Nổ bom liên tiếp ở thủ đô của Afghanistan
Đã có ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 2 người khác bị thương trong 2 vụ đánh bom riêng rẽ nhằm vào xe hơi ở thủ đô Kabul của Afghanistan sáng 20/2. Hiện chưa có nhóm nào lên tiếng thừa nhận tiến hành vụ việc.
Lực lượng an ninh Afghanistan điều tra tại hiện trường loạt vụ đánh bom ở Kabul, ngày 10/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Các nhóm phiến quân tại Afghanistan thường sử dụng thiết bị nổ tự chế để chế tạo bom và mìn cài trên đường nhằm tấn công các lực lượng an ninh chính phủ. Tuy nhiên, những vụ bạo lực này cũng gây thương vong cho dân thường.
Thời gian gần đây, các vụ tấn công bạo lực gia tăng mạnh tại Afghanistan, đặc biệt là các vụ đánh bom, đúng thời điểm chính phủ nước này và phiến quân Taliban đang đàm phán để tìm cách chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần 20 năm qua.
Trong khi đó, giới chức Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), có phái bộ hỗ trợ tại Afghanistan, đang cân nhắc việc rút quân. Việc rút quân quá sớm khi các điều kiện không phù hợp có thể tạo cơ hội để các nhóm thánh chiến như tổ chức “ Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng trỗi dậy ở Afghanistan, đe dọa sự tồn vong của chính phủ sở tại.
Theo thỏa thuận giữa Mỹ và lực lượng Taliban đạt được dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, tất cả lực lượng Mỹ sẽ phải rút khỏi Afghanistan trước tháng 5/2021. Tuy nhiên, thỏa thuận này hiện đang được chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden xem xét lại trong bối cảnh bạo lực gia tăng tại Afghanistan.
Ngày 12/2 vừa qua, một quan chức hàng đầu của Mỹ cho biết Washington đang trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan” khi mà hạn chót đang đến gần nhưng Taliban không có dấu hiệu chấm dứt các hành động bạo lực.
Số đơn xin tị nạn tại EU giảm xuống mức thấp nhất trong 8 năm
Số đơn xin tị nạn tại Liên minh châu Âu (EU) đã giảm 31% trong năm 2020 xuống mức thấp nhất trong 8 năm qua, trong bối cảnh các nước áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn đà lây lan của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Người xin tị nạn tại Hy Lạp. Ảnh tư liệu: picture alliance
Theo Văn phòng hỗ trợ tị nạn châu Âu (EASO) ngày 18/2, trong năm ngoái, số đơn đăng ký xin tị nạn được gửi tới 27 nước thành viên EU cùng với Na Uy và Thụy Sỹ là 461.300 đơn, thấp hơn nhiều so với mức 671.200 đơn hồi năm 2019. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2013, chủ yếu do các nước áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại khẩn cấp nhằm khống chế đà lây lan của dịch COVID-19.
Nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, EU đã triển khai các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đối với những hành khách đến từ các nước ngoài khối. Một số quốc gia thành viên cũng áp dụng các biện pháp sàng lọc các đối tượng mắc virus SARS-CoV-2 ở khu vực biên giới với các nước EU khác, cắt giảm hoặc giảm một số kênh hỗ trợ nhập cư và tị nạn. Điều này đã ảnh hưởng đến những người xin tị nạn vào khối, hầu hết trong số họ đến từ Syria, Afghanistan, Venezuela, Colombia và Iraq.
Cũng theo EASO, 4% đơn xin tị nạn được tiếp nhận vào năm ngoái là trên danh nghĩa trẻ vị thành niên không có người đi kèm, tăng 1% so với năm 2019. Bất chấp đại dịch, cơ quan chức năng các nước đang xử lý các đơn xin tị nạn mới ở tốc độ gần như tương đương năm 2019, cho phép họ phần nào giải quyết khoảng 17% số đơn bị tồn đọng dù vẫn còn 412.600 trường hợp vẫn đang chờ xử lý.
Nhìn chung, các quốc gia thành viên EU công nhận 32% đơn yêu cầu là những trường hợp tị nạn thật sự, không thay đổi so với các năm trước. Công dân Syria, Eritrea và Yemen nằm trong nhóm nộp đơn xin tị nạn được chấp thuận đông đảo nhất. Trong khi đó, chỉ khoảng 3% số đơn xin tị nạn của người Colombia và Venezuela là thành công.
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng NATO: Khởi đầu mới cho quan hệ xuyên Đại Tây Dương Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng NATO diễn ra theo hình thức trực tuyến hôm nay (17/2) có thể là cơ hội để Mỹ và các đồng minh NATO "cài đặt lại" mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương từng rạn nứt dưới thời cựu Tổng thống Trump. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin được cho là sẽ tận dụng cuộc họp...