Nỗi bất lực của một cô giáo với học trò hư
“Nhớ lại những buổi đầu tiên lên lớp, dù đã được nhiều anh chị đồng nghiệp cảnh báo trước học sinh trường này rất cá biệt nhưng tôi vẫn không ngờ trước thực tế lại như vậy”.
Đó là tâm sự của cô Nguyễn Thị Minh, giáo viên một trường THCS tỉnh Vĩnh Phúc. Cô Minh kể: “Lần đầu tiên đi dạy, tôi lên trường rất sớm. Trống tiết nên tôi ngồi ở văn phòng nghĩ ngợi vẩn vơ. Bỗng thấy một bạn dạy cũng khóc lóc đi lên văn phòng. Hỏi, bạn tâm sự vì học sinh hư quá. Cô giáo mới nên bị trò “ bắt nạt”. Cô giáo vào lớp, học trò khòng vào. Cô vào lớp trò cũng chạy loanh quanh. Bạn ấy không làm sao để các em trật tự. Quát mắng không được mới bức xúc, tủi thân mà khó. Lúc này đành phải nhờ tới giáo viên chủ nhiệm can thiệp lớp mới yên.
Nhìn cảnh ấy lòng tôi ít nhiều cũng sợ. Nhưng lòng luôn bảo dạ, học trò mới cấp II, mình không bao giờ phải khóc như vậy. Thế mà… hầu như hôm nào dạy lớp cá biệt xong, bước ra khỏi lớp tôi đều phải khóc. Khóc vì bất lực, khóc vì thiếu kinh nghiệm “trị” học sinh hư.
Ảnh minh họa.
Bước vào lớp đó với tôi như đặt chân vào cửa địa ngục. Nếu hôm nào có tiết là tối về tôi lại mất ngủ. Vào lớp con gái thì vênh váo, con trai thì ngổ ngáo. Cô giáo giảng bài học sinh ở dưới chỉ lo nói chuyện. Mà chúng cứ hét thật to. Giáo viên trên bục nhắc nhở được một lúc rồi đâu lại vào đó.
Khá nhiều học trò ở đây nói năng vô văn hóa. Nhiều lần đứng trên bục giảng tôi đành phải cho qua những câu nói ấy. Cô dạy trên bảng nhưng học sinh ở dưới chỉ nhận xét, bình phẩm cô giáo linh tinh. Nào thì “cô giáo nhìn nóng thế”, “trán cô A dài hơn trán cô B”.
Xuống nhắc nhở, chúng chỉ cười hênh hếch. Mắng một em để làm gương cho cả lớp thì mấy chục cái miệng ùa theo nói láo cô giáo. Là giáo viên trẻ, biết mình còn thiếu kinh nghiệm và phải cố gắng nhiều nhưng lần nào ra khỏi lớp tôi đều cảm thấy bị xúc phạm, tủi hổ. Tìm đến ban giám hiệu là cách làm cuối cùng mà tôi nghĩ ra.
Ngày xưa câu “nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò” đọc lên khiến tôi vui vui nhưng giờ là giáo viên chỉ thấy sợ trước những trò nghịch của trò. Nhiều lần vì không muốn vào lớp, học sinh đổ mắm tôm ra lớp, mùi nồng nặc. Chỉ chờ có vậy chúng chạy hết ra ngoài. Số ít lắm có lẽ thương cô nên đi xách nước, mua nước tẩy vể để kỳ cọ.
“Thưa thầy cho em về trước để đi khám răng” – một nữ sinh lớp cá biệt xin phép về ở tiết 5. Ở trường có quy định không cho học sinh ra ngoài trong giờ trừ lí do đặc biệt. Thầy hỏi đi khám với ai. Trò thưa mẹ em đợi ngoài cổng. Thầy lấy điện thoại ra và đề nghị trò đọc số mẹ để hỏi. Trò liền bốp chát: “Không cho ra thì thôi. Lắm chuyện”. Chuyện này đồng nghiệp cùng trường kể với tôi. Tôi biết anh ấy đã nói giảm nói tránh đi nhiều, bỏ đi nhiều chỗ rồi. Chúng tôi vẫn đùa nhau rằng “trò không chửi vào mặt mình ngoài đường là may rồi”.
Video đang HOT
Học sinh đã thế nhưng nhiều phụ huynh cũng thật “trẻ con”. Nếu có việc gì cần đến gặp các em, đang giờ dạy họ cứ ở ngoài nói vọng vào. Họ còn “dạy bảo” ngay trên trường lớp. Trong giờ dạy của tôi, phụ huynh cứ đứng ở chỗ con mình ngồi rồi mắng xơi xơi. Nhắc chị ra ngoài chị không ra. Có phụ huynh, tệ hơn còn đánh con trước mặt giáo viên. Phụ huynh ở đây phần nhiều là tiểu thương, công việc buôn bán bận quanh năm. Giáo viên như chúng tôi có khi mời đến vài lần họ chỉ ậm ừ hoặc nghe loáng thoáng chuyện rồi về trách phạt con.
