Cảnh giác với cạm bẫy của tội phạm mua bán người
Thời gian qua, tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm mua bán người diễn biến phức tạp; có xu hướng gia tăng, với thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt; có sự câu kết giữa các đối tượng trong nước với nước ngoài, được thực hiện bởi các đối tượng chuyên nghiệp, có tiền án, tiền sự về tội phạm mua bán người…
TAND tỉnh Hậu Giang vừa đưa ra xét xử 3 bị cáo: Lê Văn Lợi (SN 1997), Dương Minh Cảnh (SN 2004) và Phạm Văn Nhứt (SN 1996, cùng ngụ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) về hành vi “Mua bán người”. Theo cáo trạng của Viện KSND cùng cấp, tháng 2/2022, Lợi vào trang giới thiệu việc làm trên Facebook để bình luận thì có người tên Tuấn (không rõ nhân thân) nhắn tin cho Lợi rủ sang Campuchia làm việc.
Các đối tượng mua bán người dưới 16 tuổi ép phục vụ quán karaoke vừa bị cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ khởi tố.
Tuấn đưa ra những lời tốt đẹp, như: “Chỉ cần biết đánh máy tính; làm cho công ty game, lương 850 USD/tháng; có xe đưa rước từ Việt Nam sang Campuchia; không cần chuẩn bị giấy tờ, mọi chi phí xuất cảnh đều do công ty thanh toán”. Thấy những lời quảng cáo “tốt đẹp”, Lợi đồng ý sang Campuchia. Sau đó, Tuấn và Lợi kết bạn Zalo để bố trí xe đón Lợi. Khi sang Campuchia được 4 ngày, Lợi biết mình bị Tuấn lừa bán cho Công ty Rick Word tại Campuchia, bị ép làm công việc lừa đảo khách hàng thông qua các app…
Trái ngược với những lời hứa ban đầu, Lợi phải làm việc từ 12-13h/ngày, không được nghỉ trưa. Ăn cơm xong, Lợi phải làm tiếp, làm hết giờ không được ra khỏi công ty, nếu trốn ra ngoài bị phát hiện thì sẽ bị đánh. Dù thấy việc làm trái ý muốn của mình, nhưng Lợi không dám phản đối mà tiếp tục làm việc theo yêu cầu của công ty. Khi vào làm cho Công ty Rick Word, Lợi được giao chỉ tiêu mỗi tháng phải lừa đảo số tiền từ 300-500 triệu đồng.
Đáng chú ý, trong thời gian này, Lợi dùng thủ đoạn gian dối để lừa 7 người quen sang Campuchia làm việc bằng những lời mời “việc nhẹ lương cao” như Tuấn đã lừa Lợi; trong đó có Cảnh, Nhứt và 4 bị hại khác để hưởng hoa hồng 50 USD/người. Sau khi bị Lợi lừa sang Campuchia, Cảnh và Nhứt tiếp tục dùng các thủ đoạn như Lợi để lừa thêm một số bị hại khác nhằm hưởng tiền hoa hồng, sau đó bỏ trốn về nước.
Theo Phòng CSHS Công an tỉnh Hậu Giang, đối tượng của tội phạm mua bán người có thể là người lạ, bạn bè hoặc người quen, thậm chí cả người thân. Các đối tượng phạm tội sử dụng thủ đoạn đăng bài tuyển nhân viên làm việc cho các công ty nước ngoài lên các trang mạng xã hội. Qua đó, họ tự giới thiệu đang làm việc cho các công ty hoặc có người thân, người quen đang làm việc tại đây với công việc nhẹ nhàng, lương cao chỉ cần biết sử dụng máy vi tính, không cần thành thạo, làm việc trên các app game, app hẹn hò có thu nhập cao từ 18-20 triệu đồng/tháng và được hưởng thêm hoa hồng khi vượt chỉ tiêu.
Video đang HOT
Khi người lao động có nhu cầu đi làm, công ty ở nước ngoài sẽ bố trí đưa đón không cần phải tốn chi phí đi lại, nhưng chủ yếu tổ chức cho nạn nhân xuất cảnh trái phép tại các cửa khẩu giáp biên giới thuộc địa phận các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Tây Ninh, Long An… Sau khi bị bán cho các công ty, nạn nhân bị bóc lột sức lao động, làm việc quá thời gian quy định (từ 12-16 giờ/ngày) trên các app lừa đảo nhằm thu lợi bất chính cho công ty. Nhất là bị hành hạ đánh đập, tước mất quyền công dân và quyền con người dẫn đến tinh thần suy sụp, sợ hãi hoặc từ nạn nhân sẽ trở thành kẻ buôn bán người…
Mới đây, Phòng CSHS Công an TP Cần Thơ triệt phá vụ mua bán người dưới 16 tuổi trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh. Trước đó, từ tin báo của người dân, Phòng CSHS Công an TP phối hợp Công an huyện Vĩnh Thạnh kiểm tra quán karaoke VT09 (huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ) phát hiện có 13 nhân viên phục vụ, trong đó có 4 nhân viên dưới 16 tuổi. Căn cứ tài liệu thu thập được, cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơđủ cơ sở chứng minh các đối tượng có hành vi mua bán nạn nhân T.N.T (SN 2007, ngụ tỉnh Trà Vinh), ép nạn nhân làm tiếp viên khi chưa đủ 16 tuổi.
Theo đó, tháng 7/2022, khi T đang làm nhân viên quán karaoke Quỳnh Hương (huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) thì mâu thuẫn với nhân viên trong quán nên nhờ Nguyễn Hoàng Phong (SN 2004, ngụ Đồng Nai) kiếm chỗ làm khác. Phong giới thiệu T cho Đồng Thị Bé Hai (SN 1986, ngụ thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ) với điều kiện Hai phải trả cho Phong 40 triệu đồng. Hai đồng ý và kêu Trịnh Huệ Hiếu từ huyện Vĩnh Thạnh đến tỉnh Tây Ninh giao 40 triệu đồng cho Phong rồi đưa T. về quán karaoke VT09 ép làm việc để trả nợ.
Phòng CSHS Công an Công an TP Cần Thơ đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Đồng Thị Bé Hai; khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Trịnh Huệ Hiếu (SN 1988, ngụ huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ) cùng về hành vi “Mua bán người dưới 16 tuổi”. Riêng Nguyễn Hoàng Phong đã bị Phòng CSHS Công an TP Cần Thơ bắt tạm giam trước đó trong một vụ án mua bán người dưới 16 tuổi xảy ra trên địa bàn huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ)
Xuất hiện nhiều "quái chiêu" của tội phạm mua bán người
Qua báo cáo của Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an trong quý I năm 2023, tình hình tội phạm mua bán người tiếp tục tiềm ẩn diễn biến phức tạp, toàn quốc phát hiện, điều tra 56 vụ/150 đối tượng phạm tội mua bán người, xác định được 118 nạn nhân bị mua bán.
Đáng chú ý, đã xuất hiện nhiều "quái chiêu" mới của tội phạm mua bán người...
Lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội
Trong quý I năm 2023, lực lượng Cảnh sát hình sự đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan chủ động nắm chắc tình hình tội phạm mua bán người, triển khai các kế hoạch nghiệp vụ, xác lập đấu tranh, triệt phá nhiều đường dây tội phạm mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi trong nội địa và ra nước ngoài.
Toàn quốc phát hiện, điều tra 56 vụ/150 đối tượng phạm tội mua bán người, xác định được 118 nạn nhân bị mua bán. Trong đó, mua bán người: 31 vụ/70 đối tượng; mua bán người dưới 16 tuổi: 25 vụ/80 đối tượng; mua bán người trong nội địa: 28 vụ/99 đối tượng/51 nạn nhân (xảy ra tại các tỉnh, thành phố: Bắc Kạn, Bình Dương, Bình Phước, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nội, Hải Dương, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Lạng Sơn, Ninh Bình, Tuyên Quang); mua bán người ra nước ngoài: 28 vụ/51 đối tượng/67 nạn nhân.
Ngoài ra, Cục Cảnh sát hình sự xác lập mới 2 chuyên án đấu tranh với đường dây tội phạm mua bán, chiếm đoạt mô, bộ phận cơ thể người xảy ra tại Tuyên Quang và các địa phương có liên quan; chuyên án đấu tranh với đường dây mua bán người dưới 16 tuổi. Đã điều tra, khám phá chuyên án triệt phá đường dây mua bán bộ phận cơ thể người (thận) do đối tượng Đường Khắc Nghĩa (SN 1987), trú tại Thái Bình và đồng bọn thực hiện tại địa bàn TP Hà Nội và các địa phương phía Bắc. Kết quả, bắt 5 đối tượng...
Công an các địa phương đã đấu tranh, triệt phá nhiều đường dây tội phạm mua bán người và các hành vi phạm tội khác có liên quan đến mua bán người. Điển hình: Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện điều tra 7 vụ, 19 đối tượng, lừa bán 7 nạn nhân. Công an tỉnh Bình Dương phát hiện, điều tra 6 vụ, 29 đối tượng, lừa bán 7 nạn nhân. Công an TP Hà Nội phát hiện điều tra 4 vụ, 16 đối tượng, lừa bán 9 nạn nhân. Công an tỉnh Hà Giang phát hiện, điều tra 4 vụ, 5 đối tượng, lừa bán 4 nạn nhân. Công an tỉnh Đồng Nai phát hiện, điều tra 4 vụ, 13 đối tượng, lừa bán 20 nạn nhân; Công an tỉnh Đắk Lắk triệt phá 1 đường dây mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi, bắt, khởi tố 6 đối tượng...
