Niềm vui đến với gia đình nữ sinh xuất sắc ở Đắc Lắk
Nữ sinh Trần Ngọc Gia Quỳnh, lớp 11A3 trường THPT Phạm Văn Đồng, xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, bất ngờ nhận tin vui từ các nhà hảo tâm cùng tài trợ, giúp đỡ gia đình em xây nhà mới vào ngày 25/2.
Trần Ngọc Gia Quỳnh là một trong sáu học sinh xuất sắc được nhận suất đặc biệt, trong Lễ trao học bổng Đọt Chuối Non và suất hỗ trợ lần thứ 14 cho 90 học sinh hiếu học, hiếu thảo ngày 30/11/2020.
Gia đình Quỳnh được cho mảnh đất thổ cư dọc đường thôn Quỳnh Ngọc
Gia cảnh Quỳnh rất khó khăn. Nhà có 6 anh em. Bố đau tim, em kế út bại não. Bố mẹ em rất nỗ lực lao động kiếm sống, nhưng vẫn chồng chất nợ nần, hơn 3 năm trước đã phải bán nhà lo thuốc thang cho con trai đau yếu. Trong cảnh tận khổ, chị em Quỳnh vẫn nỗ lực học giỏi, được thầy cô, bạn bè, cộng đồng dân cư trong vùng khâm phục, quý mến.
Tại lễ trao học bổng Đọt Chuối Non lần thứ 14, Quỳnh gây ấn tượng đẹp với gương mặt rạng rỡ, lời phát biểu tri ân đầy cảm xúc, thể hiện ý chí vượt khó, lạc quan vượt mọi trở ngại để vươn lên trở thành người có ích cho xã hội, khi được đại diện cho hơn 90 học sinh nhận học bổng và quà hỗ trợ nói lời cảm ơn Ban tổ chức. Những nhà tài trợ chương trình học bổng rất xúc động với trường hợp Em Quỳnh đã kêu gọi từ các nhà hảo tâm được 100 triệu đồng để giúp gia đình cháu xây nhà để cháu an tâm học tập.
Thầy thuốc Khăm Phết Lào, trao quà Tết cho Quỳnh và bố mẹ
Video đang HOT
Thấy con cháu mình được xã hội quan tâm giúp đỡ, bà ngoại và cậu ruột (em của mẹ Quỳnh) dù cũng nghèo khó nhưng đã đồng ý cắt cho gia đình Quỳnh mảnh đất thổ cư dọc đường thôn Quỳnh Ngọc, làm nơi xây nhà.
Nhiều người thân của gia đình Quỳnh cùng ủng hộ thêm để chị em Quỳnh có nơi ở mới khang trang, yên tâm học hành. Các bên nhất trí chốt lịch khởi công, động thổ xây nhà mới cho nữ sinh Gia Quỳnh vào ngày 25/2/2021.
Kỳ lạ lớp học cháu dạy bà ê a đánh vần
Khi màn đêm buông xuống, giữa buôn làng sâu hun hút vang lên tiếng đọc bài ê a lạ lẫm. Những ngón tay thô ráp, nhăn nheo do lao động và tuổi tác như sờ lần, khám phá từng chữ cái trên sách vỡ lòng. Gần nửa đêm, những phụ nữ luống tuổi ấy rời lớp học, rọi đèn pin trở về nhà...
Cô Yến hướng dẫn bà con viết chữ
Niềm vui biết viết tên mình
Buôn Drai, buôn Cuah, buôn Tơ Lơ (xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) vẫn còn những nóc nhà sàn dung dị nằm lẩn khuất giữa vườn cà phê và ở đó có những người mẹ luống tuổi nhưng chưa biết chữ.
