thể của các nhà máy thủy điện phù hợp với việc sử dụng nước ở hạ du; trong trường hợp nguồn nước sông Vu Gia không đảm bảo sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất khu vực hạ lưu sông Vu Gia (bao gồm cả TP Đà Nẵng), chỉ đạo nhà máy thủy điện Đăk Mi 4 phải thực hiện xả nước qua cống xả sâu với lưu lượng và thời lượng cụ thể theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng nhằm bổ sung nguồn nước cho sông Vu Gia phục vụ sản xuất và sinh hoạt; sớm ban hành quy trình vận hành các hồ chức thủy điện trong mùa kiệt đối với các hồ thủy điện bậc thang trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn.

Tại cuộc họp, đại diện đoàn công tác của Bộ NN&PTNT đề nghị tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng tập trung cho công tác chống hạn, chống xâm mặn ở các cửa sông bằng các biện pháp cụ thể như: quan tâm xây dựng một số công trình thủy lợi mới, nhất là các hồ chứa hỗ trợ cho mùa khô và các trạm cung cấp nước, các đập vùng hạ lưu Vu Gia - Thu Bồn để ngăn chặn ngập mặn; thực hiện đúng lịch gieo trồng vụ hè thu bắt đầu từ 15 đến 31/5; sử dụng nguồn có sẳn và điều tiết phù hợp cho hạ du.

Theo ông Đặng Duy Hiển - Phó vụ trưởng Vụ Quản lý công trình thủy lợi - Tổng Cục thủy lợi (Bộ NN&PTNT), hai địa phương cần tiếp tục rà soát, bổ sung hoàn chỉnh phương án chống hạn; chuẩn bị giống đảm bảo cơ cấu giống trong sản xuất hè thu và nạo vét các công trình thủy nông nội đồng; phát động phong trào ra quân làm thủy lợi chống hạn; Công ty cấp thoát nước chủ động Đà Nẵng bơm nước trong thời gian xả nước của các nhà máy thủy điện để tăng lượng lưu trữ để đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt của nhân dân hết màu khô năm nay...

Ông Đặng Duy Hiển cũng cho rằng, bước đầu các bên đã có tiếng nói chung giải quyết câu chuyện chống hạn, trên cơ sở cơ bản thống nhất và giải quyết từng bước các kiến nghị của tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng.

Trước đó, tỉnh Quảng Nam cũng đã nhiều lần kiến nghị sớm ban hành quy chế vận hành liên hồ trong mùa kiệt trên hệ thống Vu Gia - Thu Bồn. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh, đến nay quy trình này vẫn chưa có nên rất khó khăn trong việc điều tiết nước phục vụ nông nghiệp vào mùa khô.

"Trong khi chờ đợi cần phải có quy chế tạm thời để có những ràng buộc mang tính pháp lý", đại diện Sở NN&PTNT Quảng Nam phát biểu.

Ngày 10/5, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, lãnh đạo tỉnh vừa phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật dự án đầu tư xây dựng công trình đào vét, khai thông dòng chảy hạ lưu sông Vu Gia - Thu Bồn để chống hạn, nhiễm mặn năm 2013 và xây dựng đập tạm trên sông Quảng Huế (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) với tổng mức đầu tư hơn 1,2 tỉ đồng. Công trình đào vét, khai thông dòng chảy hạ lưu sông Vu Gia - Thu Bồn sẽ có các hạng mục là đào vét lạch dẫn vào bể hút trạm bơm Ái Nghĩa; khai thông đoạn đầu sông Lạc Thành và đoạn đầu sông Vĩnh Điện. Riêng việc xây dựng đập tạm trên sông Quảng Huế là nhằm để điều tiết dòng chảy đưa nước trả về sông Vu Gia, cải thiện tình trạng thiếu nước lâu nay cho hơn 1,5 triệu người dân và hơn 10.000 ha lúa ở vùng hạ lưu ở hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng.

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

An Giang: Sập cầu T6 khiến xe tải chở 30 tấn gạch rơi xuống kênh
13:26:34 13/11/2024
Lốc xoáy khiến 36 nhà dân ở thị xã Đức Phổ bị tốc mái
14:11:22 13/11/2024
Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể
19:21:02 13/11/2024
Xác minh clip sau va chạm giao thông, người đàn ông bị còng tay
15:22:37 13/11/2024
Phạt nặng 2 phòng khám ở TPHCM hù dọa để "moi tiền" thai phụ trên bàn mổ
13:28:59 14/11/2024
Một phụ nữ tử vong sau khi tiểu phẫu, tiêm thuốc tại nhà trọ ở TP.Thủ Đức
22:33:22 14/11/2024
TP.HCM bất ngờ mưa to trắng trời, sấm sét lớn
11:13:02 13/11/2024
Bão số 8 suy yếu, hai bão Usagi và Man-yi nối đuôi nhau gây tình hình phức tạp
13:02:34 13/11/2024

