Ninh Thuận ưu tiên chính sách đào tạo lao động ngành du lịch, y tế
Ninh Thuận sẽ xây dựng các quỹ học bổng ưu tiên cho sinh viên ngành du lịch, y tế, điều dưỡng, thẩm mỹ… để phát triển lao động phục vụ chiến lược đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đề án này, Ninh Thuận xác định sẽ phát triển du lịch theo hướng toàn diện, cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Mục tiêu cụ thể của Ninh Thuận là đến năm 2030, du lịch đóng góp khoảng 15% GRDP, đón 6 triệu lượt khách (trong đó có 900 ngàn lượt khách quốc tế), tổng thu từ khách du lịch (giá hiện hành) đạt 5.900 tỷ đồng.
Để phát triển ngành du lịch, Ninh Thuận ưu tiên đào tạo nguồn lao động ngành này (Ảnh minh họa: Đá).
Để đạt được mục tiêu trên, Ninh Thuận xác định nguồn lao động du lịch là nhân tố quan trọng để phát triển ngành. Do đó, đề án cũng định hướng thời gian tới phải tăng nhanh lượng lao động trong ngành du lịch, đào tạo được đội ngũ lao động phục vụ các khu du lịch cao cấp và lao động chuyên ngành điều dưỡng (điều dưỡng y tế và làm đẹp).
Về kỹ năng, Ninh Thuận xác định rõ mục tiêu đào tạo nguồn lao động giỏi tiếng Anh và một số ngôn ngữ của các thị trường quan trọng là tiếng Nga, Đông Âu; các kỹ năng nghề để phục vụ các lĩnh vực du lịch thế mạnh của tỉnh là du lịch biển, du lịch khám phá, du lịch thể thao…
Trong đề án, UBND tỉnh Ninh Thuận cũng đưa ra giải pháp phát triển nguồn lao động du lịch trong thời gian tới. Đặc biệt, đề án xác định sẽ phát triển các quỹ học bổng ưu tiên cho sinh viên ngành du lịch, y tế, điều dưỡng, thẩm mỹ…
Đồng thời, Ninh Thuận dự tính sẽ thúc đẩy việc liên kết với các đơn vị đào tạo bằng hình thức thực tập. Cụ thể là liên kết các trường đưa sinh viên du lịch đến các khu du lịch lớn, các đơn vị kinh doanh lữ hành, lưu trú… tại Ninh Thuận để thực tập.
Tỉnh sẽ có chính sách giữ chân nguồn lao động du lịch này ở lại tỉnh bằng các ưu đãi về lương, hỗ trợ tạm trú và thường trú, bồi hoàn học phí khi tuyển dụng chính thức…
Ngay tại địa bàn tỉnh, Ninh Thuận cũng lên kế hoạch đưa giáo dục về du lịch cộng đồng, kỹ năng nghề nghiệp vào chương trình giáo dục hướng nghiệp tại các trường học.
Tại các khu vực du lịch mới, có vị trí không gần thành phố, thị trấn lớn thì tỉnh khuyến khích các đơn vị chủ động ưu tiên lựa chọn lao động địa phương và tổ chức đào tạo nghề từng bước để đưa lao động ngành khác trở thành lao động của ngành du lịch.
Được tiếp sức sau khi bỏ học, cô gái mồ côi đã tốt nghiệp loại ưu
4 năm trước nhận học bổng Tiếp sức đến trường, Nguyên tự cam kết 'không bỏ học nữa'. 4 năm sau cô đã tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân điều dưỡng loại giỏi, sắp sửa tốt nghiệp ngành dược và lên đường đi du học.
4 năm sau, cô sinh viên mồ côi Nguyễn Thị Nguyên đã thực hiện được cam kết của bản thân với tấm bằng tốt nghiệp loại ưu - Ảnh: HÀ THANH
Từng đỗ vào đại học, suốt 3 năm trên ghế giảng đường, Nguyễn Thị Nguyên (ở Hà Nội) xoay trở đủ nghề để có tiền trang trải, nhưng sức vóc của cô gái trẻ chẳng trụ đỡ nổi. Nguyên bỏ học.
Mải miết kiếm tiền, nhưng đêm về Nguyên nhớ lại lời trăng trối của mẹ lúc lâm chung: "Không được bỏ học". Cô xốc lại hành trang, bước tiếp đến giảng đường Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định trong khi nhiều bạn bè đã kết hôn, sinh con.
Sau 4 năm, học bổng Tiếp sức đến trường đã tiếp sức cho Nguyên chinh phục ước mơ - Video: HÀ THANH
Bù đắp thời gian "đứt gánh học"
"Nhận số tiền 10 triệu đồng/suất học bổng Tiếp sức đến trường là điều may mắn lớn lao, lúc đó 10 triệu đồng lớn lắm, giúp mình đóng học được 1 năm và an tâm hơn với việc học" - Nguyên nhớ lại.
Không có cha, mẹ qua đời sớm, cô chia sẻ, học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ năm 2017 đã mang lại rất nhiều may mắn cho cô trong suốt 4 năm đại học và rinh về thêm nhiều giải thưởng, học bổng khác.
Tôi luôn tự hào vì đã sử dụng đúng số tiền quỹ học bổng Tiếp sức đến trường trao gửi vào việc học hành. Số tiền học bổng tuy không quá lớn nhưng có ý nghĩa trong quá trình học, có ý nghĩa cho tương lai của mình.
NGUYỄN THỊ NGUYÊN
Nguyên nỗ lực không ngừng, mỗi ngày cô đều tận dụng tốt quỹ thời gian để đầu tư cho việc học, trau dồi kiến thức, kỹ năng cho bản thân - Ảnh: NVCC
Có tiền học bổng, Nguyên dành nhiều thời gian và sức lực hơn để đầu tư cho việc học. Đến năm thứ hai, Nguyên đăng ký học thêm ngành dược để giúp ích hơn cho công việc sau này. Tối đến, cô còn đăng ký học tiếng Nhật để bước gần hơn với ước mơ.
"Tôi luôn lên kế hoạch sẵn cho bản thân, trước lúc đi ngủ sẽ lập kế hoạch cho ngày hôm sau. Lúc nào cũng trong tình trạng giờ này đang làm gì nên không có thời gian mà buồn nữa" - cô gái nhỏ trải lòng.
Vui vì được giúp đỡ mọi người
Ngày Nguyên xách balô đi học, cụ Gái (tên thường gọi ở nhà) còn minh mẫn, hễ thấy Nguyên đi học về là mừng rỡ gọi tên cháu ngoại từ xa. Nhưng nay đã ngoài 90 tuổi, cụ không còn nhận ra người thân nữa. Nguyên bộc bạch, học ngành điều dưỡng đã giúp ích cô rất nhiều trong quá trình chăm sóc bà cũng như tư vấn sức khỏe cho bạn bè, người thân lúc cần thiết.
"Xuất phát từ bản thân gia đình, mẹ mất vì bệnh tật nên tôi mong ước được theo học ngành điều dưỡng, trước là để tự chăm sóc cho bản thân mình, sau là chăm sóc cho những người xung quanh" - cô quả quyết.
4 năm qua, Nguyên cất giữ tờ báo Tuổi Trẻ có bài viết về giấc mơ điều dưỡng để tiếp thêm động lực cho bản thân chinh phục được giấc mơ của mình - Ảnh: NVCC
Với nỗ lực bền bỉ, sau 4 năm theo đuổi giảng đường, Nguyễn Thị Nguyên đã mang về "quả ngọt", tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu và sắp sửa nhận thêm tấm bằng tốt nghiệp ngành dược.
Cuối tháng 11, Nguyên sẽ lên đường đi Nhật du học. Trong lúc chờ chuyến bay, cô xin làm công việc chăm sóc trẻ sơ sinh, đồng thời dốc sức ôn luyện tiếng Nhật.
"Làm điều dưỡng ở Nhật Bản đòi hỏi chuyên môn cao, tính tỉ mỉ, cẩn trọng, chỉn chu. Bản thân không vướng bận gì nên tôi quyết định đi du học để theo đuổi giấc mơ của mình. Chắc ở trên trời mẹ cũng tự hào về con gái đã dũng cảm, không bỏ học nữa" - Nguyên bày tỏ.
Đầu tư cho tương lai
Sau 4 năm với khối lượng kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được trong cả hai chuyên ngành y - dược, trau dồi thêm vốn ngoại ngữ, Nguyên đã nhận được rất nhiều lời mời của các nhà tuyển dụng.
"Tôi mong rằng các bạn tân sinh viên được nhận học bổng hãy suy nghĩ nên đầu tư học, hoặc có thể đầu tư cho ngoại ngữ. Nhờ đó giúp mình vượt lên, tự tin, mở rộng cơ hội việc làm, vị trí tốt hơn ngay khi vừa ra trường" - Nguyễn Thị Nguyên nhắn nhủ đến các tân sinh viên.
Đây là ngành học dự đoán sẽ bùng nổ sau đại dịch: Cơ hội việc làm thì "sum suê", mức lương ổn định lại ê hề khoản thưởng Ngành học này hiện đình trệ vì yêu cầu phòng dịch chứ không phải do giảm nhu cầu. Dịch Covid-19 đã khiến nhiều ngành nghề ảnh hưởng, trong đó có những ngành liên quan đến du lịch, dịch vụ khách sạn. Cụ thể doanh thu du lịch 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 4,5 nghìn tỷ đồng, giảm 51,8% so với cùng...