‘Nổi da gà’ với những bộ tộc săn đầu người trên thế giới
Săn đầu người đã trở thành một nghi thức cúng tế không thể thiếu được ở các bộ tộc xưa, được tiến hành để chứng minh sức mạnh của người đàn ông, để tước đoạt quyền lực của đối thủ, biến người đó thành nô lệ ở thế giới bên kia. Dưới đây là 10 bộ tộc từng săn đầu người nổi tiếng trong lịch sử.
10. Bộ tộc Maori
Những người định cư ở Polynesia này được gọi với cái tên khác là Maori đã tạo ra ngôn ngữ và văn hóa riêng của mình. Họ đã hình thành các nhóm bộ lạc dựa theo phong tục của quần đảo, và ở các bộ lạc này, dần hình thành nên nền văn hóa chiến binh mạnh mẽ.
Ảnh: Gottfried Lindauer
Kết quả là phong tục săn đầu người đã xuất hiện trong các cuộc tấn công và chiến tranh. Sau khi tiêu diệt kẻ thù, người Maori sẽ bảo vệ cẩn thận thủ cấp của đối thủ bằng cách loại bỏ não, mắt, bịt kín miệng, lỗ mũi và sau đó hun phần đầu qua lửa, bước cuối cùng là để phơi ngoài nắng. Làm như thế để các hình xăm và các đặc điểm khuôn mặt của nạn nhân vẫn có thể nhận ra được và như vậy, những chiếc đầu đã trở thành những chiếc cúp lưu niệm đặc biệt.
Tộc người Maori là một trong những bộ tộc nổi tiếng nhất từng tham gia cả hai việc đó là săn đầu và ăn thịt đối thủ.
9. Bộ tộc Sumba
Người Sumba sinh sống ở một hòn đảo rất nhỏ ở Sumba, Indonesia. Người ở các bộ tộc Sumba phương Đông và phương Tây đều tham gia vào việc săn đầu người vì nhiều lý do khác nhau. Các cư dân ở bộ tộc phương Đông săn đầu người phần lớn để thể hiện cuộc chinh phục lãnh thổ, trong khi người Sumba ở phương Tây đã coi đó như một hành động trả thù.
Ảnh: Wikimedia
Nhưng họ vẫn có điểm chung đó là giữ và bảo quản những chiếc đầu lâu đã săn được. Người phương Đông sẽ treo đầu lâu trong thời chiến. Nhưng ở thời bình, họ sẽ chôn xuống đất. Còn người phương Tây, họ cũng có khi trả lại thủ cấp cho gia đình của người bị chặt đầu. Họ sẽ giữ lại mái tóc để phục vụ cho điều gì đó ” huyền bí”, chẳng hạn như một số việc pha chế nhất định.
Người Scythia ban đầu là những người du mục Á-Âu gốc Iran di cư từ Trung Á về phía nam nước Nga và Ukraine và gây dựng ra một đế chế giàu có, mạnh mẽ ngày nay gọi là Crimea. Người Scythia ở châu Âu được biết đến là những tay kỵ sĩ xuất sắc và những kẻ săn đầu người Aryan xuống tay vô cùng man rợ đến nỗi nhà sử học Herodotus đã phải có những bài viết về các bộ lạc đó. Thậm chí còn có ghi chép kể lại rằng những người cai trị xứ sở Ba Tư đã dành phần lớn sự nghiệp của mình để tiêu diệt người Scythia. Họ chiến đấu để sống và sống để chiến đấu.
Ảnh: Viktor Vasnetsov
Họ là những xạ thủ xuất sắc, sống và chiến đấu trên lưng ngựa bằng cung tên. Sau khi hạ gục đối phương, người Scythia thường cắt cổ họng kẻ thù, bất kể tuổi tác hay giới tính của họ có như thế nào đi nữa, họ xẻ hộp sọ ra để làm ly uống nước.
7. Bộ tộc Wa
Bộ tộc Wa sinh sống ở vùng cao nguyên phía đông Myanmar và tỉnh Vân Nam phía tây nam Trung Quốc. Niềm tin tôn giáo của người Wa nằm ở sự hy sinh, hiến tế máu. Họ sẽ thường giết gà, lợn, trâu, và các động vật khác, đôi khi được sử dụng chúng như vật tế cho đám cưới, đám tang, và các sự kiện cộng đồng khác.