Công an tỉnh Đắk Lắk lấy lời khai đối tượng trong đường dây mua bán người.
Tội phạm mua bán người tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là việc lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội. Nổi lên tình hình liên quan đến địa bàn Việt Nam- Lào: Các đối tượng lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin như qua Internet, điện thoại, sử dụng tên, tuổi, địa chỉ, ảnh giả để kết bạn, làm quen, hứa hẹn đưa ra nước ngoài làm việc nhẹ, lương cao. Sau đó, tổ chức đưa nạn nhân sang Lào (hợp pháp hoặc bất hợp pháp qua các đường mòn, lối mở dọc tuyến biên giới).
Tại Lào, nhiều nạn nhân bị đưa vào các cơ sở kinh doanh có điều kiện để bóc lột sức lao động. Đáng lưu ý, một số đối tượng đã giả danh cơ quan chức năng của Việt Nam để tiếp nhận các công dân Việt Nam do Lào trao trả, sau đó tiếp tục đưa nạn nhân bán vào các cơ sở khác.
Cụ thể, ngày 8/12/2022, Công an tỉnh Bò Kẹo, Lào phối hợp lực lượng chức năng tại Đặc khu kinh tế tam giác vàng tiến hành bắt giữ 8 đối tượng (7 người Việt Nam, 1 người Lào) có liên quan tới hoạt động mua bán người. Bên cạnh đó, Công an Lào đã bắt giữ 2 đối tượng người Việt Nam về hành vi mạo danh cán bộ đại sứ quán Việt Nam tại Lào để đến cơ quan chức năng tỉnh Bò Kẹo đón nạn nhân nghi bị mua bán đã được cơ quan chức năng Lào giải cứu, sau đó đưa sang các điểm dịch vụ khác để bóc lột sức lao động.
Hiện vụ án đang tiếp tục điều tra làm rõ. Cục Cảnh sát hình sự đã cử tổ công tác trực tiếp phối hợp với các cơ quan chức năng của Lào (Cơ quan Thường trực Bộ Công an tại Lào và Cục Phòng, chống mua bán người, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an Lào) để phối hợp điều tra vụ việc mua bán người do lực lượng chức năng Lào điều tra, khám phá.
Chủ động nắm tình hình, phương thức, thủ đoạn của tội phạm
Để tiếp tục đấu tranh phòng, chống tội phạm này, Cục Cảnh sát hình sự đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát hình sự Công an các địa phương triển khai thực hiện các kế hoạch chuyên đề nghiệp vụ, chủ động nắm tình hình, diễn biến và các phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người và các loại tội phạm có liên quan (như tổ chức đưa người xuất, nhập cảnh trái phép, tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, môi giới hôn nhân bất hợp pháp, mua bán bộ phận cơ thể người), nhất là các phương thức, thủ đoạn mới để kịp thời triển khai các biện pháp phòng ngừa, điều tra, xử lý tội phạm; tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người trong nội địa.
Cục Cảnh sát hình sự tham mưu lãnh đạo Bộ cử thành viên và chuẩn bị nội dung tham gia 3 Đoàn khảo sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người giai đoạn 2012-2022 của Ủy ban Tư pháp Quốc hội tại 9 địa phương; phối hợp với Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an hoàn thiện Kế hoạch lập Hồ sơ xây dựng dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi).
Thực hiện kế hoạch số 1326 giữa Cục Cảnh sát hình sự và Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bội đội Biên phòng về phối hợp phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2021-2025, dự thảo kế hoạch điều tra, khảo sát và tổ chức hội thảo trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong đấu tranh chống tội phạm mua bán người năm 2023 nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát hình sự - Bộ đội Biên phòng - Tòa án nhân dân - Viện Kiểm sát nhân dân các cấp và các đơn vị có liên quan trong phòng, chống tội phạm mua bán người.
Đồng thời, Cục Cảnh sát hình sự phối hợp các đơn vị có liên quan chuẩn bị các điều kiện cần thiết phát hành App phần mềm "Người trợ lý ảo" tuyên truyền phòng, chống xâm hại trẻ em, mua bán người và dự thảo kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng Công an cấp cơ sở phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao để xâm hại trẻ em, mua bán người; tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép, mua bán người, kế hoạch điều tra khảo sát tuyến Việt Nam- Lào về phòng, chống tội phạm mua bán người
Xúi giục đồng bọn giết người rồi thay tên đổi họ, lẩn trốn suốt 15 năm Sau khi cung cấp hung khí, chở đồng bọn và xúi giục gây án giết người, Trần Trung Dũng (SN 1980, ngụ tỉnh Tiền Giang) đã bỏ trốn và thay tên đổi họ. Ngày 27/4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tiền Giang đã củng cố hồ sơ điều tra đối với Trần Trung Dũng (SN 1980, ngụ phường 5, thị...