Nỗ lực ngăn chặn tội phạm mua bá.n ngườ.i
Nếu như trước đây, chúng ta chỉ biết đến mua bá.n ngườ.i vì mục đích cưỡn.g bứ.c lao động, mại dâm thì bây giờ còn các hình thức khác như: mang thai hộ; mua bán bào thai; cho và nhận con nuôi; giới thiệu việc nhẹ lương cao; kết hôn với người nước ngoài với các phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện, đấu tranh.
Trước thực trạng trên, Công an các địa phương đã quyết liệt triển khai các biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh và phòng ngừa có hiệu quả với loại tội phạm này.
Cảnh báo thủ đoạn của tội phạm trên không gian mạng
Đầu tháng 4/2024, chị N.T.C (SN 1996), trú tại xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá đến cơ quan Công an để trình báo sự việc: Vào lúc 4h ngày 29/3/2024, em trai chị là Nguyễn Công Minh đem theo hành lý cá nhân đi từ nhà đến xã Quảng Lộc, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá lên ôtô khách của nhà xe Hải Hà đi đến TP Hồ Chí Minh. Đến 8h sáng 30/3/2024, khi đến bến xe Ngã Tư Ga ở TP Hồ Chí Minh, Minh được một người đàn ông lạ mặt đi xe ôtô đến trả tiề.n vé xe và chở Minh đi. Tiếp đó, ngày 5 và 6/4/2024, gia đình Minh nhận được tin nhắn qua tài khoản Zalo của Minh với nội dung Minh đã bị lừa bán sang Campuchia, đồng thời có nhiều cuộc gọi đến số điện thoại của chị C yêu cầu chuyển 250.000.000 đồng để chuộc người.
Công an tỉnh Thanh Hóa đã bắt giữ đối tượng Phạm Thị Hằng để điều tra tội mua bá.n ngườ.i dưới 16 tuổ.i.
Đây là vụ việc điển hình mà nguyên nhân xuất phát từ việc các thanh niên có nhu cầu tìm việc làm có thu nhập cao, ít nặng nhọc đã lên mạng tìm kiếm hoặc thông qua người lạ quen biết trên mạng xã hội giới thiệu. Lợi dụng vào đó, bọn tội phạm mua bá.n ngườ.i đã giăng bẫy để dụ dỗ, đưa các nạ.n nhâ.n đến hang ổ của chúng sau đó khống chế bắt tham gia các hoạt động lừ.a đả.o qua mạng hoặc đòi tiề.n chuộc từ gia đình các nạ.n nhâ.n.
Mới đây, qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, Công an TP Thanh Hóa phát hiện hội nhóm “Gia đình hiếm muộn xin nhận con nuôi” có một số đối tượng có dấu hiệu hoạt động chuyển giao, mua bá.n ngườ.i dưới 16 tuổ.i với thủ đoạn nhận con nuôi nên đã xác lập chuyên án đấu tranh. Quá trình điều tra, Công an TP Thanh Hóa phát hiện Phạm Thị Hằng là đối tượng đã có tiề.n án về tội “Làm giả giấy tờ” cũng tham gia hội nhóm “Gia đình hiếm muộn xin nhận con nuôi”.
Bản thân Hằng đang có giao dịch bán con gái (5 ngày tuổ.i) của một phụ nữ ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên cho một gia đình ở xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân (Thanh Hóa) với giá 45 triệu đồng. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chiều 11/6/2024, Công an TP Thanh Hóa đã bắt quả tang Phạm Thị Hằng khi đang giao dịch và bán cháu gái 5 ngày tuổ.i tại nhà nghỉ Thu Hà, đường Tô Vĩnh Diện, phường Điện Biên, TP Thanh Hóa. Theo kết quả điều tra, do hoàn cảnh khó khăn nên chị N.T.M đang mang thai con gái tháng thứ 9 có lên hội nhóm trên không gian mạng “Gia đình hiếm muộn xin nhận con nuôi” để liên hệ tìm người nuôi con sau khi sinh.
