Nỗi chua xót của những người Mỹ thất nghiệp kéo dài vì Covid-19
Eleanore Fernandez mất chức trợ lý giám đốc khi Covid-19 bùng phát hồi tháng 3, mọi thứ càng tồi tệ hơn từ đó.
Chồng cô, một nhạc sĩ chuyên nghiệp, cũng bị thất nghiệp. Còn cô chỉ vài tuần nữa là sẽ mất trợ cấp thất nghiệp của chính phủ Mỹ, khoản tiền đã giúp gia đình cô vượt qua vài tháng khó khăn.
“Tôi chưa bao giờ ở trong tình cảnh như thế này”, Fernandez nói, lưu ý mình đang “tiêu lẹm vào tiền tiết kiệm”.
“Tôi sẽ sớm hết sạch tiền nếu tình hình cứ thế này”, cô nói.
Một cửa hàng đóng cửa, treo biển cho thuê lại ở Mỹ. Ảnh: AFP
Covid-19 đã khiến nền kinh tế Mỹ mất đi hơn 20 triệu việc làm và dù một số người đã được thuê lại, dữ liệu cho thấy những người thất nghiệp vẫn sẽ không có việc làm trong thời gian dài hơn khi dịch đang bùng phát lại khắp đất nước.
Với khoản trợ cấp thất nghiệp bổ sung được quốc hội thông qua dự kiến sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay, các nhà kinh tế cảnh báo bộ mặt lao động Mỹ đang đối mặt với thiệt hại lâu dài trước thềm nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden vào tháng 1 tới.
“Chúng tôi rất lo ngại thiệt hại lâu dài đối với năng lực sản xuất của nền kinh tế”, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell tháng trước bày tỏ. “Người lao động không có việc làm trong thời gian dài có thể mất đi những mối quan hệ với thị trường lao động và mất kỹ năng”.
Dữ liệu của Bộ Lao động tháng 10 cho thấy gần 3,6 triệu người Mỹ đã thất nghiệp trong ít nhất 6 tháng. Con số này tương đương với khoảng một phần ba tổng số người thất nghiệp và là dấu hiệu cho thấy một tỷ lệ đáng kể những người bị mất việc làm trong những tuần đầu tiên đại dịch bùng phát vào tháng 3 và 4, đã không thể tìm được việc làm.
Video đang HOT
Con số này cao hơn 1,2 triệu so với tháng 9, trở thành “mức tăng hàng tháng cao nhất trong lịch sử”, theo nhận định của Michele Evermore, nhà phân tích chính sách cấp cao của Dự án Luật Việc làm Quốc gia.
Fernandez đã dành nhiều tháng để nộp đơn xin việc nhưng vô ích. Cô không biết điều gì sẽ xảy ra với mình khi khoản trợ cấp thất nghiệp sẽ hết hạn vào 26/12.
“Tôi sẽ nhận bất kỳ công việc gì như giao hàng tạp hóa hay đại loại thế”, cô nói.
Tình thế tiến thoái lưỡng nan này chính xác là những gì giám đốc ngân hàng trung ương cảnh báo, cũng như theo đánh giá của các nhà phân tích rằng thiệt hại của đại dịch sẽ kéo dài ngay cả khi Covid-19 đã được kiểm soát.
“Khi người ta mất đi gắn kết với lực lượng lao động, đặc biệt khi họ không còn bảo hiểm thất nghiệp, họ sẽ ngừng tìm việc làm, bắt đầu tìm kiếm thứ khác, đó là chuyển sang nền kinh tế phi chính thức”, Evermore nói.
Chính phủ dự kiến công bố báo cáo việc làm tháng 11 vào 4/12 và Evermore dự đoán, với nền kinh tế còn lâu mới khôi phục hoàn toàn, hàng ngũ những người thất nghiệp dài hạn sẽ còn dài thêm.
Trước khủng hoảng, Mỹ đã ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất lịch sử là 3,5% nhưng đa số các nhà kinh tế học tin rằng để quay trở lại mốc này, Mỹ sẽ mất nhiều năm nữa.
Đại dịch có thể thay đổi thị trường lao động theo những cách lâu dài khác, khi ngày càng nhiều việc làm chuyển khỏi ngành dịch vụ sang công nghệ, đòi hỏi đào tạo lại tốn kém hơn và tốn thời gian hơn để chuẩn bị cho những người lao động thất nghiệp sẵn sàng cho cơ hội mới.