Theo chị Hòa Thị Hằng, cán bộ Đoàn xã Ea Na, hầu như buôn nào ở đây cũng có đồng bào dân tộc không biết chữ. Cuộc sống ở các buôn còn rất khó khăn, đất canh tác ít, bà con phải đi làm thuê nơi khác, việc học cũng dở dang. Họ cần miếng ăn hơn cái chữ. Mấy chục năm không biết chữ, mặc cảm tự ti của nhiều chị em đã làm mẹ, làm bà rất lớn. Vào các dịp hè, huyện Đoàn tổ chức, chỉ đạo các Đoàn xã, các câu lạc bộ đi đến từng nhà vận động bà con đi học. Để có những đêm sáng đèn là nỗ lực của nhiều thầy cô đã hy sinh kỳ nghỉ hè cùng những tình nguyện viên trẻ đi đến gõ cửa vận động các bà, các mẹ đến lớp.
Những lớp học ấy rồi cũng đỏ đèn đều đặn vào các tối trong tuần. Hình ảnh những người bà, người mẹ cắp sách đến trường không còn xa lạ, gợi nhớ thời "bình dân học vụ" của thế kỷ trước. Từng đêm, tiếng ê a đánh vần của các bà mẹ như rộn cả một góc của buôn làng hẻo lánh.
"Ngày nhỏ nhìn một số bạn bè đồng trang lứa đến trường, tôi ao ước một lần được đi học. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chưa một lần được đến lớp. Điều ước ấy trở thành hiện thực khi buôn Drai (xã Ea Na) mở lớp dạy chữ miễn phí cho bà con. Bây giờ tôi đã biết ký tên mình, làm toán và đọc được nhiều chữ, biết bấm điện thoại gọi cho con", đó là lời tâm sự của bà H'Rú H'Đơk (57 tuổi).
Bà H'Nứt Ênuôl (62 tuổi) mù chữ vì nghèo, lấy chồng sớm. Tuổi trẻ của người phụ nữ này nằm trên nương rẫy để kiếm cái ăn. Một năm làm ra bao nhiêu nông sản bà không tính được. Bây giờ đã khác, bà đọc thông viết thạo, không còn cảnh điểm chỉ lăn tay khi đi làm giấy tờ, lại biết tính toán giá mua bán nông sản rõ ràng.
Bên bếp lửa đượm nồng trong căn nhà sàn nhỏ ở buôn Drai, đôi bàn tay đen đúa nứt nẻ của bà H'rem đang tỳ những nét bút nặng nề lên trang giấy trắng tinh. Bà bảo: "Học xong rồi nhưng tối nào cũng lôi vở ra tập đọc, tập viết, sợ đi làm rẫy lại quên chữ". Sau những nét bút ấy là cả giấc mơ dài thấp thoáng, giấc mơ biết chữ.
Vượt lên trên những khó khăn, bà con đồng bào càng biết yêu quý cái chữ, coi việc học chữ là đích đến cải thiện cuộc sống, dù đôi khi họ vẫn bị gián đoạn bởi gánh nặng mưu sinh hằng ngày. Có nhiều bà mẹ bảo, viết được tên vui lắm, sợ quên chữ nên mỗi lần lên rẫy, vợ chồng con cái lại đố nhau từng chữ để ôn bài. Những lúc như thế thấy mình trẻ ra như hồi lên 9 lên 10 ấy.
Phụ nữ Êđê địu con đi học
Khó hơn cầm cuốc giẫy cỏ
Con đường bê tông nhỏ hẹp chạy sâu hun hút qua những rẫy cà phê để đến buôn làng của người Êđê chìm khuất trong sương đêm. Sau cánh cửa sáng ánh điện, trong nhà cộng đồng buôn Kala (xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk). Tiếng đánh vần, tiếng đọc đồng thanh của những mí (mẹ), bà đã xua đi không gian tĩnh lặng trong đêm nơi buôn làng hẻo lánh.
Lớp học xóa mù chữ được huyện Đoàn Krông Ana phối hợp cùng Đoàn xã Dray Sáp tổ chức (khai giảng tháng 7/2020), giúp bà con biết đọc, biết ký tên để không phải điểm chỉ khi vay vốn, nhận tiền hỗ trợ, làm giấy khai sinh cho con... 40 học viên có độ tuổi từ 15 đến 65 tuổi, là đồng bào Êđê sinh sống tại xã Dray Sáp.
