Ninh Bình: Thầy giáo bỏ nghề về quê “nghịch đất” trồng thanh long
Gác lại những năm tháng của một người thầy giáo trẻ, anh Mai Văn Công (sn 1987) ở xóm 6, xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) đã quyết định xin thôi việc. Anh về quê nhà chuyên tâm thực hiện giấc mơ làm giàu từ trồng thanh long. Hiện, anh đã gây dựng được vườn thanh long ruột đỏ lên tới hơn 500 trụ, mỗi năm thu về cả trăm triệu đồng.
Làm giàu trên mảnh đất quê hương là giấc mơ của nhiều người, nhưng không phải ai cũng đủ quyết tâm và đôi khi cần cả chút “máu liều”, nhất là đối với những người đang có công việc ổn định và anh Công là một ví dụ điển hình. Sau gần 3 năm gắn bó với bảng đen và phấn trắng, thầy giáo trẻ Mai Văn Công ở xóm 6, xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh bất ngờ từ bỏ công việc dạy học của mình để về quê làm bạn với cây cối.
Phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đến tham quan mô hình trồng thanh long ruột đỏ của anh Công đúng vào dịp vườn cây xanh ra quả đỏ chuẩn bị thu hoạch. Bên cạnh những quả thanh đỏ chín căng mọng, anh Mai Văn Công hồ hởi giới thiệu cho những vị khách về những thành công bước đầu của mình trong nghề trồng thành long trên mảnh đất vốn chỉ quen với cây lúa.
Thầy giáo trẻ Mai Văn Công (sn 1987) ở xóm 6, xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) đã quyết định xin thôi việc dạy học về nhà trồng thanh long ruột đỏ.
Anh Công cho biết, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, chuyên ngành Hóa – Sinh, anh háo hức trở về quê hương và bắt đầu với những ngày tháng miệt mài trên bục giảng. Công việc giảng dạy của một người thầy có lẽ sẽ gắn với anh Công cho đến hết tuổi nghỉ hưu nếu như anh không tình cở biết đến cây thanh long ruột đỏ.
“Trong một lần đến nhà một người bạn chơi thì tình cờ biết đến cây thanh long ruột đỏ, thấy nó lạ lạ nên tôi xin mấy cành về trồng thử. Gọi là trồng chơi, nhưng thấy mấy khóm thanh long đó phát triển tốt cho nhiều trái và chất lượng quả không thua kém ở nơi khác. Lúc đó tôi nghĩ nếu trồng hết thanh long ruột đỏ trên cả vườn nhà mình thì sẽ cho hiệu quả kinh tế rất cao. Nghĩ là làm, tôi bàn với bố mẹ và quyết định chuyển đổi toàn bộ diện tích gần 7.000m2 đất vườn, đất ruộng sang trồng thanh long”, anh Công nhớ lại.
Video đang HOT
Để tập trung vào xây dựng mô hình trồng thanh long, giữa năm 2014, anh Công quyết định gác lại nghiệp trồng người, rời bỏ công việc của một thầy giáo để dành hết thời gian cho cây thanh long. Anh bỏ ra hơn 100 triệu đồng để mua sắt, đá, xi măng về đổ hơn 500 trụ bê tông và mua hơn 500 cây thanh long ruột đỏ giống. Sau hơn 1 năm chăm sóc thì vườn bắt đầu bói quả và từ năm thứ 2 trở đi cho sản lượng quả ổn định từ 4- 5 tấn/năm.
Từ vườn thanh long anh Mai Văn Công có nguồn thu nhập lên đến hơn một trăm triệu đồng/năm.
“Từ năm thứ 2 trở đi thì sản lượng thu hoạch ổn định, với hơn 500 trụ thanh long trung bình mỗi năm tôi thu được hơn 5 tấn quả, giá bán dao động khoảng từ 18.000- 20.000 đồng/kg, có nhiều thời điểm bán được giá trên dưới 25 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí cũng lãi được hơn 100 triệu đồng”, anh Công tiết lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Nhằm tăng hiệu quả kinh tế tối đa, anh Mai Văn Công tận dụng cỏ dại mọc xen kẽ tại vườn thanh long để nuôi đàn cá trắm dưới ao. Theo anh Công nhờ cách làm này mà một công anh được cả 2 việc, vườn thanh long vừa sạch cỏ vừa có cỏ cho cá ăn. “Mỗi năm riêng từ tiền bán cá trắm cỏ cũng được thêm mấy chục triệu đồng, mình làm nông nghiệp mà thu được thêm khoản nào là tốt khoản ý”, anh Công chia sẻ.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN về kinh nghiệm trồng thanh long, kỹ thuật trồng thanh long, anh Mai Văn Công cho biết, trồng thanh long ruột đỏ khá dễ, chi phí đầu tư ban đầu lại thấp, nhanh thu hồi vốn và có giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều so với thanh long ruột trắng. Sau khi trồng khoảng 2 năm là bắt đầu cho thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài từ tháng 5 cho đến tháng 10, trung bình mỗi tháng thu được khoảng 2 lứa quả.
