Ninh Bình: Liên kết dạy tiếng Anh phải dựa trên tự nguyện, đồng thuận của phụ huynh
Sở GD&ĐT Ninh Bình vừa ra Hướng dẫn quản lý, tổ chức hoạt động liên kết dạy tiếng Anh trong cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông với yêu cầu cụ thể về giáo viên, nội dung chương trình, thời lượng dạy học.
Dạy tiếng Anh trong trường mầm non. (Ảnh minh họa)
Về giáo viên:
GV người Việt Nam hoặc GV người nước ngoài của các trung tâm ngoại ngữ phải được Sở GD&ĐT cấp giấy phép hoạt động; đảm bảo điều kiện, yêu cầu về trình độ chuyên môn phù hợp với cấp học.
Đối với GV cấp MN phải đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn theo Thông tư số 50/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em mẫu giáo.
Đối với cấp phổ thông, GV người Việt Nam phải tốt nghiệp CĐ, ĐH chuyên ngành tiếng Anh trở lên, tối thiểu có chứng chỉ năng lực tiếng Anh tương đương B2 (đối với cấp tiểu học, THCS), C1 (đối với cấp THPT; có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm (đối với GV tốt nghiệp các ngành không phải là sư phạm), có phương pháp giảng dạy phù hợp với cấp học.
Video đang HOT
Đối với GV nước ngoài yêu cầu có giấy lao động còn thời hạn tại Ninh Bình với vị trí công việc là GV tiếng Anh; có chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ và phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng.
Về chương trình, nội dung, thời lượng dạy học
Đối với chương trình tiếng Anh liên kết cho trẻ mẫu giáo phải thực hiện theo Chương trình làm quen với tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo ban hành theo Thông tư số 50/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT.
Chương trình liên kết dạy tiếng Anh tự chọn cho HS lớp 1, 2 thực hiện theo CTGDPT làm quen tiếng Anh lớp 1 và lớp 2 ban hành kèm theo CTGDPT thông làm quen tiếng Anh lớp 1 và lớp 2 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT và Công văn số 681/BGDĐT-GDTH của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn tổ chức dạy học môn tiếng Anh tự chọn lớp 1 và lớp 2 theo CTGDPT 2018.
Về hồ sơ và quy trình thực hiện liên kết
Chương trình tiếng Anh bổ trợ, tăng cường, nâng cao; tiếng Anh Toán, tiếng Anh Khoa học thì chương trình, nội dung dạy học tiếng Anh liên kết trong các cơ sở giáo dục chỉ được thực hiện sau khi Sở GD&ĐT tạo thẩm định, cho phép bằng văn bản.
Chương trình, nội dung dạy học bám sát chương trình của Bộ GD&ĐT, được xây dựng với thời lượng không quá 2 tiết/tuần (trong đó không quá 1 tiết/tuần với GV người nước ngoài), phù hợp đối tượng HS, không gây quá tải, tập trung củng cố nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ, giúp HS tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Anh.
Với những chương trình nâng cao đặc biệt cần thời lượng nhiều hơn 2 tiết/tuần, Sở GD&ĐT sẽ trình UBND tỉnh phê duyệt riêng.
Về quy trình thực hiện liên kết yêu cầu các nhà trường nộp hồ sơ xin tổ chức liên kết dạy học tiếng Anh về phòng GD&ĐT (đối với trường mầm non, tiểu học THCS); về Sở GD&ĐT (đối với các trƣờng THPT).
Phòng GD&ĐT tổ chức thẩm định hồ sơ hồ sơ liên kết của các trường mầm non, tiểu học, THCS; Sở GD&ĐT thẩm định hồ sơ liên kết của các trường THPT.
Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì Sở và Phòng có văn bản đồng ý cho phép các đơn vị tổ chức hoạt động dạy học tiếng Anh liên kết trong nhà trường. Nếu hồ sơ chưa đủ điều kiện, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lí do.
Các nhà trường phối hợp với trung tâm ngoại ngữ triển khai hoạt động liên kết dạy học tiếng Anh khi có văn bản đồng ý của cấp có thẩm quyền…
Hướng dẫn quản lý, tổ chức hoạt động liên kết dạy tiếng Anh trong cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông được ngành GD&ĐT Ninh Bình đặt ra yêu cầu: Việc liên kết dạy học tiếng Anh được tổ chức theo năm học; đúng các quy định, thiết thực, hiệu quả, trên tinh thần tự nguyện, đồng thuận của phụ huynh HS và nhà trường; đảm bảo các điều kiện về chương trình, giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị.
Thái Nguyên cho trẻ mầm non trở lại trường
Các cơ sở giáo dục mầm non ở Thái Nguyên được hoạt động trở lại từ ngày 28/6.
Theo công văn hỏa tốc do UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành ngày 27/6, cơ sở giáo dục mầm non, trung tâm ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng văn hóa, bồi dưỡng kỹ năng sống, tư vấn du học, các cơ sở dạy thêm, học thêm được hoạt động lại từ ngày 28/6.
Các cơ sở mầm non được phép hoạt động trở lại. Ảnh minh họa: Việt Linh.
Việc nới lỏng một số hoạt động này được đưa ra nhằm tiếp tục thực hiện "mục tiêu kép" vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng chống dịch Covid-19.
Trước đó, ngày 23/6, UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo cho học sinh lớp 12 các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, thí sinh tự do được trở lại trường từ ngày 24/6 để ôn tập, củng cố kiến thức, kỹ năng chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2021.
Sở GD&ĐT, sở Y tế, sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị trường học chịu trách nhiệm đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 khi học sinh trở lại trường để ôn tập và tham gia kỳ thi.
Các lớp đảm bảo không vượt quá 20 học sinh/phòng học, giãn cách tối đa giữa các học sinh trong lớp; không tổ chức các hoạt động khác có tập trung đông người để bảo đảm an toàn cho học sinh, cán bộ, giáo viên trong quá trình tổ chức dạy học, ôn tập và tham dự kỳ thi.
Thanh Hóa: Từ ngày 19-6, các cơ sở giáo dục mầm non, trung tâm ngoại ngữ, tin học được hoạt động trở lại Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa vừa có công văn 1652/SGDDT-CTTT thông báo cho hoạt động trở lại đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học, giáo dục kỹ năng sống, tư vấn du học, các cơ sở giáo dục mầm non trong tình hình mới. Ảnh minh họa. Nhằm chủ động thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống...