Ninh Thuận: Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS/THPT cốt cán
Từ ngày 7-9/11, 83 giáo viên THCS/THPT cốt cán tỉnh Ninh Thuận tham gia đợt tập huấn – bồi dưỡng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 do Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế triển khai.
Giáo viên cốt cán tỉnh Ninh Thuận tham gia khóa tập huấn
83 giáo viên THCS/THPT cốt cán tham gia tập huấn đều được lựa chọn từ các địa phương giới thiệu lên, đáp ứng các tiêu chí lựa chọn của Bộ GD&ĐT như: có khả năng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cao, có ảnh hưởng tới sự phát triển nghề nghiệp của đồng nghiệp…
Tại khóa tập huấn, giáo viên cốt cán được giới thiệu chương trình tổng thể, chương trình các môn học của chương trình giáo dục phổ thông mới. Đặc biệt, giáo viên cốt cán sẽ tập trung tìm hiểu những phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
Ngoài việc tìm hiểu những điểm mới của chương trình, nội dung tập huấn còn tập trung phân tích kế hoạch dạy học một chủ đề minh họa của mỗi chương trình môn học và hoạt động giáo dục.
TS. Nguyễn Đức Cương – giảng viên chủ chốt Trường ĐHSP, ĐH Huế báo cáo Chương trình tổng thể 2018
Sau khóa tập huấn, các giáo viên cốt cán có nhiệm vụ tiếp tục hỗ trợ các giáo viên đại trà tự học qua mạng tại địa phương, đảm bảo được mô hình bồi dưỡng thường xuyên, liên tục và tại chỗ.
Mô hình bồi dưỡng thường xuyên liên tục tại chỗ đang được Bộ GD&ĐT triển khai gồm 2 vectơ: vectơ về hạ tầng đó chính là hệ thống bồi dưỡng qua mạng (LMS) và vectơ về nhân lực, đó chính là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán. Vectơ hợp lực khi đó chính là mô hình bồi dưỡng thường xuyên liên tục, tại chỗ hiệu quả.
Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP) triển khai phương thức bồi dưỡng mới, vừa trực tiếp, vừa qua mạng, đặc biệt là mang chương trình bồi dưỡng đến tận tay người học; Hỗ trợ giáo viên bồi dưỡng tại chỗ, liên tục, thường xuyên, liên tục.
Giáo viên cốt cán sau khi được các Trường ĐHSP, Chương trình ETEP bồi dưỡng đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng nhận. Sau đó, giáo viên cốt cán sẽ thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ trực tiếp đồng nghiệp của mình tự học, tự bồi dưỡng tại nhà trường, qua mạng trên cơ sở học liệu, tài liệu gốc trên mạng.
PV
Video đang HOT
Theo giaoducthoidai
Sau khi tập huấn ở Bộ về, giáo viên cốt cán sẽ tập huấn lại như thế nào?
Bao giờ thì tập huấn lại cho đội ngũ giáo viên còn lại để họ có thể tiếp cận với nội dung mà Bộ đã triển khai cho đội ngũ giáo viên cốt cán?
Những ngày qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mở nhiều lớp tập huấn cho đội ngũ giáo viên cốt cán ở các địa phương về Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Việc tập huấn cho đội ngũ giáo viên cốt cán là rất cần thiết bởi thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới cũng đã cận kề.
Song, vấn đề đặt ra là sau khi đội ngũ giáo viên cốt cán được tập huấn từ Bộ về sẽ triển khai như thế nào đến đội ngũ giáo viên còn lại của địa phương mình?
Bao giờ thì tập huấn lại đại trà giáo viên để họ có thể tiếp cận với nội dung mà Bộ đã triển khai cho đội ngũ giáo viên cốt cán?
Bộ đã mở nhiều lớp tập huấn cho đội ngũ giáo viên cốt cán ở các đại phương (Ảnh minh họa: moet.gov.vn)
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì từ đầu tháng 10/2019 đã có khoảng 700 giảng viên chủ chốt của 7 trường đại học sư phạm tham gia Chương trình bồi dưỡng giáo viên cốt cán của các địa phương trong cả nước.
Tính đến ngày 1/11/2019, toàn quốc đã có hơn 17.000/28.000 giáo viên cốt cán đã được bồi dưỡng trực tiếp về hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Số lượng này đã đạt hơn 60% kế hoạch của Bộ.
Các địa phương đã cử đội ngũ giáo viên cốt cán của mình đến các địa điểm mở lớp của Bộ để tham gia lớp tập huấn khá đầy đủ.
Nhìn chung, việc tập huấn cho đội ngũ giáo viên cốt cán đã và đang diễn ra đúng kế hoạch của Bộ và các địa phương.
Sau khi tập huấn về thì đội ngũ giáo viên cốt cán sẽ tập huấn lại như thế nào?
Thực tế thì trong những năm qua, Bộ, Sở vẫn thường xuyên mở những lớp tập huấn cho đội ngũ giáo viên để chuẩn bị cho việc thay đổi chương trình mới tới đây.
