Nói ‘Đường Tăng thỉnh kinh đi qua Đà Nẵng’… không sao?

Theo dõi VGT trên

Xã hội sẽ như thế nào nếu như đa phần công dân tương lai cho rằng Trương Định là em của… Trương Phi hay Đường Tăng trên đường sang Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh đã đi qua “Ngũ Hành Sơn” của Đà Nẵng?

Không cần nắm nhân vật, sự kiện?

Một số học giả, nhà nghiên cứu theo hướng hiện đại gần đây cho rằng cách giảng dạy môn Lịch sử trong nhà trường ở nước ta đang rất báo động. Nhiều phân tích được đưa ra để lý giải hiện tượng một số học sinh THCS nghĩ “Nguyễn Du và Nguyễn Huệ là một người hay Quang Trung và Nguyễn Huệ là bạn cùng chiến đấu”(?) Trong số đó, có ý kiến của người trong nghề cho rằng, kiểm tra cách nhớ tên nhân vật, sự kiện theo kiểu học thuộc đối với học sinh là một dạng “tư duy lạc hậu” trong giáo dục lịch sử.

Trước hết, cần thừa nhận một người không thể giỏi hoặc đam mê mọi lĩnh vực. Tuy nhiên không phải ngẫu nhiên mà nhân loại trên khắp thế giới đều đưa các môn học như Toán, Lí, Hóa hay Văn, Sử, Địa… vào chương trình giáo dục phổ thông. Đơn giản vì đây là những kiến thức nền tảng cho mỗi con người và của mọi nền giáo dục thời hiện đại.

Ai đó có thể nói rằng môn thống kê quan trọng trong cuộc sống hơn môn đại số, nhưng bạn không thể học môn này nếu không nắm kiến thức toán học cơ bản, như thuộc bảng cửu chương, hằng đẳng thức hay cộng, trừ, nhân, chia phân số.

Đồng ý rằng lịch sử không chỉ là các sự kiện hay nhân vật, nhưng cũng giống như khi học ngoại ngữ, không ai có thể nói mình giỏi một ngôn ngữ mà không biết nhiều từ vựng của nó. Muốn “tìm hiểu, khám phá quá khứ, dùng các sự thật đã được khám phá đó để tham chiếu và giải thích hiện tại”, trước hết chúng ta phải nắm rõ các sự kiện và nhân vật quá khứ. Mặc dù các sự kiện đó có thể không chính xác tuyệt đối, nhưng xét trên diện rộng, sự hưng thịnh của một nền văn hóa hay quốc gia về cơ bản là đáng tin cậy. Vì đó là tiến trình chứ không thuần túy là sự kiện đơn lẻ và những sự kiện then chốt góp phần kết thúc một tiến trình thường được ghi chép bởi không chỉ một vài người.

Video đang HOT

Thật đáng lo khi một nhà chuyên môn lịch sử lại có thể cho rằng học sinh sẽ được gọi là “khôn ngoan” nếu biết hỏi lại: “Tại sao em phải biết Quang Trung là ai?”, “Em nhầm Nguyễn Huệ với Nguyễn Du thì đã sao ạ?”. Xã hội sẽ như thế nào nếu như đa phần công dân tương lai cho rằng Trương Định là em của… Trương Phi hay Đường Tăng trên đường sang Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh đã đi qua “Ngũ Hành Sơn” của Đà Nẵng?

Thời nào cũng vậy, môn lịch sử rất ít khi tạo nên “hứng thú” cho đa phần học sinh, đặc biệt là cấp THCS. Ở lứa tuổi này, khái niệm “trải nghiệm” cuộc sống khi học môn lịch sử có thể coi là xa xỉ, chứ chưa nói đến đòi hỏi về “đa dạng và đa chiều” trong tư duy của các em.