Trong bối cảnh xu hướng kinh tế này, nỗi đau không giống nhau. Cộng đồng người Mỹ gốc Phi, những người có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong tất cả các nhóm chủng tộc, mắc phải cái mà Evermor gọi là “hội chứng sa thải đầu tiên và thuê mướn cuối cùng”, bởi họ có triển vọng việc làm yếu nhất và có xu hướng bị sa thải trước những nhóm khác.
Một số cộng đồng không thể hồi phục hoàn toàn sau nỗi đau kéo dài của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2010, và đại dịch sẽ gây thêm nhiều thiệt hại khi lan rộng nhiều mặt của nền kinh tế hơn.
“Không chỉ cá nhân những người thất nghiệp bị tổn thương, mà còn toàn bộ cộng đồng của họ, bởi họ không có tiền để chi tiêu ở các cửa hàng địa phương”, cô nói.
Nadra Enzi, người thất nghiệp từ tháng 4, chứng kiến điều này xảy ra tại nơi anh sống ở New Orleans, đặc biệt là với những người Mỹ gốc Phi như anh.
“Tự tử nhiều hơn. Bạo lực gia đình nhiều hơn. Nhiều người tìm đến tư vấn sức khỏe tâm thần hơn” là cách Enzi mô tả những tháng ảm đạm vì đại dịch.
Anh tin rằng phân biệt chủng tộc là nguyên nhân khiến mình mất đi việc làm bảo vệ, cũng như không thể tìm được việc mới.
“Đại dịch cũng được sử dụng để phân biệt chủng tộc”, Enzi nói. “Đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới về quyền công dân”.
Con đường gian nan trong hành trình hàn gắn nước Mỹ của ông Joe Biden
"Hàn gắn tâm hồn quốc gia" là điểm nhấn được ông Joe Biden nêu bật trong chiến dịch tranh cử. Nhưng khi gần như cầm chắc chiến thắng, ông sẽ lại phải đối diện với thách thức trong biến cam kết thành hiện thực.
Ông Joe Biden phát biểu nhân dịp Lễ Tạ ơn tại Wilmington, bang Delaware ngày 25/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Đó là nhiệm vụ không dễ dàng. Sau nhiều thập kỉ, chia rẽ quốc gia tại Mỹ ngày càng nới rộng ra và tiến trình này bứt tốc nhanh hơn dưới bốn năm nắm quyền của ông Donald Trump. Hố sâu rạn nứt lộ rõ trong vài tuần qua, khi ông Trump, dù không có bằng chứng xác thực, tuyên bố rằng bầu cử năm 2020 có nhiều gian lận.
Trong phần lớn sự nghiệp của mình, ông Joe Biden luôn khẳng định cá nhân ông là mẫu người có thể hợp tác hài hòa với nhiều bên khác nhau. Ông dẫn chứng nhận định này bằng quãng thời gian làm thượng nghị sĩ, với câu nói được lấy làm điển hình: Không nên tấn công vào động cơ của đối thủ.
Joe Biden là người thắng trong cuộc đua nội bộ của đảng Dân chủ năm nay, một phần là do ông thuộc tuýp chính trị gia mang tư tưởng trung dung, lấy đồng thuận làm lực đẩy, chứ không lệch hẳn sang tả khuynh như Bernie Sander hay Elizabeth Warren.
Tuy nhiên, những phẩm chất đó có đủ sức giúp Joe Biden xử lý thành công phân cực xã hội Mỹ hay không là câu chuyện khác. Theo Moe Vela, người từng làm Giám đốc điều hành văn phòng Phó Tổng thống Joe Biden dưới thời Barack Obama, điểm then chốt nhất là tạo dựng đoàn kết một quốc gia đang bị chia rẽ.
Vấn đề là ông Biden có cây đũa thần, hay khả năng đặc biệt để hiệu triệu 74 triệu người (bỏ phiếu cho ông Trump) và 80 triệu người khác (chọn ông Biden) cùng nắm tay và hát "bài ca kết đoàn" (Kubaya) hay không? Không, điều này sẽ không xảy ra - ông Vela bình luận.
Nhưng theo Moe Vela, cựu Phó Tổng thống Mỹ ít nhất cũng làm được việc giảm nhiệt căng thẳng. Ông Joe Biden có thể làm hoàn thành mục tiêu này - có thể nhờ vào lời nói cùng những hành động thân thiện và cao hơn là biết cách tìm kiếm điểm đồng với phe Cộng hòa trong một số chủ đề chính sách, nổi bật nhất hiện nay là khả năng thúc đẩy gói kích thích kinh tế mới chống COVID-19.