Sau khi liên hệ với tài khoản Facebook “Hang pham” của Phạm Thị Hằng, chị M nói nguyện vọng của bản thân muốn tìm người nuôi con sau sinh nên Hằng đồng ý. Hằng hứa hẹn sẽ trả toàn bộ viện phí và chi phí cho chị M bắt xe từ Thái Nguyên vào Thanh Hóa. Sau đó, Hằng đã liên hệ và bán cháu bé cho một gia đình hiếm muộn ở huyện Như Xuân với giá 45 triệu đồng.
Trung tá Đỗ Tân Phú, Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự, Công an TP Thanh Hoá cho biết, thủ đoạn của Phạm Thị Hằng là lợi dụng các trang mạng xã hội để đăng tải thông tin, thu gom những người mang thai ngoài ý muốn, sau đó mang về nhà lo ăn uống, sinh hoạt. Khi đến thời kỳ sinh nở thì đối tượng lo viện phí và sau khi sinh con xong thì đối tượng làm giấy tờ giả và liên hệ trên mạng xã hội với những gia đình hiếm muộn con.
Từ thực tế điều tra của lực lượng Công an cho thấy, nạ.n nhâ.n mà các đối tượng buôn người nhắm tới thường là thanh niên ở vùng sâu, vùng xa, nhận thức pháp luật còn hạn chế; phụ nữ bị tổn thương về tình cảm; các cháu gái ở độ tuổ.i mới lớn, chưa có nhiều kinh nghiệm sống… Đáng chú ý là phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng này rất tinh vi với quy mô ngày càng phức tạp. Thay vì tiếp cận nạ.n nhâ.n trực tiếp như trước kia, hiện nay, các đối tượng lại lợi dụng mạng xã hội để tiếp cận nạ.n nhâ.n và đưa ra nhiều “bẫy” hấp dẫn như: Dụ dỗ đi làm việc nhẹ lương cao; lập các nhóm kín để nhận con nuôi, mang thai hộ; đưa phụ nữ ra nước ngoài lấy chồng…
Video đang HOT
Trung tá Nguyễn Trung Kiên, Đội trưởng Đội Cảnh sát hình sự, Công an huyện Thường Xuân, cho biết: “Qua công tác phòng ngừa, đấu tranh, chúng tôi thấy rằng số người dân sang Campuchia làm ăn, hầu như đều bị các đối tượng đưa vào hoạt động trong các sòng bạc hoặc đưa vào làm trong các nhóm liên quan đến lừ.a đả.o. Đối với phụ nữ hoặc tr.ẻ e.m gái có thể đưa vào hoạt động trong các ổ nhóm mại dâm. Hằng ngày các đối tượng quản lý chặt chẽ, thậm chí là sử dụng vũ lực để quản lý số nạ.n nhâ.n này. Nếu muốn giải thoát thì các đối tượng có thể cho liên lạc với gia đình và đưa ra số tiề.n chuộc rất lớn.
Thượng tá Phạm Đức Thiêm, Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: Thời gian gần đây, Công an tỉnh Thanh Hoá đã tập trung tuyên truyền, nâng cao cảnh giác cho người dân trong việc nhận diện và phòng ngừa tội phạm mua bá.n ngườ.i. Đồng thời, lực lượng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh đã tập trung nắm tình hình, địa bàn, đối tượng, chủ động điều tra các tuyến, địa bàn, lĩnh vực, đặc biệt là điều tra trên các hội nhóm trên không gian mạng liên quan đến hoạt động mua bá.n ngườ.i; tham mưu cho các sở, ban, ngành đoàn thể có liên quan phối hợp đấu tranh, phòng ngừa; xác lập các chuyên án, đấu tranh triệt phá các đường dây, mắt xích hoạt động mua bá.n ngườ.i… Chỉ tính từ đầu năm 2024 đến nay, Công an tỉnh Thanh Hoá đã phát hiện, bắt giữ và khởi tố 3 vụ, 4 bị can về tội mua bá.n ngườ.i trong đó có 2 vụ mua bá.n tr.ẻ e.m dưới 16 tuổ.i.