Chúng ta hay bàn đến những bất cập và “lạc hậu” trong tư duy giáo dục lịch sử cho học sinh, rồi đưa ra hàng loạt giải pháp đao to, búa lớn, và “sặc mùi” khoa học. Tuy nhiên, liệu đã có bao nhiêu người lớn ngồi lại hỏi trực tiếp các em thực sự muốn gì và cần phải làm thế nào để tăng hiệu quả môn học này? Đã có bao nhiêu khảo sát nghiên cứu nghiêm túc để tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp thực tế?

Hay phải chăng chúng ta đang nhìn nhận vấn đề bằng cách nhìn của người lớn – đa phần là những người yêu sử, và các giải pháp đưa ra mang hơi hướng chuyên gia hoặc cóp nhặt từ bên ngoài?

Nói &'Đường Tăng thỉnh kinh đi qua Đà Nẵng'... không sao? - Hình 1

Cảnh tượng xé đề cương môn Sử khi có thông tin không thi tốt nghiệp môn này năm 2013.Ảnh cắt từ clip

Áp đặt và thiếu vắng bức tranh tổng thể

Tham khảo một vài cuốn giáo khoa lịch sử bậc THCS hiện nay, từ cách nhìn của một người ngoại đạo môn lịch sử, có thể đưa ra một vài nhận định dưới đây:

Thứ nhất, môn Lịch sử được đưa vào giảng dạy sớm hơn rất nhiều các môn học khác. Trong khi đó, để có thể hiểu và ngấm được kiến thức cốt lõi các bài học trong SGK, học sinh phải có kiến thức bổ trợ khác. Khi được học về người nguyên thủy hình thành và phát triển như thế nào (bài 3), học sinh lớp 6 còn chưa hề có khái niệm về cổ sinh học, thuyết tiến hóa, khảo cổ học và đặc biệt là triết học.

Việc thiếu hụt kiến thức địa lý, triết học khiến các bài học về nhà nước cổ đại phương Đông hay các quốc gia cổ đại phương Tây thuần túy chỉ là thuật ngữ, rất khó cho HS hình dung vấn đề ở dạng không gian hoặc xâu chuỗi sự kiện ở dạng thời gian. Người lớn có cái nhìn tổng quát và đa chiều hơn chủ yếu là nhờ sử dụng kiến thức bổ trợ được học sau này để nhìn lại kiến thức lịch sử học trước đó.

Thứ hai, trong phần học về lịch sử dân tộc, học sinh không hề được cung cấp một bức tranh tổng thể và các dấu mốc then chốt của lịch sử đất nước từ buổi đầu dựng nước, thời kỳ Bắc thuộc đến giai đoạn tự chủ, độc lập dân tộc. Thiếu bao quát và một tầm nhìn phối cảnh khiến HS chỉ tập trung, bó hẹp vào từng bài học cụ thể một cách buồn chán.

Thiếu hụt cách nhìn nhận vấn đề dạng hệ thống và không định vị được những thứ mình đang học trên đường thời gian nên chuyện HS nhầm Nguyễn Du với Nguyễn Huệ vẫn còn là nhẹ (ít nhất hai vị này sống cùng thời). Thực tế, đa số HS không quan tâm đến việc này không phải vì khó nhớ, mà là do tác động và ảnh hưởng bởi các nhân tố xã hội khác.

Thứ ba, nhiều kiến thức lịch sử trong SGK được biên soạn theo cách áp đặt về nhân sinh quan và định hướng chính trị, thay vì đưa ra các phát hiện khảo cổ, sự kiện và diễn tiến trong quá khứ để có thể khơi gợi tìm tòi, hay sử dụng khả năng phân tích nhằm tìm cách giải thích cho mối quan hệ “nguyên nhân – kết quả” theo cách hiểu của từng người. Ở đây, vai trò của người dạy sử có chăng chỉ nên là người hỗ trợ và hướng dẫn học sinh về phương pháp và công cụ.