Ảnh: Evangelos Petratos
Người Wa sống ở vùng cao hẻo lánh của biên giới Trung Quốc – Myanmar cũng nổi tiếng vì bạo lực của họ. Một số bộ lạc Wa được gọi là người Wa “hoang dã” vì họ có phong tục săn đầu người. Họ có một mùa nhất định trong năm để phục vụ cho hoạt động săn đầu kẻ thù, đó là khi bộ lạc cần thêm phân bón để giúp chăm bón cho cây trồng.
6. Montenegrins
Người Montenegro là tộc người có khao khát săn đầu người mãnh liệt, họ còn thậm chí tập luyện săn thử vào cuối những năm 1912. Sau khi lấy đầu của kẻ thù, họ sẽ mang theo bằng mớ tóc của kẻ bị chặt đầu để truyền linh hồn của nạn nhân sang cho mình. Ta có thể tìm thấy người Montenegro ở châu Âu, và họ chủ yếu nhắm vào người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman khi đi săn. Người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman cũng là những kẻ đi săn đầu người nhưng ít bạo lực hơn khi tấn công.
Video đang HOT
Ảnh: panacomp.net
Ở Montenegro, săn đầu người là một việc phụ trong chiến tranh và chỉ đóng một vai trò nhỏ trong cuộc tấn công, đặc biệt là khi người ta sống đủ gần để “đấu khẩu” trực tiếp. Vì người Montenegro không tìm kiếm xung đột hay rắc rối từ những người láng giềng lân cận, nên các cuộc tấn công quy mô lớn và săn đầu người chỉ dành để đối phó với những người sống cách xa họ.
5. Người Naga
Người Naga là một cộng đồng của một số bộ tộc ở đông bắc Ấn Độ và tây bắc Myanmar. Mười bảy bộ tộc này có nền văn hóa tương đồng và đã giúp hình thành lên bang Nagaland ở Ấn Độ.
Các bộ lạc Naga khác có thể được tìm thấy ở các bang lân cận Manipur, Assam và Arunachal Pradesh cũng như ở Myanmar. Các bộ lạc Naga cũng có phong tục săn đầu người và giữ đầu của kẻ thù như là cúp. Ở phía đông bắc, Assam được biết là nơi có một trong những bộ tộc điên rồ nhất trong các bộ lạc Naga.
Ảnh: Courtesy of Special Collections, University of Houston Libraries
Từ Assam có nghĩa là “vô song” trong ngôn ngữ Ahom, một cái tên hoàn hảo cho nhóm những thợ săn đầu người “lành nghề”, tin rằng họ là thượng đẳng, đứng trên tất cả. Tất cả những người sống ở phía nam của sông Brahmaputra trước đây đều là những kẻ săn đầu người.
Hầu hết các nhóm săn đầu người đều là những kẻ tấn công như các chiến binh, nhưng bộ lạc Assam lại tiếp cận con mồi một cách lén lút. Họ sử dụng chiến thuật bất ngờ bằng các nhóm tấn công nhỏ để lấy đầu của đối phương.
Nhiều ghi chép lâu đời nhất về săn đầu người đều xuất phát từ quân Tần ở Trung Quốc thời kỳ Xuân Thu (770-476 TCN) và Thời Kỳ Chiến Quốc (475-221 TCN). Binh lính nhà Tần cuối cùng cũng đã đánh bại sáu quốc gia khác trong chiến tranh, giúp triều đại nhà Tần trở thành nhà nước thống nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Ảnh: National Geographic
Quân lính nhà Tần hầu hết là nô lệ đang tìm cách đưa gia đình của họ đến tự do. Binh lính thu thập thủ cấp của kẻ thù bại trận và đôi khi đó lại là tấm vé giúp họ về với tự do. Không ngoài dự đoán, đó là một động lực to lớn cho đội quân nhà Tần, khiến kẻ thù phải khiếp sợ.
