Nói câu này không đúng cách, bạn sẽ hại con hơn là giúp con được an toàn
Không có gì sai với câu nói “ Cẩn thận con nhé” bởi ý định của bạn hoàn toàn tốt. Nhưng trẻ cần nhiều thông tin hơn thế.
Bất cứ khi nào bọn trẻ ra khỏi nhà đi chơi, cha mẹ cũng cảm thấy nhu cầu phải bảo đảm an toàn cho trẻ. Một cách bản năng, phụ huynh luôn nhắc trẻ phải cẩn thận. Làm như vậy, họ đã truyền cho trẻ cảm nhận về sự thận trọng để trẻ không bị thương. Khi trẻ chuẩn bị chơi, cha mẹ nhắc: “Cẩn thận con nhé”. Khi trẻ nhập hội với trẻ con hàng xóm đi đạp xe, cha mẹ nhắc: “Cẩn thận con nhé”. Khi trẻ chạy nhảy tung tăng khắp sân, trèo lên cầu thang, lên cây, dùng dao, kéo sắc để làm thủ công, cha mẹ lại nhắc: “Cẩn thận con nhé”.
Cha mẹ là những người bảo vệ con cái. Để ngăn trẻ không làm thương chính mình, cha mẹ nỗ lực sử dụng ngôn ngữ cảnh báo để giúp trẻ hạn chế tối đa nguy cơ gặp sự cố. Vấn đề nằm ở chỗ câu nói “Cẩn thận con nhé” chung chung và được sử dụng phổ biến tới nỗi trẻ trở nên miễn nhiễm với nó.
Nói “Cẩn thận con nhé” với trẻ đã trở thành thói quen của cha mẹ
Kể từ khi con còn rất nhỏ, việc để mắt tới và bảo đảm an toàn cho con là trách nhiệm bản năng của cha mẹ. Nhưng khi trẻ lớn dần lên, chúng cần có thêm chút tự do. Cha mẹ không thể theo sát con mọi lúc mọi nơi nữa. Khi sự giám sát giảm đi, cha mẹ tìm những cách khác để trông chừng con.
Một số phụ huynh giúp con thấm nhuần tinh thần cảnh giác bằng cách đưa ra những lựa chọn. Họ có thể nói trẻ đi bộ thay vì chạy trên đường phố. Luôn quan sát cả 2 hướng. Đứng lại và để xe đi qua thay vì cố gắng “cướp đường”. Những phụ huynh khác đi đường tắt, họ đơn giản là nói với con “Cẩn thận con nhé”.
Có 1 lý do việc này đã trở thành thói quen với không ít cha mẹ. Bởi chính chúng ta, khi còn nhỏ, cũng đã được nhắc nhở như thế. Câu nói này luôn được thốt lên với ý định nhắc nhở con trẻ khi chúng chuẩn bị thực hiện những hoạt động tiềm ẩn nguy hiểm.
Câu nói “Cẩn thận con nhé” chẳng có ý nghĩa gì
Nhưng ngôn từ mang tính phòng ngừa như “Cẩn thận con nhé” chỉ có ích khi nó được giải thích một cách chính xác. Không có bất cứ chi tiết hay hướng dẫn cụ thể nào, trẻ không biết chúng cần cẩn thận thứ gì. Việc phụ huynh nên làm là giải thích cho trẻ cần cẩn thận điều gì, lý do tại sao, chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng không hành động một cách cẩn trọng?
Không có lý giải chính xác, trẻ có thể bắt đầu coi mọi thứ đều là mối đe dọa. Sự mập mờ của câu nói “Cẩn thận con nhé” được trẻ hiểu thành: phải cảnh giác với tất cả mọi thứ xung quanh vì chúng đều nguy hiểm. Khi giá trị này được truyền dẫn vào tâm trí trẻ từ khi còn nhỏ, chúng có thể lớn lên và tin rằng, không có gì an toàn.
Trẻ có thể bị ám ảnh và trở nên yếu đuối, dễ sai bảo. Trẻ có thể không hào hứng tham gia các hoạt động thể chất vì chúng tiềm ẩn nguy cơ bị thương. Trẻ sẽ không bước ra khỏi vùng an toàn bởi như thế là quá đáng sợ.
Video đang HOT
An toàn là quan sát từ bên ngoài
Trẻ cần tự do để mắc một số sai lầm và học hỏi từ sai lầm đó. Nếu bạn khiến trẻ tin rằng, không có gì an toàn, chúng sẽ tin rằng, cách duy nhất để tồn tại và sống sót là tránh rủi ro bằng mọi cách có thể.
