Ninh Bình tăng cường thanh tra các khoản thu chi trong năm học
UBND thành phố Ninh Bình đã yêu cầu đơn vị có liên quan , Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm khoản thu chi trong trường học.
Ảnh minh họa.
Theo đó, đối với Phòng GD&ĐT thành phố yêu cầu: Chủ trì, phối hợp với phòng Tài chính – Kế hoạch, UBND các phường, xã và các đơn vị có liên quan chỉ đạo, quán triệt triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của trung ương, của tỉnh, của Sở GD&ĐT và thành phố về thực hiện các khoản thu, chi trong trường học, trọng tâm là Văn bản số 1248 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện các khoản thu, chi trong trường học năm học 2022-2023.
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố thực hiện nghiêm các khoản thu của cơ sở giáo dục đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành, công khai, minh bạch.
Thẩm định kế hoạch thực các khoản thu, chi của các trường MN, TH, THCS sở trên địa bàn thành phố, đồng thời định kỳ, đột xuất kiểm tra công tác thu chi, quản lý và sử dụng các khoản thu chi trong các trường học trên địa bàn; xử lý nghiêm các cơ sở giáo dục, người đứng đầu các cơ sở giáo dục vi phạm.
Video đang HOT
Phòng GD&ĐT cũng đồng thời tiếp nhận thông tin giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và phản ánh của công dân về các khoản thu, chi trong nhà trường; phối hợp với các phòng, ban, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời tham mưu xử lý nghiêm những sai phạm trong công tác thu, chi của các đơn vị trường học (nếu có).
Chủ trì, phối hợp với các phòng ban có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về niêm yết, công khai thông tin về giá vật tư, thiết bị giáo dục, sách giáo khoa trên địa bàn bảo đảm đảm công khai, minh bạch theo đúng quy định của Luật giá và các văn bản có liên quan.
Đối với phòng Tài chính – Kế hoạch của thành phố yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị trường học trong việc mở sổ sách kế toán, theo dõi hoạch toán tổ chức thu, quản lý, sử dụng nguồn thu và thanh quyết toán các khoản thu theo đúng quy định, đúng mục đích, đảm bảo công khai, dân chủ.
Về phía Thanh tra thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất việc tổ chức, thực hiện các khoản thu, chi trong năm học và đầu năm học tại các trường trên địa bàn thành phố. Tham mưu cho UBND thành phố xử lý nghiêm người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra sai phạm trong thu, chi tại đơn vị.
Hiệu trưởng các trường MN, TH, THCS: Thực hiện và triển khai đầy đủ các quy định về thu, chi tài chính trong trường học đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh;
Nghiêm cấm các trường tự ý đặt ra các khoản thu bất hợp lý, không đúng quy định, không có sự đồng thuận của phụ huynh học sinh và chưa được phê duyệt của Phòng GD&ĐT.
Thực hiện nghiêm các nội dung tại Công văn số 1248 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện các khoản thu, chi trong trường học năm học 2022-2023…
Trong bối cảnh nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đời sống và kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn, UBND thành phố Ninh Bình yêu cầu Hiệu trưởng các trường nghiêm túc rà soát, tổ chức công tác dạy học hợp lý, đảm bảo yêu cầu chất lượng;
Cắt giảm tối đa các chi phí, tiết giảm các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục chưa thực sự cấp bách và cần thiết, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lạm thu đầu năm học; phân kỳ các khoản thu một cách hợp lý trong năm học cho phù hợp với khả năng tài chính của phụ huynh học sinh;
Năm học 2022-2023, TPHCM dự chi 1.541 tỉ đồng bù học phí
Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM vừa có tờ trình UBND thành phố dự thảo hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non và học sinh phổ thông công lập.
Mức hỗ trợ là phần chênh lệch giữa học phí năm 2022 với 2021 sao cho mức thực đóng của phụ huynh không tăng so với năm ngoái, ước khoảng 1.541 tỉ đồng.
Theo đó, nhóm 1 (thành thị) gồm thành phố Thủ Đức và các quận tại TPHCM; nhóm 2 (nông thôn) là 5 huyện còn lại: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ. Nếu thành phố áp dụng mức bù mới này, học phí bậc nhà trẻ, mẫu giáo nhóm 2 không tăng so với năm 2021, nhưng nhóm 1 tăng 1,5-1,9 lần. Tại bậc phổ thông, THCS tăng 5 lần, còn lại 2-3 lần.
Ảnh minh họa - TL
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, thực tế 6 năm qua, TPHCM không tăng học phí (mức thu năm 2021 đã được áp dụng từ 2016). Do đó, khi phải điều chỉnh mức thu theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP, dù áp dụng mức thấp nhất, con số này vẫn có sự chênh lệch đáng kể với mức thu cũ. Nên khi TPHCM vừa vượt qua đại dịch Covid-19, kinh tế chưa phục hồi, chính sách hỗ trợ phù hợp và kịp thời là hết sức cần thiết đối với nhân dân thành phố.
Sở cũng yêu cầu các trường học duy trì, giữ nguyên nội dung và định mức thu các khoản dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục - đào tạo công lập trên địa bàn như năm học trước. Các khoản này gồm mức thu trường tiên tiến; tổ chức dạy học hai buổi mỗi ngày; tổ chức các lớp học ngoại ngữ, tin học, năng khiếu, môn tự chọn, học nghề; tổ chức phục vụ bán trú, vệ sinh các lớp bán trú và các khoản thu hộ, chi hộ của ngành giáo dục đào tạo.
Các nhà trường khi xây dựng dự toán cần lưu ý thời gian thu đảm bảo nguyên tắc theo số tháng thực học nhưng không vượt quá khung thời gian quy định của UBND thành phố về kế hoạch, thời gian năm học.
Tất cả khoản thu phải được thông báo đầy đủ, công khai bằng văn bản đến phụ huynh, học sinh, sinh viên. Bộ phận tài vụ của nhà trường thu tiền, phát hành biên lai, hóa đơn cho từng học sinh, sinh viên; không cho giáo viên trực tiếp thu, chi tiền.
Theo Cổng thông tin điện tử Sở GD-ĐT TPHCM
Đầu tư mạnh cho giáo dục để có nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển Đó là nhấn mạnh của Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng tại buổi làm việc với Sở GD-ĐT, các Phòng GD-ĐT địa phương, đại diện các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh vào sáng 28-9. Cùng dự buổi làm việc có Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương. Chủ tịch UBND tỉnh Cao...