Ninh Bình: Ban hành kế hoạch triển khai nội dung giáo dục địa phương cấp Tiểu học
Sở GD&ĐT Ninh Bình vừa ban hành kế hoạch số 56/KH-SGDĐT triển khai nội dung giáo dục địa phương cấp Tiểu học tỉnh Ninh Bình trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Ảnh minh họa/nguồn internet
Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nội dung giáo dục địa phương cấp Tiểu học gồm một số vấn đề cơ bản về: Lịch sử hình thành và phát triển; truyền thống quê hương; lễ hội; nghệ thuật truyền thống; di tích lịch sử, danh nhân văn hóa; phong tục, tập quán địa phương; địa lí, dân cư; cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên; ngành nghề, làng nghề truyền thống của địa phương.
Một số nội dung về kinh tế, xã hội, chính sách an ninh xã hội; giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống, kĩ năng sống; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỉ cương, pháp luật; bảo vệ môi trường tự nhiên tại địa phương.
Yêu cầu về nội dung là cụ thể hóa được mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đảm bảo yêu cầu cần đạt đối với nội dung giáo dục địa phương được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm và trong dạy học các môn học (Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Toán, Lịch sử và Địa lí…) ở từng lớp cấp Tiểu học.
Giúp giáo viên tiểu học có tư liệu chính xác, phù hợp, vận dụng được các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng tích hợp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; giúp học sinh thêm cơ hội trải nghiệm và có thể vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn tại địa phương; phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Tài liệu về nội dung giáo dục địa phương cấp Tiểu học được sưu tầm, biên soạn đảm bảo phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học; đảm bảo chính xác và yêu cầu của xuất bản phẩm tham khảo; được sử dụng và quản lí theo quy định tại Thông tư số 21/2014/TTBGDĐT ngày 07/7/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT Quy định về quản lí và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên.
Video đang HOT
Nội dung giáo dục địa phương cấp Tiểu học tỉnh Ninh Bình bao gồm những vấn đề cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường,… của tỉnh Ninh Bình được xây dựng theo 8 chủ đề: Quê hương em; Danh lam thắng cảnh; Một số nhân vật tiêu biểu; Các loại hình nghệ thuật truyền thống; Làng nghề truyền thống; Lễ hội truyền thống; Di tích lịch sử; Phong tục tập quán…
Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán chi tiết,báo cáo và tham mưu cho UBND tỉnh bố trí ngân sách của địa phương hằng năm để thực hiện tổ chức biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục địa phương cấp Tiểu học tỉnh Ninh Bình và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo quy định hiện hành.
Lê Đăng
Theo giaoducthoidai
Startup VietFuture vươn lên trong lĩnh vực giáo dục ngoài trường học
Được ấp ủ từ năm 2014, chính thức phát triển từ năm 2015, startup giáo dục VietFuture ra đời với sứ mệnh bổ sung kiến thức, kĩ năng sống cho con trẻ - đặc biệt là trẻ em tại các thành phố lớn, dựa trên nền tảng đạo đức, thái độ và trách nhiệm.
"Trong khi quỹ thời gian của các bậc phụ huynh dành cho con cái ngày càng ít ỏi, thì VietFuture chính là cứu cánh", ông Phạm Ngọc Anh - nhà sáng lập & Chủ tịch HĐQT VietFuture chia sẻ.
Hệ thống giáo dục VietFuture tập trung chủ yếu vào 3 chương trình đào tạo chính: Khóa học Thiếu niên siêu đẳng dành cho con trẻ; Khóa học Cha mẹ toàn năng giúp các bậc phụ huynh thấu hiểu, đồng cảm với con cái; Khóa học Người truyền cảm hứng giúp nâng cao kĩ thuật giảng dạy cho các thầy cô.
Điểm khác biệt của VietFuture theo ông Ngọc Anh đó là việc hệ thống giáo dục này cam kết đồng hành lâu dài cùng các học viên, thay vì hướng tới các khóa học ngắn hạn, thu tiền nhanh như nhiều trung tâm cùng lĩnh vực.
"Để tự thân một đứa trẻ thay đổi sẽ rất lâu. Yếu tố không gian, thời gian, cũng như nền tảng, môi trường là rất quan trọng. Ở VietFuture, chúng tuân thủ mô hình giáo dục: con trẻ - bố mẹ - thầy cô. Tất cả sẽ cùng tác động lên đứa trẻ. Tác động lên con trẻ chiếm 6 phần, bố mẹ chiếm 3 phần và 1 phần còn lại là thầy cô", ông Ngọc Anh nói.
Chủ tịch VietFuture gọi đây là tam giác không thể tách rời với một đứa trẻ. Ông lấy ví dụ, ở VietFuture, học viên được hướng dẫn khi về nhà sẽ đề nghị giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà và được trả công. Theo ông, đây là phương pháp rất văn minh, dạy cho con trẻ biết bỏ sức lao động, bỏ mồ hôi để đổi lại thành quả.
Khóa học Thiếu niên siêu đẳng tại VietFuture
Nếu các bậc phụ huynh hiểu được bản chất, sẵn lòng ủng hộ, hiệu quả với đứa trẻ sẽ rất tốt. Ngược lại, phụ huynh chưa hiểu bản chất, cho rằng đây là cách con trẻ vòi vĩnh tiền sẽ phản ứng, gây ra mất tác dụng.
"Thị trường mà VietFuture tham gia có điểm thuận lợi là ngày nay, các bậc phụ huynh đều gặp chung một vấn đề - tâm lý con trẻ bây giờ khác biệt hoàn toàn so với thời của họ. Do đó, họ sẵn sàng trả tiền để "học" cách hiểu, cũng như uốn nắn, giáo dục con trẻ đúng cách. Còn khó là khi cha mẹ trả tiền để con cái đi học, thì sản phẩm, kết quả mà họ nhận được phải đem lại hiệu quả thực sự. Nếu không, doanh nghiệp giáo dục sẽ tự bị thị trường đào thải", nhà sáng lập này nhận định.
Hiện tại, sau khoảng 5 năm khởi nghiệp, VietFuture đã vận hành được 4 chi nhánh trên toàn quốc, hoàn thành tổ chức hơn 700 khóa học, với hơn 25.000 học viên tốt nghiệp.
Ông Việt Anh tiết lộ, thời gian gần đây startup đã nhận được nhiều lời đề nghị rót vốn từ các cá nhân, các quỹ đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, VietFuture vẫn đang thận trọng và cân nhắc các nhà đầu tư có am hiểu về ngành nghề, có tâm với lĩnh vực giáo dục, cũng như hỗ trợ được doanh nghiệp trong việc hoàn thiện yếu tố công nghệ còn thiếu, giải quyết triệt để bài toán thắt chặt mối liên kết giữa các con, bố mẹ và thầy cô.
Ông Phạm Ngọc Anh - nhà sáng lập & Chủ tịch HĐQT VietFuture
Lãnh đạo cấp cao của VietFuture không phủ nhận, dù startup này đang nỗ lực mang tới những gì tốt nhất cho thế hệ học viên trẻ tuổi. Nhưng như vậy với ông vẫn chưa đủ.
Ông cho biết, hệ thống giáo dục VietFuture hiện tại mới chỉ là giai đoạn 1. Mục tiêu của VietFuture ở giai đoạn này là đạt được 5% thị phần học sinh cấp 2 trên toàn quốc.
Giai đoạn 2 của startup VietFuture sẽ tạo ra được một môi trường để con trẻ được học tập và rèn luyện lâu dài trong ở đó, sẽ có cả một hệ thống theo dõi, chăm sóc riêng từng đứa trẻ, lên lộ trình chi tiết, dài hơi, giúp đứa trẻ bổ trợ những kĩ năng còn thiếu.
Còn ở giai đoạn 3, VietFuture mong muốn thành lập một ngôi trường chuyên biệt, với học viên trong độ tuổi từ cấp 3 tới bậc đại học, có yếu tố kỉ luật của quân đội, mang hơi hướng giống như học viện quân sự West Point ở Mỹ. Đầu ra sẽ là những nhân lực chủ chốt ở các tập đoàn lớn của Việt Nam.
Học Viện Quân Sự West Point là học viện quân sự cổ kính và uy tín nhất của Hoa Kỳ, nơi từng đào tạo ra hai vị tổng thống (Grant và Eisenhower), cùng những vị lãnh đạo lừng danh trên thế giới.
ể được tuyển vào West Point, ngoài điểm số, học viên nộp đơn phải qua một cuộc sát hạch sức khỏe, phải chứng tỏ có tinh thần phục vụ, có tài lãnh đạo, và quan trọng nhất là phải được một dân biểu hay thượng nghị sĩ, thậm chí phó tổng thống hay tổng thống giới thiệu.
Với mục đích đào tạo được các lớp sĩ quan "văn võ song toàn", chương trình huấn luyện của West Point rất khắc nghiệt. Đặc biệt, học viên ở đây cũng được theo dõi kỹ về hạnh kiểm, đạo đức. Một trong những điều mà họ phải thuộc lòng là "không ăn gian, không nói dối, không lấy của người khác, và không chấp nhận những người vi phạm những điều này".
Theo theleader
Bài toán trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học Singapore Kỳ thi tốt nghiệp tiểu học năm nay của Singapore hứng chỉ trích vì đề Toán quá khó. Dưới đây chỉ là một trong những bài toán khó. Trước đó ngày 30/9, chị Serene Eng-Yeo, giảng viên trợ giảng tại trường đại học địa phương, mẹ của nam sinh dự kỳ thi PSLE, đăng lên Facebook bức thư gửi Bộ trưởng Giáo dục...