Tin đang nóng

Căng: 1 Hoa hậu phạm "trọng tội" với chủ tịch Miss Universe ngay trước bán kết
06:27:49 15/11/2024
Kỳ Duyên ngay trước giờ G Bán kết Miss Universe: Thần sắc tươi tắn, hô vang Việt Nam đầy tự hào trong tổng duyệt
09:06:32 15/11/2024
Từ Nhược Tuyên đã bị sốc khi được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp
06:37:02 15/11/2024
Đặc quyền chỉ Triệu Lộ Tư mới có
06:03:07 15/11/2024
Bức ảnh bóng lưng của Subeo gây kinh ngạc
06:41:29 15/11/2024
Kỳ Duyên công bố 2 chiếc đầm dạ hội mang tính quyết định ở Miss Universe, thiết kế ra sao mà fan tranh cãi?
08:11:58 15/11/2024
Hoa hậu Khánh Vân vướng tranh cãi: Quẩy quên hình tượng tại đám cưới đồng giới, công khai "khóa môi" 1 sao nữ
08:27:32 15/11/2024
Mang con dâu về nhà ngoại để trả, mẹ chồng ê chề xin đón lại khi con dâu chìa ra vài tờ giấy
07:33:00 15/11/2024

Tin mới nhất

Bình Dương: Tài xế có nồng độ cồn rất cao gây tai nạn liên hoàn, 1 người tử vong

10:03:18 15/11/2024
Tại đây, xe của Hùng va chạm với xe máy của bà Nghiêm Bích Ngọc (sinh năm 1970, ngụ Bình Dương). Không dừng lại sau va chạm, tài xế tiếp tục bỏ chạy, đâm trúng bà Ngô Thị Thu Hà (sinh năm 1972) khi bà đang đi bộ và kéo lê bà trên đường.

Mua pháo về nhà tự chế, nam thanh niên 27 tuổi tử vong

05:55:54 15/11/2024
Theo chính quyền địa phương, N.T.A. (27 tuổi, ở TP Hà Giang) mua pháo về nhà tự chế, bất ngờ pháo phát nổ khiến nam thanh niên tử vong.

Bão Toraji chưa tan, bão Usagi đã ngấp nghé Biển Đông

20:06:54 14/11/2024
Trong khi bão số 8 (Toraji) mạnh cấp 8, giật cấp 10 đang hoạt động trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông thì một cơn bão khác có tên quốc tế Usagi đang tiến sát Biển Đông.

Xuất hiện đợt triều cường mới ở ven biển Đông Nam Bộ

12:41:00 14/11/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ tháng 12/2024 đến tháng 1/2025, tại khu vực ven biển Đông Nam Bộ khả năng xuất hiện 4 đợt triều cường.

Nỗi lo lũ quét của thầy trò trường vùng cao Nghệ An

11:35:17 14/11/2024
Được biết, vấn đề này trước đây cũng được UBND xã Lượng Minh khảo sát nhưng do địa phương còn nghèo, không đủ nguồn lực nên xã đang đề xuất sự hỗ trợ của cấp trên cũng như các nhà hảo tâm trong việc chuyển trường.

Gia Lai: Nước đã rút, thôn Mơ Nang 2 hết bị cô lập

11:32:54 14/11/2024
Sáng ngày 14-11, ông Lê Hữu Hưng, Chủ tịch UBND xã Kim Tân (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) cho biết, người dân thôn Mơ Nang 2 (xã Kim Tân) đã hết bị cô lập.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

11:25:13 14/11/2024
Sự cố không gây thương vong về người nhưng khiến đường sắt Bắc - Nam qua Hà Tĩnh bị ách tắc. Hành khách trên tàu SE7 sau đó được hỗ trợ di chuyển bằng ô tô về khu vực ga Chu Lễ.

Điều tra vụ nổ nhà dân ở Bắc Giang làm một người tử vong

11:23:10 14/11/2024
Hậu quả làm anh C. tử vong, nhà ở bị hư hỏng nặng. Ngoài ra không có ai khác trong gia đình anh C. bị thương.

Bạc Liêu chuẩn bị ứng phó với triều cường có cường độ rất mạnh

11:20:35 14/11/2024
Khi có thông báo triều cường, cảnh báo mưa lớn, người dân cần chủ động theo dõi, kê cao đồ đạc để tránh bị ngập, tuân thủ lịch mùa vụ trong sản xuất.

Vụ lật xe chở dăm gỗ ở Bình Định: Chia sẻ nỗi đau người ở lại, mong pháp luật xử lý nghiêm

20:11:25 13/11/2024
Thời điểm xảy ra vụ tai nạn, cơ quan chức năng làm việc với tài xế lái xe và chủ doanh nghiệp này. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng cho biết, đây là loại ô tô tải có mui, được sản xuất năm 2008, niên hạn sử dụng đến năm 2033; được phép c...

