Ninh Thuận bảo đảm tốt nhất cho năm học mới trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp
Trước bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Ninh Thuận đã điều chỉnh thời gian khai giảng và dạy học năm học 2021-2022; đồng thời thực hiện nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn sức khoẻ của giáo viên, học sinh khi tổ chức hoạt động dạy và học.
Các em học sinh dân tộc Chăm ở xã Phước Nam, huyện Thuận Nam đến trường học tiếng Việt trước ngày tựu trường. Ảnh (tư liệu): Công Thử/TTXVN
Theo đó, học sinh các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện Ninh Phước và thành phố Phan Rang – Tháp Chàm (nơi trước đây thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ) đến trường vào ngày 13/9; bậc học mầm non và tiểu học đến trường vào ngày 20/9. Đối với cấp trung học phổ thông, Ban Giám hiệu các trường chủ động và linh hoạt triển khai ôn tập, tổ chức các hoạt động giáo dục… theo hình thức trực tuyến từ ngày 6/9. Các trường học trên địa bàn các huyện còn lại sẽ khai giảng vào ngày 5/9 và bắt đầu năm học vào ngày 6/9.
Ông Nguyễn Huệ Khải, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận cho biết, về công tác tổ chức dạy học, Sở Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra 4 phương án. Theo đó, phương án 1 là tại địa phương được đánh giá mức độ nguy cơ bình thường mới (“vùng xanh”), các cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông vẫn thực hiện khai giảng vào ngày 5/9 và bắt đầu năm học vào ngày 6/9.
Phương án 2, tại địa phương được đánh giá mức độ nguy cơ (“vùng vàng”), trẻ em mầm non, học sinh tiểu học lùi thời gian tựu trường, thời gian học sau 1 tuần so với kế hoạch năm học 2021-2022. Cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên tổ chức cho học sinh học cách nhật, thực hiện giãn cách lớp học theo quy định, kết hợp hình thức dạy học trực tiếp và trực tuyến.
Phương án 3, tại địa phương được đánh giá mức độ nguy cơ cao (“vùng cam”), học sinh lớp 9 và lớp 12 đến trường học cách nhật, kết hợp hình thức dạy học trực tiếp và trực tuyến, mỗi phòng học không quá 20 học sinh, xếp vị trí ngồi theo hình chữ “Z” để đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m. Học sinh các cấp, các khối lớp còn lại triển khai dạy học trực tuyến.
Phương án 4, tại địa phương được đánh giá mức độ nguy rất cao (“vùng đỏ”), tất cả trẻ em mầm non, học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên không đến trường cho đến khi hết dịch. Các trường tổ chức cho trẻ em mầm non, học sinh học trực tuyến qua internet hoặc học qua truyền hình.
Nếu tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nguy cơ cao và rất cao còn diễn ra, giải pháp của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận là triển khai dạy học trực tuyến trong thời gian dài. Ngành đang tổ chức khảo sát cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ sở giáo dục cũng như học sinh để có giải pháp cụ thể.
Video đang HOT
Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận đang nghiên cứu ban hành và thống nhất các tài liệu, giải pháp phần mềm áp dụng cho dạy học trực tuyến; đào tạo nâng cao nâng lực thực tiễn về công nghệ thông tin cho giáo viên. Cùng với đó, các cơ sở giáo dục cần tăng cường cơ sở vật chất, hỗ trợ thiết bị cho học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; tận dụng tối đa phương tiện để hỗ trợ cho giáo viên khi dạy học trực tuyến.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận yêu cầu các cơ sở giáo dục chỉ đạo Ban Giám hiệu các trường phối hợp với phụ huynh học sinh trao đổi kế hoạch, thống nhất cách làm, tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường để linh hoạt lựa chọn hình thức dạy học phù hợp với điều kiện của học sinh và nhà trường. Căn cứ vào đặc thù vùng, miền và các điều kiện hiện có, các thầy, cô giáo chủ động, linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức dạy học online cho phù hợp.
Ông Nguyễn Huệ Khải chia sẻ, sắp bước vào năm học mới nhưng mỗi thầy, cô giáo ở tỉnh mới chỉ được tiêm vaccine mũi 1, số ít được tiêm mũi 2, còn lứa tuổi học sinh chưa được tiêm vaccine phòng dịch, trong khi dịch bệnh vẫn phức tạp nên nguy cơ xảy ra dịch cũng rất cao. Do đó, để đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên và đảm bảo chương trình của cả năm học, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức vệ sinh tẩy trùng trường, lớp theo đúng hướng dẫn của ngành Y tế, đảm bảo trường học an toàn trong phòng, chống dịch mới cho học sinh đến trường.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận, năm học 2021-2022, toàn ngành giáo dục của tỉnh có trên 9.900 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; có trên 146.000 học sinh theo học các cấp. Để chuẩn bị cho năm học mới, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã chủ động, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.