Một số giáo viên vì ở cùng địa phương các em học nên trò ít nhiều “còn e sợ thầy”. Nhưng đa phần các em đều rất hư. Có lần chúng rủ nhau mua sơn viết tên, chửi thầy hiệu trưởng ở giữa sân trường.
Đuổi các em? Hay phạt thật nặng? Như vậy các em có thay đổi? Cuộc đời có tươi sáng hơn? Trường chúng tôi gần như không làm thế. Thầy hiệu trưởng nhìn tôi trìu mến: “Cố lên em! Trò không phải hư mà do mình chưa dạy đúng cách thôi”.
Nhưng muốn thay đổi mà phụ huynh như vậy liệu giáo viên chúng tôi làm được gì? Tôi cố để bình tâm, không phạm vào những điều giáo viên không được làm mỗi lần đứng lớp. Tôi gắng bấu víu ở nơi này một phần vì ra trường suốt mấy năm nhưng tỉnh không có chính sách tuyển dụng SV Trường ĐH Hùng Vương. Từ đây đi về nhà chỉ hơn 4km. Tháng tháng vẫn phải ngửa tay xin tiền nhà để đi đám cưới, đi lễ….
Mới đó đã là năm thứ 2 tôi gắn bó với trường, lớp ở đây. Lũ trẻ thì vẫn nghịch. Và tôi cứ phải mò mầm, bước đi mong sao những năm cuối cùng có thể phần nào thay đổi chúng. Nước mắt tôi đã bớt rơi nhưng lòng vẫn ngổn ngang, đôi khi bất lực trước học trò của mình.
Theo Vietnamnet
Ngôi trường võ chuyên nhận học trò "bất trị"
Trong khi nhiều trường công lập tìm cách "tống cổ" học sinh hư ra khỏi trường thì ngôi trường phổ thông nội trú này lại giang tay đón nhận họ.
Không phải trường giáo dưỡng nhưng ngôi trường này nhận về tất cả những học sinh bị cho là "hư", từ học sinh yếu kém trong học tập đến những học sinh bị coi là cá biệt nghịch ngợm, nghiện game, dù họ đã bị nhiều ngôi trường khác "chối bỏ"!
Tìm tố chất của học sinh cá biệt
Xuất phát từ quan điểm "không có học sinh hư, chỉ có thầy giáo chưa biết cách dạy", trường phổ thông nội trú thuộc Viện Nghiên cứu phát triển võ Việt Nam - Thể thao đón nhận cả những học sinh bị cho là chưa ngoan, hạnh kiếm yếu. Khi đến ngôi trường này, không có khái niệm học sinh "hư", học sinh "ngoan", mà tất cả các em đều có tố chất đặc biệt.
Thạc sĩ Phạm Quang Long, Chủ tịch Viện cho biết học sinh "cá biệt" là những học sinh có kỹ năng vận động rất tốt, thích làm thủ lĩnh, có cá tính mạnh. Khi được phát hiện, đào tạo và nuôi dưỡng những tố chất này sẽ cho chúng ta những tài năng.
Khi có môi trường và phương pháp giáo dục phù hợp, các em học sinh bị gán mác là "hư" lại nở nụ cười hiền khô thế này
"Học sinh hiếu động, nghịch ngợm, ham chơi, lười học, đánh nhau chưa hẳn đã hư. Nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa có môi trường và phương pháp giáo dục đào tạo thích hợp. Sau một thời gian theo dõi và nghiên cứu chúng tôi nhận thấy học sinh bị coi là cá biệt có 2 đặc điểm chính: Một là cá tính mạnh, thích cạnh tranh có tính chất đối kháng và ganh đua, thứ hai là thích chơi trội, thích làm thủ lĩnh. Chính những học sinh này nếu định hướng đúng lại là những nhân tố có bước đột phá bất ngờ trong tư duy và hành động. Tất cả đó là dấu hiệu cho biết những tài năng tương lai", ông Long nói.
Ngoài việc học văn hóa theo chương trình của bộ, trường tổ chức tới gần 40 môn thể thao cho các em tự lựa chọn, sinh hoạt ngoại khóa, hội tụ đủ "văn - thể - mỹ". Với những em thích thể thao, trường đào tạo chuyên sâu trở thành VĐV đi thi đấu. Còn các em không muốn đi theo con đường thể thao thì thầy cô chú trọng đào tạo văn hóa và trang bị cho các em các kỹ năng mà những người thủ lĩnh, những người lãnh đạo tương lai cần có, đó là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng biểu cảm bằng ngôn ngữ và hành động...
