Nỗ lực để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục ở địa bàn khó khăn
Do địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn vì vậy Lạng Sơn hiện còn trên 700 điểm trường lẻ và trên 600 lớp ghép.
Cô trò Trường Tiểu học xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh Ngô Chuyên.
Lạng Sơn hiện có trên 700 điểm trường lẻ
Theo chia sẻ của bà Hà Thị Khánh Vân – Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn: “Quy mô trường lớp của Lạng Sơn ở vùng miền núi, dân tộc còn nhỏ lẻ, do địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn; Hiện trên địa tỉnh Lạng Sơn có trên 700 điểm trường lẻ và trên 600 lớp ghép ở hai cấp học là Tiểu học và Mầm non;
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị ở một số trường vùng đặc biệt khó khăn còn thiếu thốn; chưa có phòng học bộ môn, phòng chức năng; thiếu đồ dùng, thiết bị dạy học ở một số bộ môn như Tiếng Anh, Tin học”.
Bà Vân cũng cho biết thêm, nhiều điểm trường lẻ không có mạng internet hoặc chất lượng đường truyền kém nên việc ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác tài liệu bổ trợ trong dạy học hạn chế.
Hiện nay tỷ lệ phòng học chưa được kiên cố hóa còn chiếm khoảng 20%. Nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thay thế các phòng học tạm, phòng bán kiên cố đang xuống cấp, phòng học nhờ, phòng học bộ môn.. còn thiếu.
Về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý: Cơ cấu giáo viên hiện có chưa đồng đều, vẫn còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên ở một số môn học, đặc biệt đối với môn học mới trong chương trình GDPT 2018; do tình hình dịch Covid-19, việc triển khai tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên còn khó khăn.
Trên địa bàn tỉnh, tỉ lệ người dân tộc thiểu số chiếm trên 84%; Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 612/QĐ-UBND ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 có hiệu lực ngay sau khi ban hành không có giai đoạn chuyển tiếp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến điều kiện sinh hoạt và học tập của học sinh, giáo viên ở vùng đặc biệt khó khăn; đặc biệt đối với học sinh thuộc nghèo và cận nghèo.
Video đang HOT
Sở GD&ĐT Lạng Sơn đã kịp thời khảo sát, rà soát, đánh giá tác động của quyết định 861 và 612 đối với tất cả học sinh; giáo viên và tình hình hoạt động của các trường PTDTBT ở vùng đặc biệt khó khăn; hiện đang tham mưu cho tỉnh có chính sách hỗ trợ học sinh, giáo viên nhằm tháo gỡ khó khăn, ổn định công tác dạy học ở các nhà trường.
Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh ban hành các văn bản kịp thời, quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện việc đảm đảm các điều kiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh;
Lớp học ở nhà văn hóa của Trường Tiểu học xã Đồng Thắng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh Ngô Chuyên.
Tích cực chuẩn bị các điều kiện
Bà Hà Thị Khánh Vân cũng cho biết thêm, hiện Ban thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành “nghị quyết về đổi mới căn bản và phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến 2030″.
Công tác tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, rộng rãi bằng nhiều hình thức. Các cấp, các ngành, các cơ sở giáo dục và nhân dân trên địa bàn tỉnh nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tích cực chuẩn bị các điều kiện thực hiện Chương trình sách giáo khoa mới.
Quan tâm, xây dựng đội ngũ nhà giáo phát triển cả về số lượng và chất lượng; cơ bản có phẩm chất, đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được nâng cao; cơ cấu giáo viên theo từng cấp học từng bước hợp lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh.
Ngành đã quan tâm thực hiện đào tạo giáo viên các cấp học đảm bảo chuẩn trình độ theo Luật Giáo dục 2019; Ngành đã tham mưu cho Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành nghị quyết về việc hỗ trợ giáo viên đào tạo văn bằng 2… Nhờ đó, đã kịp thời khắc phục được tình trạng thừa, thiếu giáo viên ở các cấp học, đặc biệt là đáp ứng được công tác giảng dạy đối với các môn học mới trong chương trình GDPT 2018.
Sở Giáo dục và Đào tạo, các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục có sự quan tâm sát sao, quyết liệt trong việc triển khai, thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; tích cực chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên các modul về chương trình GDPT 2018;
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tiếp tục được đầu tư nâng cấp, bổ sung kịp thời; sách giáo khoa được cung ứng kịp thời, đầy đủ phục vụ cho triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
Chủ động, sáng tạo triển khai Chương trình mới ở các nhà trường
Triển khai chương trình GDPT 2018, các trường học đã đa dạng hóa các biện pháp, chú trọng nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu dạy và học.
Tiết dạy Luyện từ và câu lớp 5 của cô giáo Hà Thị Hồng Anh, Trường TH&THCS Hưng Thịnh.
Tăng cường chỉ đạo
Theo nhà giáo Vũ Quốc Long, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái): Công tác chỉ đạo của ngành luôn bám sát các Chỉ thị, Nghị quyết, kế hoạch, chương trình, đề án của tỉnh, của huyện và sự chỉ đạo chuyên môn của Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trường học triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Thực hiện chương trình giáo dục theo đúng hướng dẫn, đồng thời chỉ đạo các các trường học nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; nâng cao chất lượng công tác quản lý, sử dụng đội ngũ nhằm thực hiện có hiệu quả việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch giáo dục theo từng môn học, hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh, đánh giá học sinh tiểu học đảm bảo đúng quy định; cập nhật thông tin và tích hợp các nội dung trong giảng dạy đảm bảo tính phù hợp với các nội dung dạy học trong sách giáo khoa hiện hành.