Đấu tranh hiệu quả với tội phạm mua bá.n ngườ.i qua tuyến biên giới
Thời gian qua, với phương châm “không tr.ẻ e.m nào bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến phòng, chống mua bá.n ngườ.i”, Công an Tây Ninh đã triển khai quyết liệt các biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh phòng, chống hiệu quả với tội phạm mua bá.n ngườ.i theo chỉ đạo của Bộ Công an.
Công an xã Định Tăng, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa ngăn chặn kịp thời một cháu bé bị dụ dỗ đi làm “việc nhẹ lương cao”.
Điển hình, qua công tác nghiệp vụ, vào ngày 10/7, tại Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tây Ninh phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh đã bắt giữ Phạm Thị Kim Anh (SN 2003, ngụ Đồng Nai) và giải cứu thành công 2 n.ữ sin.h bị mua bán, gồm: G.M.Đ. (SN 2007, ngụ Bình Dương) và V.V.T. (SN 2007, ngụ An Giang).
Tại cơ quan Công an, Kim Anh bước đầu khai nhận, lợi dụng mạng xã hội Facebook và Telegram để lừa, dụ dỗ và lôi kéo người Việt Nam đưa sang lao động ở khu Đông Thái, TP Bavet, tỉnh Svay Rieng, Campuchia. Khi nạ.n nhâ.n dính bẫy, Kim Anh bán cho các công ty ở Campuchia với giá 300 USD/người. Kim Anh đã bán được 3 người thì bị bắt giữ.
Thượng tá Nguyễn Văn Tâm, Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tây Ninh, cho biết: Để đấu tranh hiệu quả với tội phạm mua bá.n ngườ.i, Công an tỉnh Tây Ninh tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các lực lượng Công an và Biên phòng triển khai đợt cao điểm tấ.n côn.g, trấn áp tội phạm mua bá.n ngườ.i. Các ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng nhiệm vụ được phân công phối hợp triển khai các giải pháp phòng, chống tội phạm mua bá.n ngườ.i.
Qua công tác phối hợp, Công an tỉnh Tây Ninh và Bộ đội Biên phòng tỉnh đã xác lập 2 chuyên án đấu tranh với nhóm đối tượng mua bá.n ngườ.i sang Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài. Kết quả, lực lượng chức năng đã bắt giữ, khởi tố 7 đối tượng về hành vi mua bá.n ngườ.i, giải cứu 9 nạ.n nhâ.n, trong đó có 1 nạ.n nhâ.n từ Malaysia. Ngoài ra, lực lượng chức năng còn phối hợp tiếp nhận, xác minh hơn 1.400 công dân Việt Nam do lực lượng chức năng Campuchia trao trả về nước. Qua đó, phát hiện 3 đối tượng truy nã, 22 đối tượng truy tìm của Công an các tỉnh, thành phố trong cả nước. Công an tỉnh Tây Ninh và Bộ đội Biên phòng tỉnh còn phối hợp tuần tra biên giới phòng, chống tội phạm trên tuyến biên giới và xuất, nhập cảnh trái phép.
Riêng Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tây Ninh cũng đã chủ động phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh và lực lượng chức năng Campuchia bắt, khởi tố 2 vụ, 10 đối tượng về hành vi mua bá.n ngườ.i, lừ.a đả.o chiếm đoạt tải sản trên không gian mạng. Trong đó, 2 đối tượng cầm đầu tuyển chọn người Việt Nam đưa sang Campuchia bán vào các công ty lừ.a đả.o của người Trung Quốc để hoạt động phạm tội
Thừa Thiên-Huế: Triệt phá đường dây mang thai hộ và mua bán thận liên tỉnh
Chỉ trong thời gian ngắn đã có hàng chục trường hợp được các đối tượng đứng ra môi giới, tổ chức để mang thai hộ và mua bán thận thành công.
Đây là đường dây mang thai hộ, mua bán mô, thận quy mô lớn ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đầu tháng 11/2023, Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế đã triệt phá thành công chuyên án này
Mỗi ca mang thai hộ có giá khoảng 450-600 triệu đồng
Ngày 11/11, Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, đang tiếp tục điều tra mở rộng đường dây mang thai hộ và đây là vụ án tổ chức mang thai hộ lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên từ trước tới nay. Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh cho biết, qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, đơn vị này phát hiện trên nhóm Facebook mang thai hộ và tìm người mang thai hộ, hiến trứng tại TP Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội. Tại đây, xuất hiện hàng loạt bài viết liên quan đến hoạt động mang thai hộ, mua bán trứng... Các đối tượng đăng tải nhiều bài viết mời chào dịch vụ và thường chỉ liên hệ bằng hình thức nhắn tin riêng.
Đối tượng Trương Thị Thùy Trinh tại cơ quan Công an.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trên một số trang mạng xã hội Facebook, một số nhóm mang thai hộ và tìm người mang thai hộ đã công khai đăng nhu cầu. Trên trang Facebook "Tìm người mang thai hộ, hiến trứng", mới đây đăng tải thông tin: "Mình cần bạn nữ hiến trứng để gia đình thụ tinh ống nghiệm ở Sài Gòn - Hà Nội - Đà Nẵng - Hải Phòng. Trang này cũng đặt ra các tiêu chuẩn: Dưới 27 tuổ.i, chưa hiến trứng lần nào, ngoại hình ưa nhìn, cao 1m55, có CMND và để lại số điện thoại 09429462... tư vấn" hay đăng tải thông tin: "Bên em sẵn các bạn trẻ hiến, gia đình anh chị cần xin trứng Ib...". Hiện, trên trang này đang có 1,3 ngàn lượt theo dõi. Ngoài ra, một số tài khoản Facebook mang thai hộ, hiến trứng, hiến tin.h trùn.g... thu hút rất nhiều lượt thành viên tham gia. Trong đó, có trang lên đến 51 ngàn thành viên theo dõi.
Trước việc tổ chức đường dây mang thai hộ nhằm mục đích thương mại diễn ra xuyên tỉnh, trong đó có Thừa Thiên-Huế; nhận thấy tính chất phức tạp của vụ việc, Ban Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương xác minh, điều tra. Trước các chứng cứ thu thập được, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã xác lập chuyên án để đấu tranh, truy bắt các đối tượng. Bằng việc triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, tiến hành xác minh, giải quyết nguồn tin, Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế đã lần theo từng đầu mối thu thập tài liệu, chứng cứ, truy bắt các đối tượng có liên quan.
Qua đó, lực lượng Công an xác định nhóm đối tượng gồm: Trương Thị Thùy Trinh (SN 1993, trú tại tỉnh Bình Thuận), Trần Tuấn Anh (SN 1992, trú tại tỉnh Hà Nam) và Trần Việt Thành (SN 1996, trú tại tỉnh Bắc Kạn). Các đối tượng này cùng thuê một căn hộ tại chung cư cao cấp Nera, phường An Đông, TP Huế để sinh sống. Các đối tượng thường xuyên đăng quảng cáo tại các hội nhóm trên không gian mạng để tiếp cận người có nhu cầu, liên hệ và đặt vấn đề với các gia đình hiếm muộn.
Qua xác minh ban đầu, mỗi ca mang thai hộ mà các đối tượng đặt ra có giá khoảng 450-600 triệu đồng và hiến trứng khoảng 25 triệu đồng/lần. Việc tuyển chọn người mang thai hộ và hiến trứng thường kèm theo các yêu cầu về sức khỏe, ngoại hình, độ tuổ.i. Đây là nhóm đối tượng hoạt động với nhiều hình thức tinh vi, có phạm vi hoạt động toàn quốc. Cơ quan công an xác định, Trương Thị Thùy Trinh là đối tượng cầm đầu đường dây mang thai hộ. Đối tượng này rất chuyên nghiệp trong việc làm thủ tục giấy tờ để đủ điều kiện cho việc mang thai hộ lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Quá trình theo dõi, thu thập tài liệu, Cơ quan công an xác định Trương Thị Thùy Trinh cùng với Trần Việt Thành đã tổ chức mang thai hộ cho nhiều cá nhân trên địa bàn toàn quốc. Riêng, tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, cuối tháng 5/2023, Trinh đã tổ chức cho 1 trường hợp mang thai hộ thành công, người mang thai hộ đã sinh được một b.é tra.i tại Bệnh viện Trung ương Huế với hợp đồng thỏa thuận tổng cộng là hàng trăm triệu đồng. Tại thời điểm phá án, lực lượng Công an còn phát hiện, Trinh thuê địa điểm phòng 908-C1 khu chung cư Xuân Phú, phường Xuân Phú, TP Huế để nuôi 2 đối tượng đang mang bầu cho khách.
