Niềm vui của cụ ông 85 tuổi nhận bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
Sau 3 năm đèn sách, cụ ông Lê Phước Thiệt (85 tuổi, quê ở huyện Đại Lộc, Quảng Nam) đã cầm trên tay tấm bằng thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, hoàn thành được ước mơ của mình.
Cụ Lê Phước Thiệt vừa nhận bằng thạc sĩ Quản trị Kinh doanh ở tuổi 85.
Cụ Thiệt là tân thạc sĩ đặc biệt nhất, nhận được những tràng pháo tay không ngớt từ hội trường lễ tốt nghiệp của ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) sáng 10/6.
Khoảnh khắc đáng nhớ đối với cụ Thiệt trong lễ phát bằng tốt nghiệp năm học 2018 – 2019 của ĐH Duy Tân (Đà Nẵng)
Ban Giám hiệu ĐH Duy Tân và gia đình cùng chúc mừng cụ Thiệt trong ngày vui giấc mơ hoàn thành chương trình cao học của cụ đã thành hiện thực
Cách đây hơn 3 năm, Dân trí có bài báo phản ánh cụ Lê Phước Thiệt (SN 1933) đã khiến mọi người rất ngạc nhiên và nể phục khi đăng ký dự thi cao học. Khi đó, ở tuổi ngoài 80 mà vẫn còn muốn đi học, cụ nói: “Tôi có phương châm sống “không bao giờ là quá trễ”. Tôi đi học phải vì bằng cấp hay danh vị. Nó không có ý nghĩa khi tôi đã ở tuổi này. Tôi học để làm chậm quá trình lão hoá của não bộ, như một cách để vận động để rèn luyện sức khoẻ trí não qua việc lĩnh hội những kiến thức mới. Thêm nữa, tôi muốn làm gương cho con cháu. Tôi muốn con cháu trong nhà thấy rằng ông cố, ông nội tuổi này còn ham học; thì con cháu không lý gì mà lười học”
Nói được là làm được, cụ Thiệt đã hoàn thành chương trình cao học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, nhận bằng tốt nghiệp đúng thời hạn đào tạo như các học viên khác.
Cụ Thiệt vẫn đi học bằng xe máy cùng người cháu ở quê. Bất kể nắng mưa, cụ vẫn đi học chăm chỉ. Lúc nào cũng đến lớp đến lớp đúng giờ, đi học về đến nhà khi đã 9-10h đêm là chuyện bình thường với cụ Thiệt. Cụ quen thuộc với thư viện nhà trường khi thường xuyên đến đây tìm tài liệu để học, sách để đọc. Cụ cũng lên mạng tìm tài liệu, làm bài tập trực tuyến, cũng nghiên cứu để hoàn thành các bài tiểu luận, luận văn tốt nghiệp.
Cụ kể: “Thầy Võ Thanh Hải – Hiệu phó nhà trường gặp những hôm mưa bão, vẫn nói: Trời ơi, mưa gió như vậy, cụ nghỉ học một hôm cũng được. Sao lặn lội đi học quá là vất vả. Thầy ấy nói thế, nhưng hôm nào cũng đợi tôi đến lớp, bởi thầy hiểu tính tôi.
Hay như thầy Hiển. Tôi nói, môn học của thầy là môn học khó. Các bạn học của tôi cũng nói thế. Thế nhưng khi trả bài thi của tôi, thầy nói rất bất ngờ, vì tôi kêu học khó, nhưng lại làm bài thi rất là tốt. Tôi nghe thầy nói thế, tôi mừng”
Ba năm đèn sách, cụ Thiệt chia sẻ: “Việc học hành, thi cử, làm luận văn…, tất cả tôi đều thấy không khó. Mà khó là việc đi lại từ nhà ở Đại Lộc (Quảng Nam) ra Đà Nẵng học.”
Cụ Lê Phước Thiệt (ngoài cùng bên phải) đã miệt mài đèn sách suốt ba năm qua để nỗ lực hoàn thành chương trình cao học như các học viên khác.
“Tôi mừng vì thấy trong quá trình học tập, mình vẫn tiếp thu được kiến thức, vẫn hoàn thành các bài thi, luận văn. Như vậy là trí não mình vẫn còn khoẻ. Cái khó là từ quê ra đây học, có khi mưa bão, lụt lội, rồi đêm hôm, với cái tuổi của mình, như rứa cũng cực thiệt” – cụ Thiệt nói
Video đang HOT
Cùng cụ Thiệt từ quê nhà ở Đại Lộc (Quảng Nam) ra Đà Nẵng dự lễ tốt nghiệp và nhận bằng thạc sĩ, có tới 10 người con cháu của cụ đến dự trong ngày đặc biệt này. Bác Lê Phước Long – cháu gọi cụ Thiệt bằng chú chia sẻ: “Cả nhà ai cũng mừng cho chú của tôi. Ông nói là làm được, là tấm gương hiếu học cho con cháu tự hào và phấn đấu noi gương. Ở quê, chú Thiệt còn thường xuyên vận động bạn bè gây quỹ khuyến học, trao học bổng hàng năm cho các cháu trong tộc họ có thành tích học tập tốt hàng năm”.
Khánh Hiền
Theo Dân trí
Khám phá văn hóa tốt nghiệp của các trường trên thế giới
Cùng tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng trong lễ tốt nghiệp của một số trường đại học trên thế giới.