Ý tưởng trên cũng đồng nhất với thông điệp mới nhất của ông Biden. Hôm 25/11, ngay trước thời điểm nước Mỹ bước vào kì nghỉ lễ Tạ ơn, cựu Phó Tổng thống khẳng định, tạo dựng hòa hợp tâm hồn quốc gia là việc làm khó khăn nhất. "Quốc gia bị chia rẽ. Chia rẽ làm chúng ta tức giận, đẩy mọi người đối đầu nhau... Nhưng chúng ta cần nhớ rằng bản thân mình đang trong cuộc chiến COVID-19, chứ không phải là chống lại lẫn nhau. Hãy nhớ điều đó, chúng ta phải đoàn kết trước đại dịch", ông Joe Biden nói.
Vấn đề nằm ở chỗ, những sợi dây chung từng gắn kết người Mỹ giờ lại đang xuất hiện những dấu hiệu đứt gãy. Theo thăm dò dư luận của liên danh Economist-YouGov khảo sát từ 21-24/11, trung bình trong bốn cử tri Cộng hòa có một người nói rằng COVID-19 là "huyễn hoặc", bất chấp thực tế nước Mỹ đã có tới hơn 13 triệu người mắc và hơn 260.000 người tử vong.
Kết quả thăm dò cũng cho thấy, có đến 80% cử tri Cộng hòa nói rằng ông Biden không giành chiến thắng một cách hợp pháp và 73% nhìn nhận tổng thống đương nhiệm Donald Trump không nên thừa nhận thất bại. Đối với số cử tri độc lập, 55% công nhận ông Biden chiến thắng hợp pháp, 45% còn lại nói không.
Trong thế giới quan của Joe Biden không hề có lăng kính màu hồng trước hố sâu ngăn cách quốc gia. Ông chưa hề cam kết sẽ làm lành vết thương chia rẽ tức thời. Nhưng những đồng minh, số người thân tín của Joe Biden tin rằng cựu Phó Tổng thống Mỹ có thể đưa ra lời bảo đảm cũng như cam kết về ổn định.
Những người ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump tham gia tuần hành tại Madison, Wisconsin, Mỹ, ngày 7/11/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Độ tuổi, sắc tộc cùng quan điểm chính trị trung dung có thể giúp ông chí ít cũng kéo được số cử tri ôn hòa về phía mình. Trong cuộc đua vừa qua, chiến dịch tranh cử của ông Trump đã thất bại trong kế hoạch khắc họa Joe Biden là "con tin" của cực tả.
Phân biệt chủng tộc là nỗi đau dai dẳng trong xã hội Mỹ xuyên suốt lịch sử lập quốc. Và dường như ông Biden không có khả năng tạo ra đột phá ngoại lệ. Nhưng một người da trắng 78 tuổi như ông cũng có ưu thế tránh được phản ứng đối đầu từ nhóm bảo thủ mà nòng cốt là người da trắng - ưu thế mà ông Obama không có được khi là Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ.
Nhưng nếu muốn dồn một phần nhiệm kỳ để giảm phân cực chính trị, ông Joe Biden sẽ đối diện với màn đặt cược khó khăn. Vấn đề không phải là Donald Trump và di sản ông để lại. Trong nhiều lĩnh vực, động cơ chính trị chính là thứ nuôi dưỡng và thúc đẩy luồng quan điểm cực đoan. Phái cứng rắn thường có xu hướng dò xét cách thức chính trị gia chống lại một thách thức hàng đầu, sau đó xuất hiện trên truyền hình để phản đòn, hoặc qua truyền thông mạng xã hội để lôi kéo người phản đối, rồi vận động tài chính, tạo quỹ.
"Những thế lực mà ông ấy (Joe Biden) phải đối mặt lớn hơn Tổng thống Trump số này mang thuộc tính dễ bùng nổ phản kháng. Có một loạt thế lực đẩy người Mỹ tách xa nhau thay vì kết dính lại", Grant Reeher, giáo sư chuyên ngành Khoa học chính trị tại Đại học Maxwell thuộc Đại học Syracuse (New York) nhận định.
Sợ Mỹ tích trữ, Canada ra lệnh ngăn xuất khẩu số lượng lớn thuốc kê đơn Canada ngày 27/11 đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu số lượng lớn thuốc kê đơn ra nước ngoài, đề phòng trường hợp xảy ra tình trạng thiếu hụt trong nước. Canada ban hành lệnh cấm xuất khẩu số lượng lớn thuốc kê đơn ra nước ngoài. Ảnh: CNA Đây được coi là hành động đáp trả trước kế hoạch của Tổng thống...