Khi được bao bọc để đảm bảo an toàn, trẻ có thể bỏ lỡ rất nhiều cơ hội. Bằng cách luôn ở thế cẩn trọng, đề phòng, trẻ sẽ lớn lên và nhất quyết chỉ tham gia những hoạt động mà chúng biết chắc sẽ ổn định và không tiềm ẩn rủi ro. Nhưng thực tế là chẳng có gì chắc chắn hết. Luôn có một mức độ rủi ro nào đó bất kể bạn có cẩn trọng đến đâu.
Quá cẩn thận sẽ khiến cơ hội bị vuột mất và thành công càng trở nên xa vời (Ảnh minh họa).
Để thành công trong đời, bạn phải chấp nhận rủi ro, mạo hiểm. Cơ hội, về bản chất, tương đồng với rủi ro. Có khả năng nó sẽ không đem lại kết quả tốt đẹp nhưng khả năng ngược lại cũng có thể xảy ra. Quá cẩn thận sẽ khiến cơ hội bị vuột mất và thành công càng trở nên xa vời. Thành công không bao giờ đến với những người quá sợ hãi để theo đuổi nó. Những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro, mạo hiểm là những người sẽ thành công sau này trong đời.
Nếu trẻ được nuôi dạy để lúc nào cũng cảm thấy sợ hãi điều chúng không biết và không bao giờ dám mạo hiểm, chúng có thể cứ thế sống một cuộc sống tầm thường, tẻ nhạt. Chúng sẽ không bao giờ có tham vọng vươn tới sự vĩ đại. Thay vào đó, chúng dành cuộc đời mình để đắm chìm trong sự tiếc nuối về những cơ hội mà chúng đã bỏ lỡ và ước ao mình đã quyết tâm hơn.
Hãy chỉ dẫn, đừng cảnh báo
Hãy để trẻ biết hành động cẩn trọng nhưng cũng đừng khiến trẻ sợ bị ngã. Chúng cần học cách đứng dậy sau khi bị ngã, phủi bụi khỏi quần áo, xem xét các vết trầy xước và tiếp tục tiến bước.
Khi nhắc trẻ cẩn thận, hãy giải thích thật rõ ràng, cụ thể. Mô tả về tình huống trẻ có thể đối mặt và điều chính xác mà trẻ phải cẩn trọng là gì. Đừng trao cho trẻ cảm giác mơ hồi, sai lệch về hiểm hoạ. Nói với trẻ tại sao hoạt động này lại nguy hiểm, nhưng đừng giới hạn lựa chọn của trẻ. Vẫn cho phép trẻ tham gia hoạt động, cho phép trẻ tự khám phá những giới hạn và phát triển tinh thần cảnh giác của mình.
Nói với trẻ tại sao hoạt động này lại nguy hiểm, nhưng đừng giới hạn lựa chọn của trẻ (Ảnh minh họa).
Sau đây là một số câu nói mà bạn có thể dùng khi cần nhắc nhở con cẩn thận về điều gì
1. Nhớ tập trung vào việc con đang làm.
2. Quan sát những người khác và cho họ nhiều không gian để tránh va chạm giữa con và họ.
3. Tự kiểm tra lẫn nhau. Hãy đảm bảo ai cũng vui.
4. Con hãy di chuyển chậm và cẩn thận khi ở gần…
5. Khối đá đó trông rất nặng đấy. Con có thể xoay xở được không?
6. Nhìn xung quanh con trước khi ném vật gì đó nhé!
7. Làm như vậy, con thấy an toàn chứ? (trong khi con đang trèo lên thứ gì đó).
8. Hãy đảm bảo rằng con có không gian đủ rộng trước khi chạy với một cây gậy trong tay.
9. Luôn giữ một đầu gậy trên mặt đất.
10. Đừng chạy gần bể bơi nhé.
11. Quan sát bạn bè con, có thể các bạn không để ý thấy con đâu.
12. Nếu đồ chơi của con bị văng ra đường, hãy gọi người lớn lấy giúp.
13. Nói với các bạn nếu con không thích cách các bạn chơi.
14. Chú ý khi con trèo leo. Như vậy, con sẽ không bị trượt chân.
15. Cứ từ từ thôi con, không việc gì phải vội.
Theo Helino
Anh rể tôi trả hết nợ rồi mới ly hôn mà vẫn bị chị dâu đánh đập
Chị sống buông thả với những quan hệ ngoài luồng của mình và phó mặc con cho bố mẹ anh chăm, còn anh cấp tiền nuôi bọn trẻ.
