Nơi biên ải cùng những thầy cô giáo cắm bản
Do đặc thù vùng cao miền núi, đi lại khó khăn, đặc biệt ở những điểm trường xa xôi, hẻo lánh nên cuộc sống và sinh hoạt của đa số giáo viên cắm bản thường rơi vào tình trạng vất vả, thiếu thốn.
Không chỉ khó khăn về điều kiện ăn ở, cơ sở vật chất… các thầy cô còn thiếu thốn về tinh thần: không tivi, không sóng điện thoại, thậm chí ở nhiều vùng, còn không nghe được tiếng Kinh…
Cuộc sống với núi rừng, với bản và với các học trò thân yêu. Ở đấy, đến cả sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam cũng không nên các thầy cô giáo gần như không thể cập nhật tin tức
Thanh Niên Online giới thiệu những hình ảnh đặc biệt về cuộc sống, sinh hoạt thường nhật của các thầy cô giáo tại vùng núi cao biên giới Tây Bắc nước ta.
Các phòng học tại các điểm bản vùng cao Tây Bắc thường có 2 bảng, dành cho 2 lớp học khác nhau và được gọi là “lớp ghép” – Ảnh: Lớp ghép 1 và 2, tại Sen Thượng (Mường Nhé, Điện Biên)
Video đang HOT
Phòng ở của hai giáo viên cắm bản Tả Ló San (Sen Thượng, Mường Nhé, Điện Biên), đồng thời cũng là nơi các cô soạn bài vở, ăn uống, sinh hoạt hằng ngày
Điểm trường Bản Giàng (Pa Cheo, Bát Xát, Lào Cai) nằm sâu trong rừng già. Tại đây có 2 lớp học tiểu học do vợ chồng thầy Thành đảm nhận, 1 lớp mầm non do cô giáo Nhung phụ trách. Cả ba thầy cô góp gạo thổi cơm chung – Ảnh: Bếp và nhà tắm trong căn phòng đầu dãy nh
Cả ba cô giáo mầm non và tiểu học điểm Trường Hán Nắng (Pa Cheo, Bát Xát, Lào Cai) phải ngủ chung 1 giường, nấu ăn chung trong căn bếp chật chội và với món “trường kỳ” – cá khô. Do đặc thù điểm trường nằm trên cao, dãy núi Hoàng Liên Sơn nên mùa đông, điểm trường này bị bao phủ bởi mây mù, sương giá và các cô luôn phải đi ủng để chống hơi ẩm
Phòng ở, bếp ăn và bữa ăn của một số thầy cô Trường tiểu học Sàng Ma Sáo (Bát Xát, Lào Cai)
Giáo viên Trường mầm non Sàng Ma Sáo nấu và cho học sinh ăn bữa trưa tại điểm trường
Theo TNO
Lắng đọng 'Trái tim người thầy'!
Ca khúc về mái trường, thầy cô lâu nay không thiếu. Nhưng, ca khúc khắc họa hình ảnh những thầy cô giáo... đặc biệt - như: Những thầy giáo công an làm công tác giáo dục ở các trường giáo dưỡng, 'người thầy giáo mang quân hàm xanh' dạy chữ cho học sinh ở vùng cao, biên cương, hải đảo hay các thầy cô giáo dạy trẻ em ở các trường giáo dục chuyên biệt... - thì hình như là những đề tài 'xưa nay hiếm'.
Bìa tuyển tập ca khúc
Nhưng, nay thì đã thấy!
Trong tuyển tập ca khúc mới của nhà giáo-nhạc sĩ Bùi Anh Tôn: Tuyển tập ca khúc Trái tim người thầy, do NXB Giáo dục Việt Nam cho ra mắt nhân dịp chào mừng Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20.11 năm nay.
Là một người hoạt động âm nhạc trong ngành giáo dục suốt gần 30 năm nay, nhạc sĩ Bùi Anh Tôn (sinh năm 1962 tại Sơn Tây, Hà Nội, quê quán tỉnh Thái Bình, hiện là chuyên viên phụ trách Bộ môn Âm nhạc thuộc Sở GD-ĐT TP.HCM) gắn bó với sự nghiệp trồng người trong các vai trò giảng viên âm nhạc, viết tài liệu và giáo trình phục vụ cho việc dạy học, sáng tác ca khúc, dàn dựng các chương trình văn nghệ cho học sinh, sinh viên và giáo viên, nghiên cứu về giáo dục âm nhạc trong nhà trường... và đã để lại nhiều dấu ấn trong sự nghiệp âm nhạc của mình.
Có thể nói, đó cũng chính là điều kiện để nhạc sĩ Bùi Anh Tôn dễ dàng khắc họa thành công hình ảnh người giáo viên ở mọi góc độ, với sự phong phú, đa dạng và giàu cảm xúc..., với nhiều ca khúc được thu và phát trên các đài phát thanh, truyền hình của Trung ương và TP.HCM, nhiều bài hát được in rải rác trong các tập bài hát của nhà xuất bản Âm nhạc (Hà Nội), NXB Trẻ TP.HCM, NXB Giáo dục Việt Nam...
Khánh thành Trường Tiểu học Trường Sa Ngày 21/4, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ khánh thành Trường Tiểu học Trường Sa. Đồng chí Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính đến dự và phát biểu tại buổi lễ. Cùng dự còn có Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Mạnh Hùng; Chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh, Phó tư lệnh Quân...