Nội bộ EU vẫn tranh cãi dù đã ký kết Hiệp định thương mại với Mercosur
Liên minh châu Âu (EU) và khối Mercosur ngày 6/12 đã đạt được thỏa thuận thương mại sau 25 năm đàm phán đầy khó khăn.
(Tư liệu) Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu họp báo tại Brussels, Bỉ, ngày 21/3/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen gọi đây là một “cột mốc lịch sử”, nhưng thỏa thuận này ngay lập tức gây ra sự chia rẽ sâu sắc trong lòng EU, khi Đức hoan nghênh, còn Pháp phản đối kịch liệt.
Hiệp định thương mại này sẽ tạo ra một thị trường khổng lồ với hơn 700 triệu người, bao gồm EU và các quốc gia Mercosur: Brazil, Argentina, Uruguay, Paraguay và Bolivia. Đây được coi là một trong những thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới, mở rộng cơ hội kinh tế cho cả hai bên.
Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh ở Uruguay ngày 6/12, Chủ tịch von der Leyen nhấn mạnh: “Trong một thế giới đầy chia rẽ, các nền dân chủ cần dựa vào nhau. Thỏa thuận này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn mang tính chiến lược về chính trị”.
Dù vậy, văn bản thỏa thuận vẫn cần được các quốc gia thành viên EU và Nghị viện châu Âu phê chuẩn, mở ra một cuộc tranh luận gay gắt trong nội bộ liên minh.
Pháp, dẫn đầu bởi Tổng thống Emmanuel Macron, chỉ trích mạnh mẽ hiệp định vì lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực đối với ngành nông nghiệp trong nước. Các nhà sản xuất Pháp cảnh báo việc nhập khẩu thịt bò và thịt gia cầm giá rẻ từ Nam Mỹ sẽ gây áp lực lớn lên thị trường nội địa, ảnh hưởng đến sinh kế của nông dân.
Video đang HOT
Ngược lại, Đức coi thỏa thuận này là cơ hội quý giá để mở rộng thị trường xuất khẩu, trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang chật vật với tốc độ tăng trưởng chậm. Chính phủ Đức, vốn thúc đẩy thỏa thuận trong nhiều năm, ca ngợi đây là “bước tiến chiến lược” giúp giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc và Mỹ.
Thỏa thuận ngay lập tức làm dấy lên căng thẳng giữa các quốc gia thành viên EU. Đức và các quốc gia ủng hộ thỏa thuận, như Tây Ban Nha và Hà Lan, coi đây là cơ hội để EU khẳng định vị thế thương mại toàn cầu.
Nông dân Ba Lan biểu tình tại cửa khẩu Medyka ở biên giới Ba Lan – Ukraine phản đối khi đàm phán Hiệp định. Ảnh: PAP/TTXVN
Tuy nhiên, Pháp không đơn độc trong cuộc chiến phản đối. Ba Lan, Áo, và Ireland cũng đã bày tỏ quan ngại về các vấn đề môi trường và lợi ích kinh tế nội địa. Tâm điểm chú ý giờ đây chuyển sang Ý, nơi Thủ tướng Giorgia Meloni phải đối mặt với áp lực quyết định có nên ủng hộ thỏa thuận hay không.
Dù đạt được đồng thuận chính trị, quá trình đưa thỏa thuận vào thực tế vẫn còn dài và đầy thách thức. Văn bản phải trải qua các giai đoạn kiểm tra pháp lý, dịch thuật và cuối cùng là sự đồng thuận của tất cả các quốc gia thành viên EU.
Tổng thống Macron dự kiến sẽ tiếp tục vận động một liên minh chống lại thỏa thuận, nhưng để ngăn chặn hoàn toàn, Pháp cần thêm sự ủng hộ từ các quốc gia quan trọng khác, trong đó có Ý.
Hiệp định EU-Mercosur không chỉ là một thỏa thuận thương mại mà còn mang tính biểu tượng về sự hợp tác giữa Bắc và Nam bán cầu. Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế và địa chính trị toàn cầu gia tăng, thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ củng cố vị thế của EU và Mercosur trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, với những bất đồng nội bộ gay gắt, tương lai của hiệp định này vẫn là một câu hỏi lớn, đặt ra bài toán khó cho khả năng đoàn kết và vai trò lãnh đạo của EU trong thời đại đầy biến động.
Những nút thắt cuối cùng đe dọa cản trở việc ký FTA giữa Mercosur và EU
Ngày 5/12, Ngoại trưởng Uruguay Omar Paganini cho biết các nước thành viên khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) đều ủng hộ việc ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA) với Liên minh châu Âu (EU).