Trên hết, “lịch sử là một câu chuyện chúng ta nói chúng ta là ai” (Sue Peabody). Giáo dục lịch sử theo đường hướng Quốc gia hay Quốc dân đều có một mục đích chung, đó là hiểu biết về quá khứ, học hỏi từ những thành công và cả sai lầm trong quá khứ để biết mình phải làm gì cho bản thân, tổ chức, đất nước và nhân loại. Không ai có thể xây đắp lòng ái quốc và tự hào dân tộc trên một nền tảng thiếu vắng lịch sử.

Việc nhiều HS kém kiến thức lịch sử dân tộc là một thực tế đáng buồn và cần được can thiệp kịp thời của toàn xã hội, đặc biệt là ngành giáo dục. Phương pháp tiếp cận tiên tiến trong giáo dục lịch sử không thiếu, nhưng cái cốt lõi đó chính là cần tạo dựng một nền tảng xã hội và thể chế dung hợp, lấy giá trị dân tộc làm nền tảng, nơi mỗi công dân không còn bàng quan với cộng đồng và dân tộc.

Khi đó môn lịch sử sẽ không bao giờ khô khan và nhàm chán.

Theo vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin đang nóng

3,5 triệu người phát sốt vì Lisa (BLACKPINK) tự đăng ảnh hẹn hò bạn trai CEO3,5 triệu người phát sốt vì Lisa (BLACKPINK) tự đăng ảnh hẹn hò bạn trai CEO
14:17:49 10/01/2025
Hình ảnh chưa từng thấy của Cường Đô La khi vắng bóng Đàm Thu TrangHình ảnh chưa từng thấy của Cường Đô La khi vắng bóng Đàm Thu Trang
14:14:35 10/01/2025
Clip sốc: Nam ca sĩ hạng A giật 1 cô gái khỏi taxi, khiến đối phương ngã sấp mặt xuống đườngClip sốc: Nam ca sĩ hạng A giật 1 cô gái khỏi taxi, khiến đối phương ngã sấp mặt xuống đường
15:04:31 10/01/2025
Kết cục trái chiều sau 6 năm ly hôn của Song Hye Kyo - Song Joong Ki: Người được khen, kẻ bị phàn nànKết cục trái chiều sau 6 năm ly hôn của Song Hye Kyo - Song Joong Ki: Người được khen, kẻ bị phàn nàn
15:07:12 10/01/2025
Song Hye Kyo chưa bao giờ "xấu" đến thếSong Hye Kyo chưa bao giờ "xấu" đến thế
14:43:39 10/01/2025
Chuyện tình 10 năm chưa cưới của tài tử "Trò chơi con mực" và nữ đại giaChuyện tình 10 năm chưa cưới của tài tử "Trò chơi con mực" và nữ đại gia
13:54:26 10/01/2025
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt canxiDấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt canxi
16:48:02 10/01/2025
Hot nhất MXH: Ngu Thư Hân và Vương Hạc Đệ cạch mặt vì 1 người đòi theo đuổi, 1 chi tiết khiến 140 triệu người phản ứng gắtHot nhất MXH: Ngu Thư Hân và Vương Hạc Đệ cạch mặt vì 1 người đòi theo đuổi, 1 chi tiết khiến 140 triệu người phản ứng gắt
18:01:00 10/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tổng thống đắc cử Trump có thể bị tuyên án ngày 10/1 trong vụ án 'tiền mua sự im lặng'

Tổng thống đắc cử Trump có thể bị tuyên án ngày 10/1 trong vụ án 'tiền mua sự im lặng'

Thế giới

19:24:40 10/01/2025
Phiên tòa tuyên án được lên lịch vào 9h30 sáng thứ Sáu, 10/1 (theo giờ địa phương). Theo một người quen thuộc với các kế hoạch, ông Trump sẽ xuất hiện trực tuyến, tham gia phiên tòa từ dinh thự Mar-a-Lago.
Gây thiệt hại hơn 14 tỷ đồng, 13 bị cáo lĩnh án