Bên cạnh đó, ngành cũng đã lựa chọn sách giáo khoa cho lớp 1, 2, 6; hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp; đồng thời đã triển khai tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên… Nhìn chung, công tác chuẩn bị cho năm học mới của tỉnh đã sẵn sàng, đảm bảo an toàn cho cả năm học.
Giáo dục Thủ đô vượt thách thức, sẵn sàng cho năm học mới
Tăng cường kỷ cương, nền nếp trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là phương hướng ngành Giáo dục Thủ đô hướng đến trong năm học tới.
Trước thềm khai giảng năm học 2021- 2022, phóng viên Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương về những mục tiêu, nhiệm vụ của ngành Giáo dục Thủ đô trong bối cảnh đầy thách thức này.
Bám sát thực tiễn Năm học 2020 - 2021, ngành Giáo dục Thủ đô đã đạt được những kết quả toàn diện. Xin ông cho biết kết quả nổi bật của năm học vừa qua và các nhiệm vụ trọng tâm của ngành GD&ĐT Hà Nội hướng đến trong năm học tới?
- Năm học 2020 - 2021, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Bộ GD&ĐT, Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành TP, ngành GD&ĐT Hà Nội đã triển khai tốt các nhiệm vụ trọng tâm năm học và đạt được những kết quả toàn diện. Các đề án, kế hoạch, chương trình công tác được triển khai kịp thời. Công tác chỉ đạo của Sở đã tập trung lựa chọn những nhiệm vụ trọng tâm của năm học, bám sát thực tiễn, đề ra các giải pháp cụ thể, quyết tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện. Quy mô giáo dục Hà Nội tiếp tục phát triển nhanh, mạng lưới trường lớp được mở rộng, cơ sở vật chất (CSVC) được tăng cường đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em Nhân dân Thủ đô và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ mới. Đội ngũ giáo viên được nâng cao về số lượng và chất lượng; tổ chức thành công kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế...
Trong năm học 2021 - 2022 nhiệm vụ trọng tâm mà ngành giáo dục Hà Nội đặt ra là gì, thưa ông?
- Năm học mới với nhiều khó khăn, thách thức, ngành Giáo dục Thủ đô đã xác định 7 nhiệm vụ trọng tâm; trước mắt là nỗ lực thực hiện "nhiệm vụ kép": Vừa tích cực phòng chống dịch Covid-19, vừa triển khai hiệu quả các chương trình giáo dục, đảm bảo chất lượng với các yêu cầu cốt lõi, đặc biệt quan tâm việc triển khai Chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 6. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học để khắc phục, ứng phó với tác động của dịch Covid-19. Chủ động có các phương án, kịch bản cụ thể để tổ chức dạy học phù hợp với tình hình dịch bệnh và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục cũng như điều kiện thực tế của người học. Tổ chức xây dựng kho học liệu điện tử để sẵn sàng cho việc tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình...; đẩy mạnh giáo dục STEM trong giáo dục phổ thông.
Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thế Cương (thứ 3 từ trái sang) tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên trường Mầm non B Hà Nội bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ảnh: Điệp Quyên
Đảm bảo công bằng trong giáo dục
Thưa ông, tính đến tháng 6/2021, Hà Nội có 76,9% trường công lập đạt chuẩn quốc gia. Thời gian tới, giáo dục Hà Nội sẽ phấn đấu theo hướng đạt chuẩn như thế nào?
- Hà Nội triển khai tích cực công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia (CQG) và trường chất lượng cao, coi đây là giải pháp nâng cao chất lượng cũng như phát triển toàn diện các trường học. Sở GD&ĐT Hà Nội đã tham mưu với TP đưa vào Chương trình công tác số 06 của Thành ủy, phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng từ 5 trường phổ thông liên cấp có diện tích từ 5ha trở lên ở một số quận, huyện có điều kiện phát triển, theo hướng hiện đại, ngang tầm khu vực và quốc tế.
Theo Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025, lộ trình năm 2021, xây mới 119 trường, trong đó thành lập mới 42 trường; nâng cấp, cải tạo, sửa chữa 195 trường; khối THPT thành lập 3 trường. Sở GD&ĐT đã và đang tiếp tục triển khai quyết liệt công tác cải tạo, sửa chữa nhà vệ sinh trong các trường học.
