Niềm vui đặc biệt của cô giáo Mai 20 năm dạy lớp 1
“Tôi vui khi Việt Anh nói với tôi rằng “cô ơi con yêu cô lắm”. Tôi cảm thấy trào dâng hạnh phúc khi nhận được dòng tin nhắn từ phụ huynh: ‘Cảm ơn cô vì tất cả”‘.
Tròn 20 năm trong nghề cầm phấn, cô giáo Đỗ Thị Hoàng Mai – Giáo viên Trường Tiểu học Nông nghiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội – luôn luôn đảm nhận vai trò chủ nhiệm lớp 1. Những năm gần đây, năm nào lớp 1A do cô phụ trách cũng có trẻ học hòa nhập với những biểu hiện khiếm khuyết ở nhiều thể như: tự kỷ, chậm nói, tăng động, chậm phát triển trí tuệ,…
Với cái duyên và tình yêu thương đối với học trò nói chung và trẻ hòa nhập nói riêng, cô giáo Đỗ Thị Hoàng Mai đã giúp cho nhiều trẻ hòa nhập sớm gần gũi với bạn bè và thầy cô. Trong mắt các phụ huynh và các đồng nghiệp, cô giáo Mai được xem là một “chuyên gia” trong việc giáo dục trẻ học hòa nhập.
Điều này được khẳng định qua việc Đề tài “Kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ trong môi trường giáo dục hòa nhập” của cô giáo Mai vừa được trao giải Nhất tại Chương trình “Sáng kiến vì cộng đồng” năm 2020.
Cô giáo Đỗ Thị Hoàng Mai nhận giải Nhất trong Lễ trao giải Sáng kiến vì cộng đồng lần thứ III do Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt (trái) và Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh (phải) đại diện BTC trao tặng.
Tại Hội thảo chia sẻ Sáng kiến vì cộng đồng diễn ra tại Hà Nội ngày 24/12/2020, cô Đỗ Thị Hoàng Mai đã có những chia sẻ về quá trình dạy trẻ học hòa nhập của mình: “Mỗi chúng ta sinh ra, ai cũng có những hoài bão, ước mơ và hy vọng. Tôi cũng vậy, ngay từ nhỏ tôi đã có ước mơ trở thành cô giáo. Tròn 20 năm trong nghề, cũng trọn cả 20 năm tôi gắn bó với công việc dạy học sinh lớp 1.
Tôi đã dạy học trò của mình bằng tình yêu, bằng trái tim, chính vì thế tôi luôn tâm niệm không có học trò nào bị bỏ rơi, không có học trò nào bị bỏ lại phía sau. Tôi đã quan tâm, yêu và đồng hành cùng tất cả các con, yêu và thương những trò có hoàn cảnh khó khăn, những trò cần sự giáo dục đặc biệt trong môi trường giáo dục hòa nhập như trò mắc chứng tự kỷ, trò tăng động, chậm phát triển trí tuệ,…
Tôi thương lắm cậu học trò nhỏ Việt Anh, lúc nào con cũng cảm thấy sợ hãi, không an toàn. Thương các con, cảm thương với bố mẹ con vì tôi cũng là mẹ của hai đứa trẻ, tôi đã tự đặt ra mục tiêu cho chính mình, đó là tạo cơ hội để các con được bình đẳng trong giáo dục, giúp các con hòa nhập để có cuộc sống tươi đẹp và tương lai tươi sáng. Đó là nhiệm vụ cao cả của một người thầy yêu nghề, tận tâm, tận tình, mến trẻ, và tôi đã thành công.
Cô giáo Mai cùng các học sinh của mình.
Chính nhờ dạy trẻ bằng tình yêu thương, chăm sóc cho cậu học trò nhỏ Việt Anh như người mẹ chăm con, tôi đã áp dụng biện pháp giúp con hòa nhập trong lớp học, đồng thời áp dụng các phương pháp can thiệp hành vi không phù hợp. Đó là tìm hiểu đặc điểm cá nhân, phân hoại học sinh trong lớp học, xây dựng môi trường lớp học đảm bảo trò được yêu thương, an toàn và được tôn trọng; từng bước nâng cao hiệu quả hợp tác của học sinh trong giảng dạy, thực hiện các biện pháp thu hút sự chú ý của học sinh.
Để thu hút học sinh, đặc biệt là trẻ tự kỷ, tôi đã tạo nên những giờ học sinh động, hấp dẫn. Đặc biệt, tôi đã thực hiện việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và giáo viên.
Video đang HOT
Sau một năm học, nhờ luôn có cô giáo và các bạn đồng hành, Việt Anh từ một đứa trẻ bị bạn bè xa lánh, sống trong sự kỳ thị, phân biệt đối xử, có nhiều hạn chế trong giao tiếp như sống khép kín, thu mình, lầm lì, ít nói, ít biểu hiện cảm xúc, có lúc con thất thần, ánh mắt vô cảm, tỏ ra rất khó hòa đồng, không thể thiết lập được quan hệ với bạn bè cùng trang lứa, giờ đây, Việt Anh đã cảm thấy thực sự an toàn bên “gia đình” thứ hai của mình.