Thế nhưng, việc tập huấn dưới cơ sở thường chưa được làm kỹ lưỡng và thấu đáo.
Vì thế, dẫn đến việc lúng túng cho đội ngũ giáo viên khi áp dụng nội dung mới và chưa đồng bộ với nhau.
Tuy nhiên, đối với đợt tập huấn của Bộ lần này có một quy mô rất lớn, được diễn ra đồng bộ ở tất cả các địa phương.
Những giáo viên cốt cán được các địa phương cử đi tập huấn đa phần là các trưởng hội đồng bộ môn của các huyện, thị, các trường trung học phổ thông.
Bởi, nếu để lâu thì tinh thần đổi mới, nội dung mà những giáo viên cốt cán đã lĩnh hội qua đợt tập huấn khó còn nguyên vẹn.Chính vì vậy, điều cần thiết nhất là ngay sau khi tập huấn ở Bộ về thì các địa phương cần bố trí tập huấn đại trà lại cho giáo viên tức thì sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều nếu để lâu.
Điều đặc biệt là các địa phương cần bố trí thời gian tập huấn tương ứng với thời gian tập huấn ở Bộ.
Vì lâu nay, thường những giáo viên đi tập huấn dù 5 ngày, 3 ngày về thì cũng chỉ bố trí tập huấn lại cho giáo viên gói gọn trong 1 ngày, thậm chí có những đợt tập huấn mà người chủ trì không tập huấn lại.
Họ chỉ gửi cho các trường những file tập huấn rồi yêu cầu làm bài tập.
Ngày tập huấn tập trung thì các trường thay phiên nhau lên trình bày phần bài tập đã chuẩn bị của của mình là xong đợt tập huấn.
Làm như vậy không có hiệu quả mà vô tình giáo viên cũng rất khó lĩnh hội được những nội dung ban đầu mà cấp Bộ và Sở tập huấn cho các giáo viên cốt cán ở các Phòng Giáo dục...
Việc thay đổi Chương trình giáo dục phổ thông mới lần này rất quan trọng bởi nó khác hoàn toàn với các lần trước đây.
Chương trình giáo dục phổ thông mới lần này không tiến hành thực nghiệm rộng như chương trình, sách giáo khoa năm 2000 mà chỉ tập huấn một số nội dung mới rồi đi vào thực hiện đại trà ngay.
Hơn nữa, việc thay đổi lần này sách giáo khoa không còn là quan trọng nữa mà chương trình mới là quan trọng đối với việc giảng dạy trên lớp của giáo viên.
Thế nhưng, đến thời điểm này thì vẫn còn nhiều giáo viên chưa tiếp cận được chương trình tổng thể, chương trình môn học.
Thậm chí, nhiều giáo viên còn chưa phân biệt được các từ ngữ này bởi từ trước đến giờ thì giáo viên chỉ coi trọng sách giáo khoa mà thôi.
Phương pháp dạy học chương trình mới cũng khác, mục tiêu giáo dục lần này cũng khác nữa.Thế nhưng, khi tiếp cận với chương trình tổng thể, chương trình môn học, điều mà chúng tôi cảm nhận được ở tất cả các môn học có kiến thức nặng hơn chương trình hiện hành rất nhiều.
Nhất là ngành giáo dục đang chủ trương chuyển việc dạy học từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực cho học trò.
Dù công việc này không phải là mới mẻ đối với giáo viên nhưng để toàn thể giáo viên thay đổi cách dạy truyền thống cũng không hề là điều dễ dàng.
Vậy nên, việc tập huấn cho giáo viên nhằm lĩnh hội tốt nhất về chương trình giáo dục phổ thông mới lần này rất nặng nề, đòi hỏi những giáo viên cốt cán khi đi tập huấn ở Bộ phải thực sự chú ý, lĩnh hội được những cái hay, cái mới để về tập huấn lại cho giáo viên một cách tốt nhất.
Việc thay đổi chương trình giáo dục phổ thông mới chỉ thực sự hiệu quả khi tất cả các giáo viên trong ngành cùng chủ động tiếp cận với nó để lĩnh hội dần dần đến khi áp dụng đại trà không còn bỡ ngỡ, lúng túng.
Đặc biệt, vai trò của đội ngũ giáo viên cốt cán, vai trò của lãnh đạo các Sở, Phòng và Ban giám hiệu nhà trường, bộ phận chuyên môn là rất quan trọng trong việc phân công, điều động giáo viên cốt cán đi tập huấn cũng như sẽ mở lớp tại địa phương mình nhằm tập huấn đại trà cho giáo viên ở các nhà trường.
THANH AN
Theo giaoduc.net
Đồng Tháp: Trên 500 giáo viên cốt cán được bồi dưỡng về chương trình mới Theo Quyết định số 918/QĐ-SGDĐT về việc cử thành viên tham gia bồi dưỡng giáo viên cốt cán thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Đồng Tháp có 520 giáo viên cốt cán từ 12 huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh đến thành phố Cần Thơ tham dự. Đại diện nhóm giáo viên cốt cán trình bày kết quả...