3. Thổ dân Đài Loan
Thổ dân Đài Loan gồm nhiều bộ lạc và sống rải rác ở nhiều khu vực khác nhau, nhưng tất cả họ đều tham gia săn đầu người trừ người Yami. Những người đến định cư muộn ở Đài Loan và Nhật Bản thường là nạn nhân của các cuộc tấn công săn đầu người vì những người mới đến được xem là kẻ xâm lược, kẻ nói dối và kẻ thù.
Việc săn đầu người vẫn tiếp tục diễn ra trong thời gian Nhật Bản xâm chiếm Đài Loan. Đến những năm 1930 tình trạng này mới chấm dứt nhờ có sự can thiệp của chính phủ Nhật Bản.
Ảnh: Olfert Dapper
Trước khi Nhật Bản chiếm đóng Đài Loan, săn đầu người được tiến hành thường xuyên, người ta có thể tìm thấy đầu người tại các buổi lễ khác nhau như sinh nhật, đám tang và đám cưới. Người ta thường đun sôi và để khô đầu người rồi treo trên cây. Khi một nhóm người quay trở lại với chiến lợi phẩm là một cái đầu, có thể đó chính là cái cớ để tổ chức lễ kỷ niệm vì thổ dân Đài Loan nghĩ rằng nó sẽ mang lại may mắn.
2. Người Celt
Ngay từ đầu, mục đích săn đầu người của người Celt chính là để phục vụ cho các nghi thức tôn giáo. Đầu của nạn nhân sẽ được đóng đinh treo lên tường hoặc treo lủng lẳng trên thân ngựa. Dù sau này người Celt có trở thành những tín đồ cơ đốc giáo nhưng việc săn đầu người vẫn là một nghi thức không thể thiếu.
Ảnh: realmofhistory.com
Sau một thời gian, săn đầu người dần không còn là một hoạt động phục vụ sự kiện tôn giáo của người Celt nữa mà nó mang tính truyền thống và giống một hoạt động của chiến binh hơn. Cuối cùng đến cuối thời Trung cổ ở Ireland, săn đầu người cũng chính thức biến mất.
1. Người Jivaro
Người Jivaro sinh sống trên sườn phía đông của dãy núi Andes được biết đến là một trong những tộc người giết người man rợ nhất, họ tin rằng mình chính là những chiến binh hiếu chiến nhất, không ai có thể chinh phục được họ.
Ảnh: Ancient Origins
Những chiếc đầu sau khi được lấy về sẽ bị thu nhỏ lại thành kích cỡ như quả cam vừa lòng bàn tay mà thôi. Người Jivaro sẽ bắt đầu quy trình này bằng cách tháo bỏ hộp sọ rồi nén da lại bằng cát nóng. Điều này sẽ giúp thu nhỏ đầu lại trong khi vẫn giữ được mọi đặc điểm và hình xăm. Họ tin rằng việc lấy đầu những người khác sẽ cho họ sức mạnh siêu nhiên. Trong con người Jivaro luôn tiềm ẩn khát khao trả thù những kẻ họ cho là xứng đáng nhận điều đó.
Shuar, là bộ tộc nguy hiểm nhất trong nhóm cộng đồng người Jivaro. Việc lấy đầu người không còn được thực hiện nữa, nhưng họ vẫn sản xuất các phiên bản mô hình để bán cho khách du lịch đến thăm khu vực này.
Theo saostar
Ai Cập: Nghẹt thở trước tàn tích của một đế chế vàng son
Quá nhiều bí ẩn, quá nhiều giả thiết từng được đặt ra xoay quanh những đền đài nguy nga bí ẩn của Ai Cập. Hãy đến đây để thấy rõ hơn về một phần kì diệu của thế giới mà ta đang sống.
Thượng nguồn sông Nile êm ả dưới ánh hoàng hôn
Những mảnh ghép sót lại từ quá khứ
Tôi quyết định đi Ai Cập vào mùa xuân để tránh cái nắng nóng lên tới 40oC của mùa hè xứ này. Mặc dù đã biết đến Ai Cập qua các thước phim, bức hình của những người đi trước, tôi vẫn không tránh khỏi cảm giác sững sờ khi tận mắt ngắm nhìn những đền đài kỳ vĩ mà chỉ riêng thời gian xây dựng chúng đã kéo dài tới 600 năm, những công trình khoét núi đào sông được dựng lên bởi tầm nhìn xa và kiến trúc kì tài của người cổ đại. Để hoàn thiện những công trình này, "nguyên liệu" cần nhất không phải là những vết đòn roi trên lưng nô lệ mà là niềm tin tín ngưỡng, lòng trung thành và sự cống hiến tận tụy, nối tiếp của biết bao thế hệ người dân Ai Cập. Với sức mạnh của niềm tin, con người có thể làm nên những kì quan bất tử.
Bức tượng 3 vị thần nhìn về phía mặt trời mọc ở đền thờ Abu Simbel
Tim tôi đập nhanh vì xúc cảm. Sự tinh xảo của từng đường nét điêu khắc chạm trổ, cách thiết kế được tính toán tài tình vượt xa sức tưởng tượng của con người, chẳng trách không ít giả thiết đặt ra rằng các pharaoh chính là... người ngoài hành tinh.
Đi dọc đất nước nằm bên bờ sông Nile - con sông dài nhất thế giới bắt nguồn từ hồ Victoria đổ ra Địa Trung Hải, choáng ngợp không phải cảm xúc duy nhất hiển hiện trong tôi. Phần nào đó tôi thấy buồn khi chứng kiến những kiến trúc huy hoàng, nền văn minh vĩ đại của thế giới (về văn hóa, chữ viết, khoa học...) giờ đây chỉ còn lại tàn tích. Xuôi theo dòng sông huyền thoại chất chứa biết bao kiêu hãnh và bí ẩn, từng khóm đền đài nguy nga giờ nằm lặng im như triết lý cuộc sống có thịnh có suy. Quá khứ dẫu lẫy lừng đến đâu thì cuộc sống muôn màu cũng vẫn luôn tiếp diễn.
Khi chính quyền Ai Cập chưa cho phép xây dựng con đập thủy điện Hight Dam, sông Nile là nơi nuôi sống nền văn minh vĩ đại và những phát kiến khoa học kĩ thuật vượt trội của loài người. Nhưng kể từ "cuộc cách mạng dòng chảy" năm 1971, khi con đập khổng lồ được xây dựng để đẩy lùi những đợt lũ lụt tràn bờ xảy ra đều đặn hàng năm, khi người Ai Cập tự hào với thành tựu chế ngự thiên nhiên, cũng là lúc họ dần xóa mờ dấu ấn của mình trong những trang sử thế giới. Giữa bầu không gian rộng lớn và u tịch, tôi nhận ra một sự thật trớ trêu: thiên nhiên là để ngắm nhìn và học cách sống chung, chứ không phải để con người chinh phục và chế ngự.
Khu chợ trong ngôi làng Nubia nhiều sắc màu
Dấu tích của cả một nền văn minh rực rỡ cách tôi hàng thiên niên kỷ, nền văn minh mà loài người hiện đại không tài nào lý giải được người cổ đại đã xây dựng và phát triển nó như thế nào, giờ đây chỉ còn lại những mảnh ghép bé nhỏ. Những đế chế đô hộ đã mang đi ngôn ngữ, chữ viết và tôn giáo, khiến đất nước Ai Cập giờ đây loay hoay không biết mình còn lại gì ngoài một quá khứ vàng son hào hùng.
Đền đài bên sông Nile
Tác giả đứng trước những cây cột khổng lồ được điêu khắc tỉ mỉ của tiền nhân
Ốc đảo Siwa giữa sa mạc
Sau chuyến du thuyền dọc một phần của sông Nile, chúng tôi đặt chân đến một ốc đảo khổng lồ. Siwa là nơi kiểm soát nguồn nước ngọt của cả một khu vực rộng lớn, ai làm chủ được nó sẽ trở thành bá chủ sa mạc.
Buổi đêm ở đây vô cùng yên tĩnh, không phải sự yên tĩnh đáng sợ mà là một sự yên tĩnh xa xỉ, khi tâm trí tôi được nghỉ ngơi, đôi tai không bị làm phiền bởi bất cứ âm thanh gì ngoài tiếng gió, đôi mắt không phải choáng ngợp vì bất cứ điều gì ngoài ánh lửa và vầng trăng vàng mát dịu treo lơ lửng giữa trời.