Đường sắt Bắc - Nam qua Hà Tĩnh ách tắc do sự cố tàu trật bánh

20:07:38 13/11/2024
Sau khi xảy ra vụ cố, ngành đường sắt đã phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan phong tỏa khu vực, huy động phương tiện, nhân lực đến hiện trường cứu hộ, cứu nạn.

Chủ tịch xã ở Nghệ An để lại thư, tử vong trong tư thế treo cổ

18:58:45 13/11/2024
Ông H.Đ.H, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hoàn (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) vừa được người thân phát hiện tử vong trong tư thế treo cổ.

Có thể bạn quan tâm

Bạn gái của Huỳnh Hiểu Minh bị chồng cũ gọi là "Kẻ nói dối"

Sao châu á

10:02:09 15/11/2024
Trong khi Diệp Kha cố gắng dập tắt tin đồn bằng cách ngừng sử dụng mạng xã hội thì chồng cũ của cô là Marx Vương lại trở thành tâm điểm chú ý khi tuyên bố kiện Diệp Kha.

Chân dung nhân vật gây tranh cãi được ông Trump đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp

Thế giới

10:00:10 15/11/2024
"Trong vài tuần qua, tôi và gia đình đã trở thành nạn nhân của một vụ tống tiền có tổ chức liên quan đến một cựu quan chức Bộ Tư pháp muốn có 25 triệu USD bằng cách đe dọa bôi nhọ tên tuổi của tôi", ông Gaetz tuyên bố khi đó.

Chuyện lạ có thật: Con rể giống bố vợ như đúc, chuyện tình của nhân vật chính còn gây bất ngờ hơn!

Netizen

09:44:57 15/11/2024
Xu hướng chọn người yêu/ bạn đời giống bố mẹ mình là điều đã được thực tế chứng minh và các nhà tâm lý lý giải. Dẫu vậy chuyện con rể - cha vợ hay con dâu - mẹ chồng giống đến mức gây nhầm lẫn thành con ruột

Cách phối áo khoác với trang phục mùa lạnh

Thời trang

09:34:25 15/11/2024
Dù nàng yêu thích diện trang phục dệt kim, các bản phối công sở với sơ mi và quần tây hay các set đồ phối sẵn tiện dụng thì để hoàn thiện outfit, áo khoác dài là item không thể thiếu.

Ngay từ khi bước chân vào nhà bạn trai, tôi đã thấy cánh cửa tương lai đang khép dần lại bởi một câu nói tưởng chừng vô tình nhưng lại sắc bén như dao cạo của mẹ anh

Góc tâm tình

09:27:45 15/11/2024
Ánh mắt bà như xoáy sâu vào chiếc túi xách của tôi, đôi mắt lạnh lùng đầy toan tính, khiến không khí giữa chúng tôi như ngưng lại trong sự dè bỉu.

Sự kiện khủng quy tụ dàn sao Vbiz: Lộ thái độ nhà Gil Lê với Xoài Non, chi tiết liên quan Hoàng Thuỳ Linh gây chú ý

Sao việt

09:13:10 15/11/2024
Nhiều chị đẹp góp mặt tại sự kiện, đồng thời đây là lần hiếm hoi Hoàng Thuỳ Linh có động thái gây chú ý sau thời gian ở ẩn sinh con đầu lòng.

NSND Kim Xuân lần đầu làm mẫu áo dài cho Võ Việt Chung

Phong cách sao

08:54:15 15/11/2024
Lần đầu làm người mẫu áo dài cho nhà thiết kế Võ Việt Chung, NSND Kim Xuân gây ấn tượng mạnh với hình ảnh mặn mà, quý phái và sang trọng.

Hoa sữa về trong gió - Tập 51: Khang bị đổ tội oan?

Phim việt

08:47:22 15/11/2024
Chính Khang là người báo cáo hành vi sai phạm trong đấu thầu cho sếp nhưng cuối cùng giờ lại trở thành người cũng bị chịu chung trách nhiệm.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Sức khỏe

08:41:52 15/11/2024
Xuất hiện tình trạng tay yếu và vụng về, đau cơ, chuột rút, gây khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật, cài nút quần áo, sử dụng điện thoại, lái xe hoặc đọc sách.

Black Myth: Wukong phiên bản "fan made" miễn phí 100% cập nhật nội dung mới, bổ sung thêm nhiều boss

Mọt game

08:18:25 15/11/2024
Black Myth: Wukong rõ ràng là một tựa game cực kỳ chất lượng, thế nhưng chắc chắn không phải 100% game thủ ưa thích nó đều có cơ hội trải nghiệm.

Chiêm ngưỡng biệt điện Bảo Đại ở hồ Lắk

Du lịch

08:04:30 15/11/2024
Trong thời gian tại vị, vua Bảo Đại đã xây dựng nhiều biệt điện trên mảnh đất Tây nguyên để nghỉ ngơi, săn bắn. Trong đó, biệt điện nằm trên ngọn đồi cao hướng về hồ Lắk (thị trấn Liên Sơn, H.Lắk, Đắk Lắk) có vẻ đẹp lạ mắt.