Ninh Bình đón Bằng của UNESCO ghi danh Quần thể danh thắng Tràng An
Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới sẽ diễn ra vào tối nay, ngày 23/1 tại trung tâm hội nghị Chùa Bái Đính.
Được biết, Quần thể danh thắng Tràng An có diện tích 6.172ha thuộc địa bàn huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội khoảng 90km về phía đông nam. Bao quanh quần thể là vùng đệm có diện tích 6.268ha, chủ yếu là đồng ruộng và làng mạc.
Quần thể danh thắng Tràng An bao gồm ba khu vực liền kề nhau là Di tích cố đô Hoa Lư, Khu danh thắng Tràng An-Tam Cốc-Bích Động và Rừng nguyên sinh Đặc dụng Hoa Lư. Quần thể danh thắng Tràng An được công nhận là Di sản Thế giới với các tiêu chí về văn hóa, về vẻ đẹp thẩm mỹ và về địa chất- địa mạo.
Lễ đón bằng UNESCO cho Quần thể danh thắng Tràng An sẽ diễn ra tối nay, ngày 23/1 tại Trung tâm Hội nghị chùa Bái Đính
Ngày 25/6/2014, tại phiên họp lần thứ 38 của Ủy ban Di sản thế giới tổ chức tại Qatar, Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản thế giới, trở thành Di sản hỗn hợp đầu tiên Việt Nam và Đông Nam Á được UNESCO công nhận, là niềm tự hào của người dân Ninh Bình nói riêng và người dân Việt Nam.
Để chuẩn bị tốt nhất cho công tác chuẩn bị Lễ đón bằng công nhận, ngày 5/1/2015 , UBND tỉnh Ninh Bình, BTC Lễ đón Bằng di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới Danh thắng Tràng An tổ chức họp báo công bố các chương trình nằm trong khuôn khổ Lễ đón bằng di sản quần thể danh thắng Tràng An theo nghi thức quốc gia.
Theo đó, Lễ đón bằng UNESCO cho Quần thể danh thắng Tràng An sẽ diễn ra tối nay, ngày 23/1 tại Trung tâm Hội nghị chùa Bái Đính và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình…
Video đang HOT
Tràng An mùa lễ hội (Ảnh NMT)
Nằm trong khuôn khổ của Lễ đón Bằng di sản còn có nhiều hoạt động bên lề diễn ra từ ngày 22 đến 24/1 như: Hội thảo khoa học quốc tế về công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Thế giới; Triển lãm giới thiệu các khu Di sản thế giới của Việt Nam; Triển lãm ảnh nghệ thuật di sản văn hóa và thiên nhiên Thế giới quần thể danh thắng Tràng An; Công bố và trưng bày bộ tem Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới quần thể danh thắng Tràng An; Hội chợ- triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm làng nghề tiêu biểu Ninh Bình 2015; Hội diễn hát dân ca; Lễ cầu hòa bình thế giới và quốc thái dân an; Giải Golf ” The Vissai Classic”, Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; trưng bày sách, báo, ấn phẩm; xúc tiến du lịch…
Theo Ban Quản lý Quần thể Danh thắng Tràng An, Lễ đón Bằng cũng là cơ hội để tôn vinh, giới thiệu, quảng bá những giá trị tiêu biểu của Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An; những tiềm năng du lịch của tỉnh Ninh Bình; thu hút du khách trong nước và quốc tế đến với Quần thể Danh thắng Tràng An – Ninh Bình.
Theo số liệu của BTC, năm 2010 lượng khách đến Ninh Bình là 2 triệu người, năm 2012 là 3,7 triệu người, năm 2013 và 2014 có lượng khách tương đương là 4,4 triệu khách.
Hà Thanh
Theo Dantri
Vượt biên giới đi săn ong mật kiếm vài triệu mỗi ngày
Thời gian gần đây giá ong mật tăng cao, nhiều người đổ xô đi săn ong mật nên lượng ong mật trên địa bàn các huyện miền núi ở An Giang giảm đáng kể. Chính vì vậy, một số nông dân vượt biến giới sang Campuchia săn ong mật, bỏ túi vài triệu đồng/ngày.
Ông Đồng Văn Vũ ở ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái, huyện An Phú (An Giang) có hàng chục năm săn bắt mật ong rừng, cho biết: "Hiện thời điểm này là mùa khai thác mật ong chính vụ. Việc khai thác được tiến hành theo từng nhóm từ 4 - 5 người để sang cánh rừng ở Campuchia khai thác. Với chi phí ăn uống, đi lại khoảng 100.000 đồng/người".