Theo nguồn tin mà chúng tôi có được, đối với những phụ nữ đang mang bầu mà do Trinh làm môi giới, có một số người đã có gia đình, có con và cũng có những trường hợp chưa có chồng con. Hầu hết, những trường hợp mang thai hộ này điều có hoàn cảnh ngặt nghèo, cần tiề.n trả nợ hoặc cần tiề.n để trang trải cho gia đình nên đã đồng ý mang thai hộ. Theo tiết lộ từ một phụ nữ đã có chồng mang thai hộ, dù người này không hề quen biết với cặp vợ chồng mang thai hộ nhưng qua người môi giới, chị này đã đồng ý mang thai hộ để nhận số tiề.n 160 triệu đồng.
Bên cạnh đó, từ khi mang bầu đến khi sinh, người phụ nữ này được phía môi giới nuôi ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và được chăm sóc chu đáo. Nguyên nhân người này mang thai hộ là để có tiề.n trả nợ do trước đó làm ăn thua lỗ, hoàn cảnh gia đình vào đường cùng, nợ nần chồng chất nên người vợ nói dối với chồng con là rời quê đi làm giúp việc trong vòng 1 năm có đủ tiề.n trả nợ rồi sẽ quay trở về với chồng con.
Giấy khám thai của một trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Được biết, Trinh và Thành không có nghề nghiệp ổn định, từ năm 2019, Trinh bắt đầu dạt về Huế thuê nhà để sinh sống. Tại đây, Trinh thường lân la tại các bệnh viện lớn và nắm bắt được nhu cầu có con của các gia đình hiếm muộn, có nhu cầu sinh sản, đi chữa nhiều nơi vẫn không có kết quả. Từ đó, Trinh nảy sinh ý định lên mạng xã hội Facebook lập nhóm mang thai hộ tìm người hiếm muộn có nhu cầu, người mang thai hộ và người bán trứng để môi giới kiếm lời. Từ đó, các đối tượng hình thành đường dây đẻ thuê. Bước đầu, cơ quan điều tra xác định các đối tượng tổ chức thành công cho nhiều trường hợp khác trên cả nước, đồng thời mở rộng điều tra vụ án.
Một cán bộ điều tra viên cho biết, nhu cầu mang thai hộ đang ngày khá phổ biến hiện nay trước hiện trạng nhiều cặp vợ chồng không thể sinh con. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại đều áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong quá trình thụ thai. Đối với hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại thì bị pháp luật nghiêm cấm. Pháp luật hình sự quy định mang thai hộ vì mục đích thương mại là hành vi phạm tội. Đối với hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại xâm hại đến chế độ quản lý nhà nước về vấn đề mang thai hộ.
Hành vi phạm tội thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi tổ chức mang thai hộ, hành vi này bao gồm nhiều hành vi khác nhau: Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động để thực hiện việc mang thai hộ; tìm người có khả năng mang thai để thực hiện việc mang thai hộ vì mục đích thương mại và tìm các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn có nhu cầu tìm người mang thai hộ; chuẩn bị các điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người thực hiện việc mang thai hộ vì mục đích thương mại có thể thuận lợi sinh đứ.a tr.ẻ ra. Hậu quả của tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại có thể là người mang thai hộ có bầu hoặc đã sinh con... Trở lại đường dây mang thai hộ do Trương Thị Thùy Trinh điều hành, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trương Thị Thùy Trinh, Trần Việt Thành về tội "Mang thai hộ vì mục đích thương mại".
Môi giới 1 quả thận kiếm lời hơn 100 triệu đồng
Bên cạnh tham gia đường dây mang thai hộ, qua đấu tranh khai thác, lực lượng Công an phát hiện đối tượng Trần Tuấn Anh và Trần Việt Thành còn tham gia đường dây tổ chức mua bán thận tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế. Từ những tài liệu chứng cứ thu thập được, cơ quan điều tra xác định, từ năm 2018, đối tượng Tuấn Anh đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế và vào Khoa Thận để tìm kiếm bệnh nhân có nhu cầu ghép thận, rồi để lại số điện thoại và rao giá bán 1 quả thận từ 800 triệu đến 1,3 tỷ đồng.
Thời điểm này, Tuấn Anh nắm được tỷ lệ người mắc bệnh thận, hư thận ngày càng cao và nhu cầu ghép thận rất lớn. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế là một trong số ít tỉnh, thành thực hiện thành công nhiều ca ghép thận, trong khi đó chi phí lại thấp hơn so với việc ghép thận ở các tỉnh, thành lớn. Vì vậy, nhiều bệnh nhân, người nhà sinh sống ở miền Trung - Tây Nguyên, kể cả một số người bệnh ở khu vực phía Bắc, phía Nam cũng đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế để tìm hiểu ghép thận.
Đán.h vào nhu cầu tâm lý của người bệnh, Tuấn Anh ngày càng "bành trướng" đường dây mua bán thận của mình. Tuấn Anh tìm người có nhu cầu bán thận qua trung gian từ Trần Việt Thành. Các đối tượng đăng tải công khai trên trang mạng xã hội về việc cần mua thận, bán thận. Qua đó, không ít người có nhu cầu đã để lại số điện thoại để các đối tượng trong đường dây liên hệ. Qua đấu tranh, mỗi trường hợp bán thận thành công, Tuấn Anh chi trả cho Thành từ 100 triệu đến 110 triệu đồng.
Qua xác minh ban đầu, từ năm 2018 đến nay, Tuấn Anh đã tổ chức 8 ca ghép thận tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế, trong đó có 4 ca thành công. Ngoài ra, trong chuyên án này, lực lượng Công an còn phát hiện thêm nhóm gồm 2 đối tượng là Nguyễn Thị Thu Hà (SN 1986, trú tại tỉnh Quảng Bình) và Nguyễn Văn Ninh (SN 1998, trú tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng). Các đối tượng đưa những trường hợp bán thận về nuôi tập trung tại một nhà trọ trên địa bàn Thừa Thiên-Huế để làm các xét nghiệm, thủ tục, giấy tờ.
Đối tượng Trần Tuấn Anh tại cơ quan Công an.
Từ tháng 7/2020, Hà và Ninh sống với nhau như vợ chồng ở tại đường Bà Triệu, TP Huế. Cả hai thường xuyên đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế tìm người có nhu cầu ghép thận để môi giới mua bán, ghép thận. Mỗi ca ghép thận có giá từ 900 triệu đến 1,3 tỷ đồng. Trong số tiề.n này, người hiến nhận được 450 triệu đồng, các chi phí liên quan đến khám, chữa bệnh, tiề.n phẫu thuật, nuôi ăn, tiề.n làm giấy tờ, bồi dưỡng cho người hiến... khoảng 450 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí, Hà và Ninh thu lợi khoảng hơn 100 triệu đồng/ca môi giới ghép thận thành công. Từ năm 2020 đến nay, đối tượng Hà đã môi giới cho khoảng 18 trường hợp, trong đó có 3 ca phẫu thuật, ghép thận thành công.
Riêng đối tượng Ninh, môi giới thành công 5 ca ghép thận, Ninh hỗ trợ Hà môi giới thành công 1 trường hợp. Cơ quan công an đã khởi tố 4 bị can gồm: Trần Tuấn Anh, Trần Việt Thành, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Văn Ninh về tội "Mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người". Hiện, vụ án đang được Cơ quan công an tiếp tục điều tra làm rõ.
Vờ yêu qua facebook rồi đem "người yêu" bán ra nước ngoài Ngày 1/8, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lào Cai cho biết đã triệt phá thành công một đường dây đưa phụ nữ sang nước ngoài bán làm vợ. Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lào Cai đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự mua bá.n ngườ.i, chuyển hồ...