Chỉ khi dạy bảo bằng tình yêu thương mới giúp cho trẻ nhỏ biết lan tỏa tình yêu thương, tạo dựng lớp học trở thành lớp học hạnh phúc. Các em nhỏ đã coi Việt Anh như một thành viên trong gia đình, bảo vệ Việt Anh khi bị các bạn lớp khác bắt nạt, trêu chọc.
Việt Anh không còn bị cô lập, không còn phải lủi thủi một mình ở gốc cây nơi sân trường; không còn ai gọi con là “thằng hâm”, “thằng chậm như rùa” mà gọi bằng cái tên rất trìu mến: “em Việt Anh”.
Việt Anh không còn nhìn cô giáo và các bạn với ánh mắt dò xét, thiếu an toàn, giờ đây con đã tự tin, hứng khởi hơn rất nhiều, và trong con đã không còn bức tường ngăn cách giữa cô và trò.
Tôi đã truyền cảm hứng cho các con, tạo dựng môi trường giáo dục hòa nhập, giúp Việt Anh có cơ hội được bình đẳng trong giáo dục. Tôi nghĩ như vậy là mình đã thành công, và đó là thành công của người dạy trẻ hòa nhập.
Nhưng niềm hạnh phúc lớn nhất đối với tôi là sự tin yêu của đồng nghiệp, tình yêu của học trò và sự tin tưởng của cha mẹ học sinh, nhất là những học sinh có con đang học lớp học hòa nhập.
Tôi vui khi Việt Anh nói với tôi rằng “cô ơi con yêu cô lắm”. Tôi cảm thấy trào dâng hạnh phúc khi nhận được dòng tin nhắn từ phụ huynh: “Cảm ơn cô, người đã luôn lắng nghe và thấu hiểu, người đã dìu dắt con đi những bước đi đầu tiên, đã luôn truyền cảm hứng cho con. Cảm ơn cô vì tất cả”.
Tôi luôn nghĩ rằng sự thành công trong công việc luôn nảy sinh từ lòng tâm huyết với nghề, trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh khi chúng ta yêu trò, yêu nghề thì sẽ tìm tòi khám phá ra con đường đi phù hợp.
Không chỉ có tôi, còn nhiều lắm các thầy cô đang tràn đầy tâm huyết, làm việc hết mình để xây dựng một môi trường hòa nhập, tạo cơ hội cho các con được bình đẳng trong giáo dục.
Tôi thật may mắn khi được thay mặt hàng ngàn thầy cô để nêu lên một thông điệp ý nghĩa rằng sự trân quý nhất của nghề dạy học là được nhìn thấy các trò của mình hạnh phúc, đó chính là nguồn động lực lớn nhất cho đội ngũ nhà giáo chúng tôi viết nên những hành trình sáng tạo.
Đủ nắng hoa sẽ nở, đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy, với vai trò là người đi gieo hạt ước mơ, học tập và chia sẻ, nhận lửa và truyền lửa, đó là sứ mệnh của tôi và sẽ gắn bó với tôi suốt cuộc đời này.”
Cô giáo Mai chia sẻ kinh nghiệm dạy trẻ hòa nhập tại Hội thảo Sáng kiến vì cộng đồng.
Chia sẻ cảm nghĩ về Đề tài “Kinh nghiệm dạy trẻ tự kỷ trong môi trường giáo dục hòa nhập” của cô giáo Mai, PGS-TS Nguyễn Văn Hà – Nguyên Phó TBT Tạp chí Cộng sản, thành viên BGK Chương trình “Sáng kiến vì cộng đồng” lần thứ III, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu sáng kiến này để hoàn thiện hơn và ứng dụng vào cuộc sống.
“Trên thế giới có nhiều phương thức giáo dục trẻ tự kỷ, nhiều nhà khoa học nghiên cứu từ góc độ tâm lý, giáo dục, kể cả về mặt kỹ thuật,… nhưng ở hoàn cảnh của Việt Nam, không phải ai cũng tiếp cận được những kiến thức về giáo dục trẻ tự kỷ. Bằng tấm lòng của mình, cô giáo Đỗ Thị Hoàng Mai đã có những sáng kiến, sáng tạo trong giáo dục trẻ tự kỷ, biến các em từ những người tự tách mình ra khỏi cuộc sống nay đã hòa mình vào cuộc sống. Điều này không chỉ có giá trị đối với chính cuộc đời các em mà còn có giá trị đối với xã hội.”, PGS-TS Nguyễn Văn Hà nói.
Sạn sách giáo khoa lớp 1 các trường đã dạy gần hết, in tài liệu làm gì
Hàng triệu cuốn Tài liệu điều chỉnh sẽ được in ra, phát về các trường khi nội dung kiến thức đã được học gần hết (còn duy nhất 1 bài) sẽ là sự lãng phí lớn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa phê duyệt Tài liệu điều chỉnh sách Tiếng Việt 1 - bộ Cánh Diều của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Ảnh minh họa.