ảnh minh họa
Tôi là em trai của người chị dâu trong câu chuyện: "Bố mẹ miễn cưỡng gả anh trai để trừ nợ khủng". Tôi không muốn nói ra những chuyện xấu xa trong gia đình nhưng các bạn chưa hiểu hết sự thật và chửi anh rể tôi ghê quá. Tôi xin nói một số chuyện chưa bao giờ và chưa ai nói ra như sau:
Bố mẹ anh rể tôi là công chức về hưu, sau khi nghỉ chế độ hai bác có một khoản tiền nhàn rỗi và được bạn rủ chơi chứng khoán (người này là bạn mẹ tôi thì đúng hơn). Cũng chính người này khuyến khích hai bác đầu tư thêm tiền để chơi to hơn và bà ta khuyến khích hai bác vay tiền, dẫn đến gặp mẹ tôi. Mẹ và người bạn kia nói ra rất nhiều ưu đãi cho người vay nợ và hai bác đã chủ quan cũng như tin tưởng ký vào giấy nợ với những giao kèo không giống như lời nói (đây thực sự là cái bẫy của mẹ tôi). Sau 3 tháng vay tiền, hai bác thua chứng khoán thì số nợ từ một tỉ lên gấp đôi. Mẹ muốn lấy cái nhà hai bác để trừ nợ.
Trong ngày đó mẹ cùng chị đến định giá căn nhà, chị gặp anh rể và nhất định muốn kết hôn với anh bằng mọi giá. Mẹ với chị bàn với nhau định giá căn nhà thấp hơn giá thị trường rất nhiều và đương nhiên không thể trừ hết nợ bằng căn nhà đó được. Hai bác không đồng ý với cái giá mẹ tôi đưa ra và rao bán căn nhà đó để trừ nợ. Một tháng sau nhà không bán được, số nợ lại tăng thêm nhiều, gia đình anh rơi vào khủng hoảng. Mẹ liên tiếp cho người đến quậy phá gia đình anh và đánh hai bác đến mức nhập viện. Không còn cách nào khác anh phải đồng ý kết hôn để cứu gia đình.
Tôi xin nói thêm, chị là người có khiếm khuyết hình thể, chỉ học xong cấp 3 rồi ở nhà cùng mẹ điều hành cửa hàng cầm đồ, cho vay nặng lãi. Bố tôi kịch liệt phản đối cuộc hôn nhân này và lối sống của mẹ với chị. Gia đình mâu thuẫn lớn và đỉnh điểm là bố dẫn tôi ra khỏi nhà thuê trọ. Sau kết hôn 5 tháng chị có thai với người đàn ông khác, tìm cách hợp thức hóa cái thai đó là của anh. Lần sinh cháu thứ hai cũng vậy. Sau 4 năm kết hôn anh trả hết nợ cho mẹ tôi không thiếu một đồng nào rồi đề nghị ly hôn. Chị không đồng ý, cho người đánh đập anh. Chị vẫn sống buông thả với những quan hệ ngoài luồng của mình và phó mặc con cho bố mẹ anh chăm, còn anh cấp tiền nuôi bọn trẻ.
Hai năm trước bố tôi đổ bệnh sau đó qua đời, anh rể cũng chăm sóc ông đến cuối đời, còn tôi đang ở chùa để sám hối về những việc mà mẹ và chị đã làm, đã gây ra biết bao đau khổ cho nhiều gia đình khác. Các bạn đừng nói anh rể tôi là người tồi khi chưa hiểu chuyện, bởi tôi rất coi trọng nhân cách con người anh.
Theo VNE
Quá ngây thơ và dễ tin người, 3 cung Hoàng đạo này rất dễ bị người khác lừa Chẳng cần đợi đến ngày nói dối cá tháng tư, với 3 cung Hoàng đạo này, ngày nào họ cũng dễ dàng bị lừa cho ngã ngửa. Theo thời gian, trải qua nhiều sóng gió, vấp ngã nhiều lần, con người sẽ khôn ngoan và trưởng thành hơn. Tuy nhiên, với 3 cung Hoàng đạo này, dù đã bị lừa nhiều lần, họ...