Ngoài học văn hóa, các em chơi thể thao để tăng cường sức khỏe.
"Có một sự thật đáng buồn là HS phổ thông và cả sinh viên đại học của chúng ta vẫn bị nhồi nhét đủ thứ kiến thức, nhưng những kỹ năng cơ bản nhất cần phải dạy thì bị bỏ qua. Có cử nhân đại học không viết nổi lá đơn xin việc, trong giao tiếp thì thiếu tự tin, không biết cách bày tỏ ý tưởng của mình. Ở đây, chúng tôi dạy cho các em cách viết đơn xin việc, cách viết đơn xin thôi việc, thậm chí cả cách lập biên bản và viết đơn kiện. Giáo dục các em một cách toàn diện để các em có kiến thức văn hóa, thể chất khỏe mạnh, tự tin, thân thiện, khả năng giao tiếp trong cuộc sống", ông Long nói thêm.
"Ba cùng" với học sinh
Cùng ăn, cùng ở, cùng học - chuyện tưởng chừng chỉ có ở những ngôi trường vùng cao, xa xôi hẻo lánh nhưng lại đang diễn ra ở ngôi trường cách thủ đô Hà Nội chưa đầy 20km này. Tại đây, thầy cô giáo không chỉ dạy học mà còn sinh hoạt chung với các em học sinh như những người bạn.
Phương pháp "ba cùng" này giúp các thầy cô nắm được năng khiếu, sở trường của từng em, hiểu được tâm tư tình cảm của các em để có biện pháp giáo dục phù hợp.
Cũng vì dành hết thời gian cho các em học sinh mà hầu hết các thầy cô của trường vẫn chưa lập gia đình riêng. Thậm chí có thầy còn sẵn sàng giảm lương, nghỉ việc nếu không dạy được học sinh nên người.
Các thầy cô cùng ăn với học sinh.
Thầy Phạm Quang Long kể: "Có một em học sinh lớp 10, quê Hưng Yên vào trường được 2 tháng thì trốn về nhà đến 5 lần. Ở nhà em hay tắt mắt, vô ý thức, nghiện game. Khi vào trường nội trú cảm thấy bó buộc nên bỏ trốn về nhà. Trốn đến lần thứ 3 thì trường cũng có ý để em về với gia đình. Nhưng thầy giáo trẻ Bùi Đức Thao nhất quyết đưa em trở về.
Thầy Thao còn dùng "miếng cơm manh áo" của mình ra bảo lãnh cho em này. Nếu em HS này còn bỏ trốn thì thầy sẽ bị trừ lương trong 3 tháng, không dạy được thì thầy xin nghỉ việc. Giờ thì đâu vào đấy rồi, lễ phép, chăm chỉ học tập rèn luyện".
Gặp gỡ thầy Bùi Đức Thao của câu chuyện trên, thầy Thao cho biết mỗi học sinh cá biệt có một hoàn cảnh, tâm tư tình cảm riêng nên không thể áp dụng chung một phương pháp giáo dục nào. Mà người thầy phải gần gũi các em, nắm được tâm lý cũng như tật xấu của các em, hiểu được HS của mình đang nghĩ gì, đang gặp phải vấn đề gì rồi mới đưa ra phương pháp can thiệp, giáo dục phù hợp.
"Em học sinh này được đánh giá là rất bảo thủ và lỳ. Nhưng ánh mắt của em nhìn thầy còn biết sợ, chứng tỏ còn giáo dục được. Qua những lần thủ thỉ tâm sự, biểu hiện của em khi gọi điện về nhà thì biết em rất thương mẹ, thương em ở nhà. Mình mới dựa vào những điều đó để tác động, giáo dục em dần dần", thầy Thao chia sẻ.
Thầy Thao cho rằng, học sinh hư hoàn toàn có thể giáo dục được khi thầy cô dành nhiều thời gian cho các em, thấu hiểu tâm tư tình cảm của các em để có biện pháp giáo dục phù hợp.
Theo VNN
Học xong không dám...đi làm Đó là một thực trạng khá mâu thuẫn nhưng phổ biến của sinh viên hiện nay. Họ tốt nghiệp với bằng cấp khá giỏi, nhưng kĩ năng mềm và kiến thức chuyên ngành chưa được đầu tư kĩ đã khiến họ thiếu tự tin và thậm chí sợ hãi khi phải làm việc...đúng chuyên ngành của mình. Tự nghỉ việc vì... xấu hổ...