Theo thông tin từ Nhà xuất bản thì đơn vị này sẽ in hơn một triệu bản Tài liệu điều chỉnh ngữ liệu sách giáo khoa Tiếng Việt 1 để kịp thời chuyển đến các học sinh, giáo viên cũng đồng nghĩa tài liệu này sẽ được sử dụng vào học kỳ II tới đây vì học kỳ I cơ bản đã hoàn tất.
In tài liệu để đối phó với dư luận, dù biết lãng phí?
Thế nhưng trong Tài liệu điều chỉnh thì kiến thức vướng sạn bị thay thế gần như nằm toàn bộ ở cuốn sách tiếng Việt lớp 1, chỉ có một bài duy nhất nằm ở sách học kỳ 2.
Cụ thể: Trong 12 bài đọc được thay thế có đến 11 bài ở sách tiếng Việt học kỳ 1 hiện học sinh đã học xong, chỉ còn 1 bài "Ước mơ của tảng đá" học sinh sẽ học vào đầu học kỳ 2.
Phần từ ngữ có 16 yêu cầu điều chỉnh thì 15 yêu cầu ở học kỳ 1 đã học xong cũng chỉ còn 1 yêu cầu hoc ở kỳ 2. Đó là từ "nom" nay được thay thế bằng từ "trông".
Nội dung điều chỉnh gần như học sinh đã học xong, có nhất định in hàng hơn một triệu bản Tài liệu điều chỉnh ngữ liệu sách giáo khoa Tiếng Việt 1?
Hàng triệu cuốn Tài liệu điều chỉnh sắp được in ra, phát về các trường trong khi nội dung kiến thức đã được học gần hết (còn duy nhất 1 bài) sẽ là sự lãng phí vô cùng lớn.
Tài liệu có phát về thì dự báo nguy cơ sẽ bị xếp xó là vô cùng lớn.
Vì sao lại thế? Vì kiến thức học xong còn cần đến bộ tài liệu ấy làm gì? Vì thế, chúng tôi nghĩ rằng, Bộ Giáo dục cùng nhà xuất bản cần cân nhắc kỹ điều này.
Nếu nói vẫn còn 1 bài học cần hiệu chỉnh thì cũng không nhất thiết phải in cả tập tài liệu nói trên.
Cách làm nhanh mà hiệu quả hơn nhiều, nhà xuất bản chỉ cần in một bài học thay thế cho bài "Ước mơ của tảng đá" và phát về các trường là đủ.
Còn từ "nom" được thay thế bằng từ "trông" thì khi dạy học sinh tiểu học, chúng tôi vẫn cho học sinh hiểu nghĩa từ và hướng dẫn cho các em tìm từ cùng nghĩa hay gần nghĩa để thay thế.
Phụ huynh cẩn thận đi mua sách cho con học lớp 1 năm học 2021-2022
Một số cửa hàng bán sách giáo khoa năm học này (2020-2021) vẫn còn tồn sách cũ của cả 5 bộ sách. Hiện, cả năm bộ sách đều được khuyến cáo là dính "sạn" về nội dung khá nhiều.
Tác giả và nhà xuất bản của những bộ sách đang xin ý kiến được chỉnh sửa những nội dung chưa phù hợp vào lần tái bản sắp tới.
Bởi thế, cùng một bộ sách nhưng khác năm sản xuất cũng sẽ có những nội dung khác nhau.
Năm học 2021-2022, khi đi mua sách cho con học lớp 1 phụ huynh cần hết sức cẩn thận.
Quy định của những hiệu sách sẽ không cho phụ huynh đổi lại sách khi đã mang sách ra khỏi cửa hàng.
Sẽ không có gì đảm bảo rằng, họ không bán sách cũ? Nếu chủ hiệu sách nào đó có lòng tham sẽ trà trộn sách cũ, sách mới để bán thì chắc chắn người mua sẽ khó có thể phát hiện được. Khi đã mua nhầm chỉ còn cách vứt đi mua bộ khác vì họ cũng sẽ không cho đổi lại.
Vì thế, khi mua sách tiếng Việt lớp 1 (cả 5 bộ sách) cho con học vào năm học 2021-2022, phụ huynh tuyệt đối không lấy những cuốn sách giáo khoa in vào năm 2020-2021 để tránh mua phải sách có nhiều sai sót như hiện nay.
Học sinh lớp 1 sẽ ra sao khi buộc phải ngồi học theo "mâm" mô hình VNEN? Buộc học sinh lớp 1 ngồi học theo "mâm" cả buổi của mô hình VNEN đã làm giáo viên muốn "tẩu hỏa nhập ma" do không có cách gì quản nỗi học sinh trong khi học. Việc buộc học sinh ngồi học theo "mâm" suốt buổi của mô hình trường học mới VNEN đã làm giáo viên muốn "tẩu hỏa nhập ma" do...