Nobel Hòa bình 2023 thuộc về nhà hoạt động người Iran
Ủy ban Nobel Hòa bình trao giải thưởng năm 2023 cho nhà hoạt động Iran Narges Mohammadi vì “thúc đẩy quyền của phụ nữ tại Iran cũng như nhân quyền và tự do cho mọi người”.
Ủy ban Nobel Hòa bình hôm nay (6/10) công bố người chiến thắng giải Nobel Hòa bình 2023 là nhà hoạt động 51 tuổi người Iran Narges Mohammadi. Bà được vinh danh vì “cuộc đấu tranh thúc đẩy quyền của phụ nữ ở Iran, cũng như thúc đẩy nhân quyền, tự do cho mọi người”.
Theo Ủy ban Nobel, có 351 ứng cử viên cho giải thưởng Nobel Hòa bình 2023, cao thứ nhì trong lịch sử. Bà Narges Mohammadi là người phụ nữ thứ 19 trên thế giới và là người phụ nữ Iran thứ hai được trao Nobel Hòa bình.
Video đang HOT
Đây là giải thưởng thứ 5 được công bố trong mùa Nobel năm 2023, sau các Giải Nobel Y Sinh, Nobel Vật lý, Nobel Hóa học và Nobel Văn học. Giải thưởng có trị giá gần một triệu USD, trích từ tiền lãi ngân hàng hàng năm của khoản tiết kiệm mà nhà khoa học Alfred Nobel để lại.
Nhóm các giải Nobel truyền thống được công bố hàng năm kể từ năm 1901 để vinh danh những cá nhân đạt thành tựu to lớn trong các lĩnh vực: Y sinh, Vật lý, Hóa học, Văn học và Hòa bình. Riêng giải Nobel Hòa bình có thể được trao cho cá nhân hay một tổ chức.
Từ năm 1969, Thụy Điển trao thêm giải Nobel Kinh tế, có tên gọi chính thức là Giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển cho khoa học kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel, tặng những nhân vật có đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực kinh tế học. Nobel Kinh tế 2023 sẽ được công bố ngày 9/10.
Về quá trình xét tặng, Nobel Vật lý, Hóa học, Văn học và Kinh tế do Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển quyết định; Nobel Y sinh do Ủy ban Nobel của Viện Karolinska quyết định; còn Nobel Hòa bình do Ủy ban Nobel thuộc Quốc hội Na Uy quyết định.
Giải Nobel Hòa bình được trao ở Na Uy chứ không phải Thụy Điển như các giải Nobel khác. Lễ trao giải sẽ diễn ra tháng 12/2023. Theo quy định của Ủy ban Nobel, những thông tin liên quan đến quá trình xét tặng giải thưởng sẽ được giữ kín trong khoảng thời gian là 50 năm.
Iran sản xuất thành công chất phóng xạ Caesi-137
Ngày 27/8, Hãng thông tấn chính thức IRNA đưa tin Iran đã tự sản xuất thành công chất phóng xạ Caesi-137.
Đây được xem là một thành tựu mới của ngành công nghiệp hạt nhân của nước này.
Tổ chức hạt nhân Iran công bố sản xuất hạt nhân phóng xạ. Ảnh: tehrantimes.com
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, phát biểu tại buổi lễ công bố, Chủ tịch Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI) Mohammad Eslami khẳng định tổ chức này đã sản xuất được chất phóng xạ hạt nhân nói trên trong vòng 6 tháng.
IRNA cho biết chất phóng xạ hạt nhân này được tạo ra nhờ kết quả của một dự án nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Công nghệ và Khoa học Hạt nhân Iran nhằm phát triển kỹ thuật để tách và tinh chế Caesi-137 trong quá trình phản ứng phân hạch hạt nhân.
Caesi-137 là một chất phóng xạ hạt nhân có chu kỳ bán rã khoảng 30 năm, không tồn tại trong tự nhiên mà chủ yếu được tìm thấy trong nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và chất thải phóng xạ.
Caesi-137 có nhiều ứng dụng thực tiễn trong lĩnh vực y tế và công nghiệp, thường được sử dụng trong các thiết bị đo bức xạ, xạ trị, trị liệu bức xạ và nhiều loại máy đo công nghiệp khác.
BRICS mở rộng sẽ chiếm gần 40% nền kinh tế toàn cầu Trích dẫn các tính toán dựa trên dữ liệu toàn cầu, một số phương tiện truyền thông Nga đưa tin việc kết nạp thêm 6 thành viên mới sẽ thúc đẩy các quốc gia BRICS vượt xa đối thủ G7 về mặt kinh tế. Ảnh minh hoạ: Getty Images Theo đài RT (Nga), BRICS hiện bao gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ,...