Thời gian tới, giáo dục Hà Nội tiếp tục thực hiện chuẩn hóa trong giáo dục; đổi mới công tác quản lý, chuyển đổi và thích ứng với tình hình mới trong chỉ đạo, điều hành, về kế hoạch, mục tiêu, phương pháp và cách thức thực hiện. Triển khai hiệu quả các đề án, kế hoạch phát triển GD&ĐT Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025; sắp xếp lại hệ thống các trường học; đội ngũ cán bộ, giáo viên, CSVC. Phát triển hệ thống trường chất lượng cao ở địa bàn có điều kiện. Tăng cường nguồn lực đầu tư cho giáo dục; đẩy mạnh công tác xây dựng trường đạt CQG, phấn đấu đến năm 2025 đạt tỷ lệ 100% trường công lập đạt CQG. Đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục; tập trung đầu tư cho các địa phương còn khó khăn, từng bước giảm sự chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng miền.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bộ GD&ĐT rất quan tâm đến việc chăm lo đời sống giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non, giáo viên khối trường ngoài công lập và học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ngành Giáo dục Thủ đô đã thực hiện công tác này ra sao, thưa ông?
- Ngành giáo dục Hà Nội đang xem xét đề xuất với các cơ quan chức năng của TP thực hiện chủ trương không tăng học phí đối với các trường mầm non, phổ thông công lập theo đúng tinh thần Chỉ thị 800/CT-BGDĐT ngày 24/8/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Với các trường ngoài công lập, Sở yêu cầu các đơn vị cùng chia sẻ khó khăn, xây dựng mức học phí phù hợp trên cơ sở thỏa thuận với cha mẹ học sinh.
Để đảm bảo việc học trực tuyến hiệu quả, Sở đề nghị các trường rà soát, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh thuộc gia đình chính sách; tiếp nhận, bố trí chỗ học và hỗ trợ sách vở, đồ dùng cho học sinh khó khăn, học sinh không phải là người địa phương nhưng đang cư trú trên địa bàn, do ảnh hưởng của dịch Covid- 19 mà chưa thể trở về nơi thường trú.
Sở GD&ĐT phối hợp với Công đoàn ngành tích cực thực hiện Chương trình "máy tính cho em"; quan tâm đến các cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Công đoàn ngành đã có 4 đợt trao quà cho nhà giáo, người lao động trong các đơn vị trực thuộc; hỗ trợ trên 350 giáo viên (từ 1,5 triệu - 4 triệu đồng/người) cùng 200 gói quà An sinh công đoàn. Các chương trình hỗ trợ vẫn tiếp tục được thực hiện trong thời gian tới.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, Sở GD&ĐT Hà Nội đã xin ý kiến lãnh đạo TP, lên kịch bản tổ chức lễ khai giảng năm học 2021 - 2022 như thế nào?
- Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, Lễ khai giảng năm nay sẽ được Thành ủy Hà Nội tổ chức bằng hình thức trực tuyến và được tường thuật trực tiếp trên sóng của Đài PT&TH Hà Nội. Điều này thể hiện sự quan tâm rất lớn của cả hệ thống chính trị với ngành Giáo dục. Trên tinh thần đó, mong rằng dù có khó khăn đến đâu, các thầy cô giáo sẽ tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm; các em học sinh không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên và đặc biệt là các bậc phụ huynh luôn đồng lòng, ủng hộ để ngành giáo dục Thủ đô đạt được những kết quả tốt trong năm học tới, giữ vững vị trí tốp đầu cả nước trong công tác GD&ĐT.
Xin cảm ơn ông!
"Việc tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 1 sẽ khó khăn hơn so với các cấp học khác. Vì vậy, tinh thần chung là các trường họp thống nhất với phụ huynh học sinh về khung giờ học, các hình thức trao đổi, hỗ trợ học sinh; dành từ 7 đến 10 buổi đầu để học sinh làm quen với hình thức học trực tuyến, tương tác với cô, với bạn... ; sau đó mới triển khai kế hoạch học tập. Sở sẽ có văn bản hướng dẫn chi tiết với việc dạy trực tuyến cho học sinh lớp 1 gửi các nhà trường; đồng thời lưu ý: Trong quá trình triển khai, các trường cần lựa chọn nội dung học tập phù hợp với học sinh ở địa bàn mình, những nội dung chưa thể triển khai sẽ thực hiện bổ sung khi học sinh quay trở lại trường học.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương
Học sinh lớp 1 học trực tuyến thế nào cho hiệu quả? Mặc dù chuẩn bị bước vào năm học mới nhưng do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, học sinh không thể đến trường. Để không làm gián đoạn học tập, các trường học đã kích hoạt việc dạy và học trực tuyến, nhưng làm thế nào để học trực tuyến chủ động, hiệu quả, bảo đảm chất lượng đang...