Sau khi trồng khoảng 2 năm là cây thanh long ruột đỏ bắt đầu cho thu hoạch quả, thời gian thu hoạch kéo dài từ tháng 5 cho đến tháng 10, trung bình mỗi tháng thu được khoảng 2 lứa.
“Trong các loại cây ăn quả thì trồng cây thanh long là dễ trồng, dễ chăm sóc nhất, chỉ vào vụ quả mới phải chăm sóc và cách chăm sóc cũng khá đơn giản, không cầu kì như các loại cây ăn quả khác nên thời gian còn lại làm được việc khác bình thường”, anh Công vui vẻ nói thêm.
Từ bỏ một công việc ổn định, ăn mặc bảnh bao tươm tất để về nhà “đánh vật” với đồng ruộng cây cối là điều không hề dễ dàng, thế nhưng chàng trai sinh năm 1987 Mai Văn Công vẫn kiên định với con đường “gập ghềnh” mà mình đã lựa chọn. Dù vẫn còn nhiều thách thức, khó khăn phía trước nhưng thời gian tới, anh Mai Văn Công tin tưởng sẽ tìm cách để phát triển mô hình trồng thanh long ruột đỏ. Dự định của anh là sẽ tiếp tục thuê đất để mở rộng mô hình trồng thanh long và trồng thêm các loại cây ăn quả khác như na, mít,…
Theo Danviet
Thực hư thông tin hàng trăm container thanh long bị TQ cấm cửa?
Tất cả container ùn ứ tại cửa khẩu trong tuần qua đã được giải quyết thông quan, mỗi ngày có gần 100 xe container chở thanh long ra cửa khẩu.
Trước thông tin hiện nay có hàng trăm xe container chở thanh long của Việt Nam xuất qua cửa khẩu Lào Cai bị cơ quan chức năng phía Trung Quốc cấm cửa không cho qua biên giới, phóng viên VOV đã liên hệ với ông Trần Anh Tú, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu tỉnh Lào Cai để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Theo ông Trần Anh Tú, nguyên nhân do doanh nghiệp đầu mối từ phía Trung Quốc trong quá trình làm thủ tục thông quan cho xe thanh long của Việt Nam đã xảy ra vi phạm nên vô hình trung một số lô đầu kéo liên quan đến doanh nghiệp vi phạm kia bị liệt vào danh sách "hạn chế" không được qua biên giới.
"Có khoảng 500 đầu kéo nằm trong danh sách bị hạn chế. Tuy nhiên, phía Trung Quốc chỉ kiểm soát phần đầu kéo, còn rơ moóc theo sau không ảnh hưởng, do đó doanh nghiệp đã khắc phục bằng cách đổi đầu kéo khác", ông Tú nói.
Xe chở thanh long vẫn tấp nập xuất qua cửa khẩu Lào Cai mỗi ngày.
Ông Tú cho hay, hiện tất cả container ùn ứ tại cửa khẩu trong tuần qua đã được giải quyết thông quan. Từ hôm qua đến nay, mỗi ngày có gần 100 xe container chở thanh long từ các tỉnh miền trong ra cửa khẩu, mọi thủ tục xuất khẩu đều diễn ra thuận lợi.
"Đúng thời điểm thanh long chín rộ nên số xe vận tải loại quả này từ các tỉnh miền trong đổ về nhiều đột biến khiến cửa khẩu trở nên quá tải chứ không phải do phía Trung Quốc siết chặt kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hay nguyên nhân gì khác", ông Tú khẳng định.
Hiện nay, phía Trung Quốc vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho thanh long Việt xuất khẩu qua biên giới. Lũy kế từ đầu năm đến nay, đã có hơn 400.000 tấn thanh long được xuất khẩu sang Trung Quốc, đạt kim ngạch trên 300 triệu USD.
"Điểm khác biệt duy nhất giữa hai bên là thanh long phía Việt Nam xuất khẩu theo diện chính ngạch, còn đối với Trung Quốc, thanh long xếp vào hàng nhập khẩu biên mậu của cư dân biên giới. Nếu để xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc thì còn khó khăn hơn, vì hàng rào kỹ thuật của họ rất khắt khe", ông Tú nhấn mạnh.
Ông Tú cho biết thêm, các lực lượng tại cửa khẩu trong đó có Hải quan luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp thông quan thuận lợi nhất trên cơ sở quy định của pháp luật. Riêng đối với mặt hàng quả thanh long, thực chất doanh nghiệp Trung Quốc đã thu mua tận vườn, toàn bộ vốn liếng do họ bỏ ra, họ chỉ thuê doanh nghiệp vận tải của ta vận chuyển tới cửa khẩu qua biên giới. Do đó, trong trường hợp xuất khẩu thanh long gặp khó thì doanh nghiệp Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên.
Theo An Kiên (VOV)
Trung Quốc tăng mua đẩy giá thanh long tăng cao, nông dân lãi lớn Một kg thanh long ruột trắng mua tại vườn đang ở mức trên 16.000 đồng, còn thanh long ruột đỏ giá dao động quanh mức 35.000 - 40.000 đồng. Với mức giá này, nông dân trồng thanh long lãi lớn. Nông dân Bình Thuận vận chuyển thanh long đi tiêu thụ. Ảnh: I.T Từ tháng 6 đến nay là thời điểm thanh long...