Vào các tối trong tuần từ 19 giờ đến 21 giờ, những phụ nữ luống tuổi khuôn mặt rám nắng, đôi bàn tay chai sần vì cầm cuốc lâu ngày giờ vụng về cầm bút nắn nót tập viết từng chữ cái. Những đứa trẻ theo bố mẹ đi học quấn dưới chân bàn, có em ngồi bên cạnh giúp mẹ đánh vần. Có em được mẹ địu sau lưng chìm sâu vào giấc ngủ.
Trong số họ, có người chưa một lần biết mặt chữ, cũng có người đã từng được đi học nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên chữ rơi rụng dần. Họ quay lại học chữ, viết được tên mình với niềm vui bất tận. Bà H'pát Niê (61 tuổi, buôn Kala) hồi nhỏ được học chút ít, chỉ biết mặt chữ. Gia đình khó khăn đến lớp 2 bà nghỉ học, ngày ngày oằn mình trên nương, trên rẫy. Thời gian trôi qua, giờ 7 đứa con đã lập gia đình, bà muốn học để đọc sách báo hay đơn giản là tìm thêm niềm vui tuổi già. Bà đưa quyển vở ra khoe: "Bây giờ tôi viết được rồi nhé. Chữ thế này có đẹp không".
Dưới ánh điện sáng trưng, lớp học xóa mù chữ cho gần 40 học viên người đồng bào Êđê. Các cô giáo, tình nguyện viên đứng lớp bằng tuổi con, cháu của các học viên. Họ vừa dạy các ông bố, bà mẹ cách đánh vần, vừa kiên nhẫn hướng dẫn từng nét chữ thô mộc trên trang giấy trắng kẻ ô li.
Cô Bùi Thị Yến (giáo viên Trường Tiểu học Dray Sáp), trực tiếp đứng lớp chia sẻ: "Những học sinh "quá tuổi" ở lớp học xóa mù chữ đều ở buôn Kala. Mỗi người có một mục đích và cách học riêng. Với họ, việc cầm bút khó khăn hơn nhiều so với cầm cuốc giẫy cỏ".
Cả gia đình cùng đi học
Ở những lớp học xóa mù chữ ở huyện Krông Ana, chuyện cô giáo nói một thứ tiếng, học trò nói một thứ tiếng, hay những phụ nữ Êđê mang con đến lớp, vừa ru con ngủ, vừa cặm cụi đọc viết như những trẻ học lớp 1 không lạ. Một chị xấu hổ, xua tay khi tôi định chụp ảnh, đứa bé rời vú mẹ, tròn xoe mắt nhìn tôi lạ lẫm. Chị ngượng nghịu: "Con nhỏ quá, không ai trông nên phải mang nó theo".
Anh Phạm Bá Nguyên, Bí thư Đoàn xã Dray Sáp cho biết: "Dù bận công việc gia đình, nhưng tối đến các cô giáo vẫn đều đặn đến lớp dạy chữ. Mỗi lớp xóa mù chữ sẽ được tổ chức trong thời gian từ 2-3 tháng. Mục đích là dạy đến khi nào học viên đều biết đọc, biết viết, làm những phép tính đơn giản. Các học viên tham gia lớp học sẽ được hỗ trợ 100 nghìn đồng/người. Sau khi có kết quả bài kiểm tra kết thúc khóa học, học viên được cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình xóa mù chữ mức độ 1".
Từ năm 2016 đến nay, huyện oàn Krông Ana đã phối hợp cùng các đơn vị tổ chức lớp xóa mù chữ miễn phí cho bà con đồng bào ở nhiều buôn như: Buôn Kmăl (xã Dur Kmăl), buôn Drai,buôn Cuah, buôn Tơ Lơ (xã Ea Na), buôn Căm (thị trấn Buôn Trấp)...
Chương trình 'Vì mái trường xanh' mở rộng ra 30 trường học Chương trình "Vì mái trường xanh" được mở rộng quy mô lên 30 trường Tiểu học và THCS nhằm mục đích thu gom rác thải và trao học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hiếu học. Các em học sinh trường Tiểu học Dịch vọng A dang đọc các thông tin về phân loại rác thải, bảo vệ...