Cờ của Liên minh châu Âu (EU). Ảnh: IRNA/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, phát biểu tại cuộc họp báo tại thủ đô Montevideo sau cuộc họp thường kỳ Hội đồng Mercosur, Ngoại trưởng Paganini cho biết tại Hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra vào ngày 6/12, lãnh đạo các quốc gia thành viên của khối gồm Argentina, Brazil, Uruguay và Paraguay sẽ thông qua quyết định này.
Ông Paganini cũng khẳng định việc Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đang có mặt tại Montevideo cho thấy sự thành công của quá trình đàm phán giữa hai khối, cũng như sự ủng hộ của Chủ tịch EC trong giai đoạn kết thúc "để có thể khép lại giai đoạn đàm phán".
Ngoại trưởng Uruguay, quốc gia đảm nhiệm chức chủ tịch luân phiên của Mercosur, nhấn mạnh trong những tuần gần đây, đã có nhiều nỗ lực giải quyết những vấn đề còn tồn đọng giữa hai khối này, trong đó có những khó khăn còn tồn tại từ năm 2019. Ông Paganini tuyên bố những vấn đề này hiện đã có trong văn bản và đã được hoàn thành, đồng thời cho biết tại cuộc họp ngày 6/12, các nhà lãnh đạo sẽ kết thúc đàm phán.
Trong khi đó, Chủ tịch EC von der Leyen cùng ngày nhận định một FTA giữa EU và khối Mercosur đang "trong tầm tay", song bà vẫn lưu ý rằng triển vọng thỏa thuận này được ký kết tại hội nghị thượng đỉnh vào ngày 6/12 dường như đang mờ nhạt sau một loạt sự phản đối vào phút cuối.
Nỗ lực của bà von der Leyen nhằm thúc đẩy việc ký kết FTA giữa EU và Mercosur dường như gặp trở ngại sau khi các nguồn tin của chính phủ Italy cho biết "các điều kiện chưa được đáp ứng" để Rome ký thỏa thuận.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 5/12 cũng nhắc lại lời cảnh báo rằng thỏa thuận này với điều kiện hiện tại là không thể chấp nhận được.
Trước đó cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế Nghị viện châu Âu Bernd Lange nhận định FTA với Mercosur sẽ là "ngọn hải đăng hy vọng" cho EU. Thỏa thuận này "không chỉ mang lại những cơ hội xuất khẩu mới mà còn tăng cường hơn nữa quan hệ chính trị và kinh tế với các quốc gia Mercosur". Ông Lange cho rằng có thể thỏa thuận này không đáp ứng được tham vọng và mong đợi cao nhất của EU, nhưng lợi thế của thỏa thuận đem lại lớn hơn nhiều so với những yếu điểm của nó.
Đàm phán FTA giữa Mercosur và EU kéo dài tới 25 năm do một số quốc gia thành viên EU còn quan ngại về vấn đề bảo vệ môi trường ở các nước Mercosur. Tổng thống Brazil Lula da Silva nhiều lần bày tỏ mong muốn ký kết thỏa thuận ngay trong năm 2024.
FTA EU - Mercosur được ký kết sẽ tạo ra một thị trường với khoảng 800 triệu dân và thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ đối với hơn 90% hàng hóa EU xuất khẩu sang khối Nam Mỹ. Thỏa thuận sẽ giúp cho các doanh nghiệp châu Âu tiết kiệm hơn 4,4 tỷ USD mỗi năm tiền thuế hải quan. Ngoài ra, thỏa thuận được trông đợi sẽ tạo điều kiện cho đầu tư của châu Âu vào khối Nam Mỹ, vốn đã đạt khoảng 361,4 tỷ USD.
Mecosur được thành lập chính thức vào năm 1991, hiện có hơn 275 triệu dân và chiếm hơn 82% tổng thu nhập quốc nội (GDP) của lục địa Nam Mỹ.
Các nước Nam Mỹ chúc mừng Tổng thống đắc cử Uruguay Ngày 25/11, nhiều nhà lãnh đạo Nam Mỹ đã chúc mừng Tổng thống đắc cử Uruguay Yamandú Orsi của đảng đối lập Mặt trận mở rộng (FA) trung tả, người đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vòng hai diễn ra trước đó một ngày. Ông Yamandu Orsi, ứng cử viên Tổng thống của Mặt trận mở rộng (FA), phát biểu tại...