Hình ảnh cánh buồm đặc trưng của những chiếc thuyền trên sông Nile
Tôi hay ngồi đến khuya tâm sự với người hướng dẫn viên. Anh từng học về lịch sử và khảo cổ, là một người vô cùng tâm huyết với những chuyến đi khám phá cuộc sống và lịch sử Ai Cập. Chúng tôi có một suy nghĩ chung rằng mình là một công dân thuộc về Trái đất này, nghĩa là kim tự tháp cũng là di sản của tôi và hang Sơn Đoòng cũng là của anh, chúng tôi đều có một phần trách nhiệm với chúng.
Bầu trời sa mạc ban đêm nhuộm một màu đen thăm thẳm, lặng như tờ. Nhiệt độ không khí xuống thấp, đoàn chúng tôi ngả vào nhau bên đống lửa tìm hơi ấm, cùng ca hát, cười nói và lắng nghe tiếng nhạc mộc mạc của những người Siwa bản địa. Những nơi yên tĩnh thường cho ta cảm giác bình yên và thuộc về. Lúc mới tới Siwa, tôi có ham muốn được ở đó lâu lâu, nhưng rồi cũng biết rằng chỉ cần sống ở đây vài bữa, có thể tôi sẽ phát điên vì cảm giác bồn chồn. Trên sa mạc, thời gian dường như trôi đi quá chậm so với tốc độ vận hành liên tục của thế giới bên ngoài.
Ngắm bình minh Ai Cập trên những chiếc khinh khí cầu
Dù thế nào, một giấc ngủ ban đêm trên sa mạc, lắng nghe tiếng gió khi dịu êm mơn trớn đồi cát, lúc dữ dội gào thét tự do vẫn là trải nghiệm vô giá mà bất cứ ai cũng nên có một lần trong đời. Siwa đã là sa mạc thứ ba mà tôi từng đặt chân qua. Tuy bầu trời hôm ấy có mây, không nhiều sao, nhưng cái mênh mông của gió cát và ánh trăng tháng Giêng đối với tôi vẫn là một kỉ niệm thú vị.
- Bạn có thể mua tour trọn gói đến Ai Cập với giá tầm 40-50 triệu đồng, bao gồm vé máy bay, visa và chi phí ăn ở tại khách sạn 4 sao trong 2 tuần.
- Đồ ăn Ai Cập hơi nhiều gia vị; ngoài những loại rau củ như cà chua, dưa leo rất ngon thì các món mặn lại dễ gây ngán nếu ăn liên tục suốt tuần. Bạn nên mang thêm chà bông, mì gói... để ăn xen kẽ.
- Nên mang kem chống nắng và kính râm vì ban ngày ở đây nắng gắt. Nếu bạn đi trong khoảng tháng 10 đến tháng 2, nhiệt độ ban đêm xuống khá thấp, nhớ chuẩn bị áo khoác dày. Nên đầu tư một đôi giày thật êm vì bạn sẽ phải đi bộ khá nhiều.
Đêm sa mạc lung linh bên ánh lửa
Bình minh ở thượng nguồn sông Nile
Thung lũng của các vị vua Ai Cập nhìn từ khinh khí cầu
Ốc đảo Siwa như một thiên đường hạ giới
Kim tự tháp Giza nhìn từ thủ đô Cairo
Dấu tích của cả một nền văn minh rực rỡ cách tôi hàng thiên niên kỷ, nền văn minh mà loài người hiện đại không tài nào lý giải được người cổ đại đã xây dựng và phát triển nó như thế nào, giờ đây chỉ còn lại những mảnh ghép bé nhỏ.
Theo dep.com.vn
Hơn 50 triệu tài khoản Facebook bị hack, đây là lý do 90 triệu tài khoản khác bị "đăng xuất" hôm qua Facebook cho hay họ đang điều tra vụ việc. "Chúng tôi không biết ai đứng đằng sau vụ việc này", đại diện Facebook nói. Facebook FB (NASDAQ) vừa cho biết một cuộc tấn công quy mô lớn vừa nhằm vào hệ thống máy tính của công ty này. Hacker đã có được hơn 50 triệu thông tin tài khoản người dùng. 50 triệu...