Tăng cường các hoạt động chuyên môn giúp phát huy hiệu quả của triển khai dạy học thay sách.
Huyện cũng chú trọng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường tiểu học, trường TH&THCS trên địa bàn huyện các phòng học bộ môn được trang bị thiết bị dạy học tương đối đầy đủ, cụ thể có 9 phòng Tin học, 2 phòng Ngoại ngữ, 16 phòng học thông minh có bảng tương tác, 48 phòng học có ti vi, thiết bị dạy học dùng chung: 37 máy tính xách tay, 22 máy chiếu, 20 ti vi, 2 máy chiếu vật thể. Trong năm học 2020-2021 và 2021-2022, Sở GD&ĐT đã đầu tư bộ thiết bị dạy học lớp 1, lớp 2 đồng bộ cho các đơn vị trường trên địa bàn huyện
"Trong việc thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học và đánh giá học sinh tiểu học, huyện chỉ đạo chú trọng đổi mới phương pháp dạy học: Thực hiện chương trình GDPT hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo. Chúng tôi tiếp tục chỉ đạo việc điều chỉnh nội dung môn học và hoạt động giáo dục linh hoạt phù hợp với thực tế học sinh và đơn vị trường học, phát huy tốt giá trị của của sách và chương trình mới". - Trưởng phòng Vũ Quốc Long nhấn mạnh.
Nỗ lực từ các nhà trường
Khẳng định nỗ lực vượt khó để từ làm quen đến dạy tốt của các nhà trường và thầy cô giáo trong việc thực hiện chương trình GDPT 2018 ở huyện Trấn Yên, nhà giáo Vũ Quốc Long cho rằng: Các thầy cô đã ý thức hơn trong việc tham gia sinh hoạt chuyên môn, tập huấn, hội thảo. Đặc biệt tại các các đơn vị nhà trường, sinh hoạt chuyên môn tại các tổ chuyên môn trong trường và cụm trường đã trở nên thường xuyên, trong đó chú trọng đổi mới nội dung và hình thức.
Thầy cô và học sinh từ quen đến cảm nhận được sự hấp dẫn qua từng giờ lên lớp.
Là một trường học nằm ở vùng đặc biệt khó khăn của huyện Trấn Yên, Trường TH&THCS số 2 Hồng Ca đã tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trường năm học 2022-2023 như một hình thức sinh hoạt chuyên môn nhằm tạo điều kiện để giáo viên thể hiện năng lực, học tập, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy, tổ chức lớp học, khai thác sử dụng sáng tạo, hiệu quả phương tiện, đồ dùng dạy học. Thầy hiệu trưởng Liễu anh Cường cho biết: "Qua đây giúp chúng tôi có căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục"
Còn ở Hưng Thịnh, một xã nông thôn mới của huyện Trấn Yên, cô giáo Đinh Thị Thái Hòa phó hiệu trưởng phụ trách Trường TH&THCS Hưng Thịnh cho biết: Chúng tôi thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo và hướng dẫn chuyên môn của cấp trên. Từ những bỡ ngỡ, khó khăn ban đầu, các giáo viên đã đặt câu hỏi thông qua sinh hoạt chuyên môn từ hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học. Tham khảo tài liệu học tập trên mạng, hỏi từ chuyên gia và học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp đã triển khai hiệu quả các môn học. Từ đó các thầy cô giáo đã không chỉ quen mà đã biết phát huy những giá trị tích cực, cái hay của sách và chương trình mới.
Có thể khẳng định rằng, hiệu quả, chất lượng theo chương trình GDPT 2018 của huyện Trấn Yên thời gian qua đã cho thấy sự thay đổi rõ rệt. Các nhà trường xác định rõ yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện một cách thực chất, tập trung chỉ đạo có hiệu quả công tác giáo dục tại các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Hệ thống, quy mô mạng lưới trường lớp được điều chỉnh, từng bước củng cố, phát triển theo hướng chuẩn hóa, kiên cố hóa, chú trọng chất lượng và đảm bảo hơn điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Các đơn vị nhà trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, sinh hoạt chuyên đề theo nhu cầu thực tế tại mỗi đơn vị nhà trường. Chúng tôi đã bồi dưỡng thường xuyên theo chương trình bồi dưỡng 1, bồi dưỡng 2, bồi dưỡng 3 chuyên môn nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học bồi dưỡng theo Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 2, lớp 6. Tham gia và hoàn thành khóa học đối với giáo viên đại trà và cán bộ quản lý trên hệ thống LMS với tổng số 23 cán bộ quản lý, 343 giáo viên. - Nhà giáo Vũ Quốc Long
Ninh Bình nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng thiết bị dạy học Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình đã kiểm tra đột xuất một số cơ sở giáo dục việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học, tài liệu giáo dục. Ảnh minh họa Đảm bảo yêu cầu Theo Sở GD&ĐT Ninh Bình kết quả kiểm tra tại 9 cơ sở giáo dục cho thấy: Việc quản lý, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu...