Ninh Bình: Bị ung thư, cô giáo mầm non vẫn gắng gượng ươm mầm xanh cho đời
Dù bị ung thu tuyến giáp, cô Triệu Thị Nhung – giáo viên mầm non ở Ninh Bình vẫn gắng vượt qua số phận, ngày ngày đến trường, bám lớp dạy học, ươm những mầm xanh cho đời.
Cô giáo dân tộc Tày vượt khó
Cô giáo Triệu Thị Nhung (SN 1981), là người dân tộc Tày, quê ở tỉnh Cao Bằng. Thế nhưng, hơn 20 năm qua cô lại gắn bó đời mình với mảnh đất cố đô Hoa Lư, gắn với nghiệp trồng người trên quê hương thứ hai tại trường Mầm non Ninh Vân (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình).
Cô giáo Triệu Thị Nhung gắn bó với trẻ mầm non hơn 20 năm qua.
Nhắc đến cô giáo Nhung, nhiều thế hệ học sinh, giáo viên ở Ninh Vân ai cũng biết. Bởi cô là người hiền lành, tâm huyết với nghề, luôn yêu mến trẻ, có tinh thần học hỏi và trách nhiệm cao.
Năm 1998, sau khi tốt nghiệp lớp 12, với ước mơ được làm cô giáo và vì lòng quý mến trẻ, cô gái trẻ Triệu Thị Nhung xin vào làm việc tại trường mầm non xã Ninh Vân. Sau đó, cô được nhà trường động viên, cấp trên tạo điều kiện cho đi học bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ rồi về trường công tác.
Năm 2001, cô được cho đi học trung học giáo dục mầm non. Bằng nghị lực và ý chí vươn lên, đến năm 2010 cô Nhung có bằng Đại học chuyên môn. Với sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ của các cấp, cô Nhung đã có rất nhiều thành tích trong quá trình công tác và được tuyển vào biên chế ngành năm 2010.
Trong những năm tháng cống hiến cho nghề, cô nhanh chóng khẳng định được năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Với những kiến thức đã được học ở trường, kinh nghiệm đúc kết từ công việc thực tế và không ngừng học hỏi bạn bè đồng nghiệp, những thế hệ đi trước, trong các đợt thi cấp trường, huyện, tỉnh, cô được đánh giá cao về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như các kĩ năng xử lí tình huống của mình.
Bằng tấm lòng yêu nghề, quý trẻ, cô Nhung vượt qua mọi khó khăn, gắng đạt được những thành tích tốt nhất trong nghề giáo.
Chính vì vậy, cô đã được sự tín nhiệm của cán bộ, giáo viên trong trường và đạt được nhiều thành tích đáng nể trong quá trình công tác. Nhiều năm cô đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường; liên tục đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện; được UBND huyện, Sở GD&ĐT tặng nhiều giấy khen; Liên đoàn lao động tỉnh cấp giấy chứng nhận danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” 5 năm (2001 – 2005) và 5 năm (2005 – 2010)…
Hiện nay, cô Nhung đang là Tổ phó chuyên môn mẫu giáo – giáo viên lớp 5 tuổi – Ủy viên BCH Công đoàn – Phó ban thanh tra nhân dân trường mầm non Ninh Vân. Ngoài những thành tích trên, cô Nhưng còn được cán bộ, giáo viên trong trường, phụ huynh học sinh khâm phục bởi sự lạc quan và tinh thần vượt khó.
Video đang HOT
Vượt lên số phận, ươm những mầm xanh
Khi mới gặp, không ai có thể nhận ra, cô Nhung và gia đình có hoàn cảnh rất khó khăn. Hơn hết, nữ giáo viên giỏi này lại đang mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo là ung thư tuyến giáp.
Dù mắc bệnh ung thư tuyến giáp nhưng ngày ngày cô Nhung vẫn đến trường, bám lớp để ươm những mầm xanh tương lai.
Cách đây hai năm, vào đúng dịp kỷ niệm 20/11/2016, cô Nhung phát hiện mình mắc bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 phải phẫu thuật và xạ trị.
Hoàn cảnh gia đình vốn đã khó khăn, giờ biết mình mắc bệnh hiểm nghèo, cô Nhung lại càng kiệt quệ hơn. Bản thân phải chiến đấu với bệnh tật, chồng con ốm đau liên miên dẫn đến kinh tế khó khăn. Nhưng không vì thế mà nữ nhà giáo bỏ bê công việc. Cô vẫn luôn lạc quan, yêu đời, ngày nào cũng đến trường từ sáng sớm, tối mịt mới về.
Gia cảnh khó khăn, bệnh tật nhưng cô Nhung rất may mắn khi có một gia đình hạnh phúc, chồng, con luôn ở bên động viên và ủng hộ. Bên cạnh đó là sự giúp đỡ của các chị em giáo viên trong trường để cô vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Nhiều người hỏi về bí quyết, cô Nhung kiệm lời tâm sự: “Ước mơ của tôi từ nhỏ là được làm cô giáo. Tôi yêu những em bé hồn nhiên trong sáng. Tôi luôn có gắng vì các em nhỏ và để đáp lại sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của mọi người”.
Tấm gương của cô Nhung được đồng nghiệp ghi nhận, phụ huynh thán phục và đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng bằng khen.
Hiện nay, dù mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo nhưng hàng ngày cô Nhung vẫn đến trường, bám lớp ươm những mầm xanh cho tương lai. Cô luôn gương mẫu, vận dụng sáng tạo các nhiệm vụ cấp trên giao cho vào nhiệm vụ của mình trong nhà trường, tích cực tham gia các lớp học về chuyên môn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ về công tác thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ cũng như hoạt động công đoàn…
Mới đây, cô Triệu Thị Nhung là một trong hai nhà giáo tiêu biểu, đại diện cho hàng nghìn cán bộ giáo viên ngành GD&ĐT Ninh Bình vinh dự được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen trong lễ tri ân, tôn vinh những tấm gương nhà giáo tiêu biểu năm 2018.
Thái Bá
Theo Dân trí
Phó Thủ tướng mong muốn nâng cao hơn nữa chất lượng nhân lực vùng thiểu số
Tối 25/11, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp tổ chức lễ tuyên dương 166 học sinh, sinh viên (HSSV) dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc, tiêu biểu năm 2018.
Đây là năm thứ 6, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức lễ tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc.
Năm 2018, có 166 em HSSV được tuyên dương, thuộc 20 dân tộc của 30 tỉnh, thành phố trên cả nước. Mỗi em là một tấm gương về sự vươn lên không mệt mỏi, vượt qua hoàn cảnh khó khăn để học tập có kết quả tốt.
Trong đó, có 17 em đạt giải trong cuộc khi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia 2018; 94 em là học sinh giỏi trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; có 2 em là Phạm Ngọc Hùng dân tộc Mường (Thanh Hóa) và Hoàng Trung Hiếu, dân tộc Tày (Lạng Sơn) trúng tuyển đại học với số điểm 27 trở lên (không tính điểm ưu tiên); 42 em tốt nghiệp đại học, cao đẳng loại xuất sắc.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: "Đối với việc phát triển giáo dục đào tạo vùng dân tộc miền núi, Đảng và Nhà nước coi đây là chính sách quan trọng trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và là một yêu cầu của phát triển bền vững đất nước".
Phát biểu tại chương trình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh: "Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa, tạo sức lan tỏa sâu rộng động viên, khích lệ thế hệ trẻ dân tộc thiểu số và cả nước nỗ lực vươn lên trong học tập, rèn luyện, chuẩn bị những hành trang cần thiết với những chủ nhân tương lai của đất nước".
Theo Phó Thủ tướng, hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh dẫn đến thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy nên thế nước yếu mà thấp kém. Vì thế, các bậc thánh minh luôn coi trọng kén chọn kẻ sĩ, bồi dưỡng nhân tài.
Bộ trưởng Nhạ trao phần thưởng cho các em học sinh đạt giải Ba trong kì thi Học sinh giỏi Quốc gia năm học 2017 - 2018.
Với tinh thần đó, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chăm lo và nhiều năm qua đã coi phát triển giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Đặc biệt, đối với việc phát triển giáo dục đào tạo vùng dân tộc miền núi, Đảng và Nhà nước coi đây là chính sách quan trọng trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và là một yêu cầu của phát triển bền vững đất nước.
Phó Thủ tướng cũng nêu 5 nhiệm vụ trong thời gian sắp tới như: Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục đào tạo, về quyền học tập và tiếp cận bình đẳng của trẻ em, đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo.
Nam sinh Hồ Hồng Cường (áo trắng), dân tộc Sila, quê Điện Biên, sinh viên năm nhất, Trường ĐH Khoa học, ĐH Thái Nguyên, 18 năm qua được ông bà nội nuôi nấng và giờ đã có những thành tích học tập bước đầu đáng tự hào.
Tiếp tục hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt các chính sách phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Trong đó thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng cho HSSV nghèo có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện tốt nhất cho các em được học tập, tích cực tham gia vào các hoạt động đổi mới sáng tạo.
Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới và đầu tư phát triển hệ thống trường lớp, cơ sở giáo dục phụ hợp với điều kiện kinh tế - xã hội địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV.
Phát triển và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Đổi mới chương trình SGK, phương pháp giảng dạy, tổ chức tốt việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số.
Những học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số đoạt giải trong kì thi KHKT cấp quốc gia 2018.
Cuối cùng, Phó Thủ tướng đề nghị các cấp chính quyền đoàn thể tiếp tục chăm lo về vật chất, tinh thần, vận động các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm chung tay cùng nhà trường hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho các em, cho phát triển giáo dục đào tạo dân tộc thiểu số, miền núi, gắn đào tạo với yêu cầu xã hội, tạo việc làm.
Để làm tốt việc này, Nhà nước và các tổ chức cộng đồng, doanh nghiệp cần phối hợp xây dựng các chương trình huấn luyện, đào tạo hướng nghiệp tạo việc làm, khuyến khích thanh niên dân tộc khởi nghiệp. Trang bị cho các em những kiến thức cần thiết như Tin học, Ngoại ngữ, Kĩ năng sống để thích nghi với cuộc sống hiện đại.
Đình Cường- Hà Mỹ
Theo Dân trí
Hà Nội: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2018 Sáng 14/11, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức Lễ tuyên dương khen thưởng các điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực tiêu biểu năm 2018 và trao tặng giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo" lần thứ II, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Năm học 2017-2018, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức xét và trao giải thưởng...