Gây thiệt hại hơn 14 tỷ đồng, 13 bị cáo lĩnh án

Pháp luật

18:32:16 10/01/2025
Cụ thể, các bị cáo đã chuyển nhượng 30 thửa đất rừng sản xuất và 7 trường hợp rừng phòng hộ, 15 thửa đất rừng sản xuất, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 14 tỷ đồng.
Minh Tuyết, Minh Hằng sốc với kết quả công diễn 5 "Chị đẹp đạp gió 2024"

Minh Tuyết, Minh Hằng sốc với kết quả công diễn 5 "Chị đẹp đạp gió 2024"

Tv show

18:22:48 10/01/2025
Trailer Tập 13 Chị đẹp đạp gió 2024 hé lộ diễn biến phần loại trừ từ căng thẳng, hồi hộp đến sợ hãi với kết quả chung cuộc của công diễn 5.
Sao Việt 10/1: Hồ Ngọc Hà đọ sắc Lưu Diệc Phi, Anne Hathaway

Sao Việt 10/1: Hồ Ngọc Hà đọ sắc Lưu Diệc Phi, Anne Hathaway

Sao việt

18:09:40 10/01/2025
Hồ Ngọc Hà có mặt tại Thượng Hải tham dự triển lãm trang sức đón Tết Ất Tỵ của Bvlgari với vai trò bạn thân thương hiệu .
Nguyễn Xuân Son "vượt trội" Supachok

Nguyễn Xuân Son "vượt trội" Supachok

Sao thể thao

17:56:45 10/01/2025
Trong cuộc bầu chọn do AFF Cup tổ chức, tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận được số phiếu bầu vượt trội tại hạng mục Tiền đạo xuất sắc nhất .
Sao nam bị nghi lừa bán 500 đồng nghiệp sang biên giới Thái Lan: Gia đình mất liên lạc, lo đã bị thủ tiêu

Sao nam bị nghi lừa bán 500 đồng nghiệp sang biên giới Thái Lan: Gia đình mất liên lạc, lo đã bị thủ tiêu

Sao châu á

17:11:16 10/01/2025
Trước khi mất tích, Nhan Tuấn Phong đăng bài ẩn ý về việc muốn quay lại . Xoay quanh việc biến mất của nam diễn viên, cư dân mạng cho nhiều ý kiến trái chiều.
Hôm nay nấu gì: Cơm tối đậm đà, cả nhà ngon miệng

Hôm nay nấu gì: Cơm tối đậm đà, cả nhà ngon miệng

Ẩm thực

17:08:18 10/01/2025
Đều là những món ăn thân thuộc nhưng khi kết hợp với nhau trong một bữa lại đem đến cảm giác hấp dẫn vô cùng cho cả nhà.
Nước rửa bát có độc hại không?

Nước rửa bát có độc hại không?

Sức khỏe

16:48:05 10/01/2025
Mặt khác, có nhiều thông tin cho rằng một số loại nước rửa bát có hàm lượng formaldehyde (chất gây ung thư) vượt mức cho phép, khiến người dùng lo ngại về nguy cơ mắc bệnh.
Đối thủ của Black Myth: Wukong đạt thành tích vô tiền khoáng hậu, xứng đáng là game hay nhất năm?

Đối thủ của Black Myth: Wukong đạt thành tích vô tiền khoáng hậu, xứng đáng là game hay nhất năm?

Mọt game

16:03:58 10/01/2025
Tựa game đang được nhắc tới trong câu chuyện lần này là Astro Bot - một trong những trò chơi mà có lẽ các fan của Black Myth: Wukong sẽ cảm thấy khó chịu nhiều nhất.
Uống nước chanh hạt chia có giúp giảm cân không?

Uống nước chanh hạt chia có giúp giảm cân không?

Làm đẹp

15:27:17 10/01/2025
Một khẩu phần hạt chia thông thường (tương đương hai thìa canh) cung cấp khoảng 11 gam chất xơ. Chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, làm chậm quá trình hấp thụ thức ăn và giúp no lâu hơn, có thể góp phần giảm lượng calo tiêu thụ trong ngày.