Giải thích về việc đi bắt ong rừng phải thành nhóm, không đi riêng lẻ, ông Vũ giải thích, đi theo nhóm vừa để đề phòng khi có chuyện không may xảy ra, vừa để giảm nhẹ chi phí cho mỗi người trong một chuyến đi săn. Bởi ngoài chuyện tốn tiền xăng dầu, ăn uống họ còn phải tốn thêm khoảng "lộ phí" mua địa bàn cho những chuyến "vượt" sông - qua biên giới Campuchia.
Thời gian từ tháng 10 - 3 (âm lịch) là thời điểm ong cho nhiều mật nhất. Vì thời tiết thuận lợi, cây rừng ra hoa nhiều nên sản lượng cao hơn và chất lượng tốt hơn so với các thời điểm khác trong năm.
Cách khai thác ong rừng ở đây cũng không khác gì kiểu truyền thống. Người săn ong khi phát hiện tổ ong sẽ dùng khói để xua ong bay đi, sau đó sẽ thu nguyên tổ ong. Mỗi ngày, một thợ săn bắt được từ 3 - 5 lít mật. Khi thu hoạch, người thợ thu nguyên tổ đến khi bán cho người sử dụng mới tiến hành vắt mật. Mật để trong tổ càng lâu thì mật càng đậm đặc chứ không bị giảm chất lượng.
Ong rừng có nhiều loại nên việc xây tổ và cho mật cũng khác nhau. Vì thế đối với loại ong ruồi có hình dáng nhỏ chuyên hút nhụy hoa được bán với giá cao nhất trong tất cả các loại mật nhưng tổ và lượng mật ít hơn rất nhiều so với các loại khác. Thường thì mỗi tổ ong loại này cho từ 1 - 2 xị mật, tổ lớn cho khoảng 3 xị. Tùy theo từng thời điểm mà giá bán mật khác nhau. Cụ thể, từ tháng 10 - 3 (âm lịch) có mức giá 800.000 - 1.000.000 đồng/lít; tháng 4 - 5 (âm lịch) mật ong có giá từ 1,2 - 1,5 triệu đ/lít.
Chị Võ Thị Nén, chuyên bán mật ong rừng ở ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái, cho biết: "Giá của các loại như ong ruồi (con lớn), ong mật, ong tầng có giá khoảng 500.000 - 600.000 đồng/lít, còn loại ong ruồi (con nhỏ) như thế này sẽ có giá bán cao hơn do chất lượng mật ngon hơn, thơm hơn, đậm đặc, người có kinh nghiệm không khó để nhận biết".
Do số lượng của loại mật ong này hạn chế nên mỗi ngày chị Mén chỉ có số lượng bán ra thị trường 4 - 5 lít. Tương đương với số lượng thu hoạch hàng ngày của một thợ săn. Thường thì mỗi hộ chỉ mùa vài xị sử dụng, nhưng cũng có gia đình mua trên chục lít để dùng quanh năm.
Được biết, trước đây nông dân ở An Giang chỉ khai thác mật trên địa bàn của các huyện, nhưng do ngày càng có nhiều người khai khác, cũng như săn bắt nhiều nên không đủ địa bạn hoạt động, các thợ săn đành "vượt" sông sang Capuchia để khai thác. Chính từ cái nghề này mà mỗi ngày cũng kiếm được vài triệu đồng mỗi ngày.
tổ ong ruồi (con nhỏ) này hiếm thấy hơn các loại ong mật khác
Hàng ngày chị Nén bán từ 4 -5 lít mật
Mỗi lít mật ong ruồi con nhỏ này có giá từ 800.000 - 1.000.000 đồng. Mỗi tổ ong ruồi con nhỏ này to nhất là 3 xị
Khi khách hàng mua, chị Nén mới vắt mật cho người mua hàng
Trừ tiền "qua sông", chi phí xăng, ăn uống mỗi nhóm bắt ong bỏ túi vài triệu đồng.
Nguyễn Hành - Nhân Nguyễn
Khuyến cáo tình trạng "ăn xổi" di sản "Để tránh sai lầm về phát triển "nóng", chúng ta cần có quy định cụ thể trong việc khai thác tiềm năng du lịch của di sản. Nếu không, với tư duy ăn xổi ngắn hạn như hiện nay, nguồn tài nguyên đặc biệt này không thể tồn tại lâu dài" - TS Trần Hữu Sơn (Giám đốc Sở VH,TT&DL Lào Cai), phát...