Với các teen Việt thì tháng 5 chính là mùa chia tay tuổi học trò với những lễ bế giảng, tổng kết năm học. Dù có đôi chút khác biệt về thời gian nhưng cũng giống như Việt Nam, lễ bế giảng đối học sinh, sinh viên trên thế giới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khép lại cánh cửa giảng đường, mở ra chân trời mới để khám phá.
Cùng tìm hiểu văn hóa tốt nghiệp của một số trường đại học được coi là đặc biệt nhất trên thế giới nhé.
Đại học Coimbra, Bồ Đào Nha
Sinh viên Coimbra trong buổi lễ tốt nghiệp.
Coimbra là một trong những trường đại học lớn nhất và lâu đời nhất ở Bồ Đào Nha. Sinh viên của trường khi nhập học sẽ được phát một dải ruy băng với màu sắc đặc trưng cho từng ngành học. Vào buổi tối thứ 5 của tháng 5, dải ruy băng này sẽ được đốt để đánh dấu rằng sinh viên đã hoàn thành khóa học. Tất cả dải dây được đốt trong một hũ khổng lồ và đây chính là nguồn gốc sâu xa của tuần lễ bế giảng. La queima das fitas trong tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là &'đốt cháy các dải dây'. Với lịch sử trài dài hàng thế kỷ, đây được coi là một trong những nghi thức tốt nghiệp lâu đời của Bồ Đào Nha và một số nước trên thế giới.
Chiếc xe với thiết kế đặc biệt chở sinh viên trong ngày tốt nghiệp.
Cao đẳng nghệ thuật Kanazawa, Nhật Bản
Trang phục của sinh viên Cao đẳng nghệ thuật Kanazawa trong ngày tốt nghiệp.
Cao đẳng nghệ thuật Kanazawa nằm trong hệ thống các trường thuộc Đại học Kanazawa - ngôi trường với bề dày lịch sử và chất lượng hàng đầu Nhật Bản.
Vốn đào tạo nghệ thuật nên trong lễ tốt nghiệp, sinh viên được phép tự do thể hiện cá tính thông qua những trang phục độc đáo, sáng tạo, thậm chí hơi kì dị.
Các sinh viên lên nhận bằng tốt nghiệp.
Chính vì vậy, lễ tốt nghiệp ở Cao đẳng nghệ thuật Kanazawa luôn thu hút sự quan tâm của dư luận, rất nhiều phóng viên, nhiếp ảnh tới dự buổi lễ để có thể chiêm ngưỡng những bộ trang phục độc đáo.
Một sinh viên trong trang phục siêu anh hùng được phóng viên phỏng vấn.
Học viện Không quân Hoa Kỳ
Học viên Không quân Hoa Kỳ là một học viện đào tạo các sĩ quan cho lực lượng Không quân Mỹ, đây là một trong những trường chọn lọc của nước này với chỉ tiêu và tiêu chuẩn tuyển chọn khắt khe. Ngôi trường không chỉ nổi tiếng vì chương trình đào tạo hàng đầu mà còn bởi lễ tốt nghiệp hoành tráng và đầu tư nhất thế giới.
Sinh viên Học viện hò reo, tung mũ, trên bầu trời một đội bay thể hiện màn trình diễn.
Vào ngày lễ bế giảng, các học viên sẽ hò reo và tung mũ lên cao, trên bầu trời, một đội bay thể hiện màn trình diễn ấn tượng, chúc mừng các học viên đã hoàn thành xuất sắc khóa học. Buổi lễ tốt nghiệp được rất nhiều người dân và du khách quan tâm, không chỉ vậy, nó còn được phát trực tiếp trên nhiều kênh truyền hình.
Những chiếc máy bay chiến đấu F-16 nhào lộn ngoạn mục trên bầu trời nước Mỹ, mừng ngày tốt nghiệp của sinh viên.
Tất nhiên, không thể thiếu những giọt nước mắt ngày chia tay.
Nghi lễ tốt nghiệp của Học viện khiến nhiều sinh viên trường khác không khỏi ghen tị vì hoành tráng và cực kỳ công phu.
Đại học Oxford, Anh
Ngôi trường danh giá hàng đầu Vương quốc Anh và thế giới có ngày tốt nghiệp theo phong cách &'xõa hết mình'. Sau những ngày tháng học tập và rèn luyện không ngừng, sinh viên Oxford có truyền thống tổ chức những bữa tiệc &'tưng bừng' ngày họ nhận được bằng tốt nghiệp. Với tên gọi &'lễ xả rác', sinh viên sẵn sàng ném lên người nhau mọi thứ từ xà phòng, bột mỳ, kem, rượu sâm - panh,...
Sinh viên Đại học Oxford 'xõa hết mình' trong ngày tốt nghiệp.
Truyền thống &'đập phá hết mình' này có lịch sử gần 30 năm, các sinh viên cùng nhau uống rượu say mèm rồi dùng bọt cạo râu, xà phòng giặt, trứng ung để trát lên người nhau ngay tại sân trường.
Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy, Na Uy
Ngày lễ tốt nghiệp đối với sinh viên Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy có lẽ là một &'ngày kinh hoàng' đúng nghĩa. Vài ngày trước khi tốt nghiệp, bạn bè của những sinh viên trong trường sẽ cùng nhau thiết kế một tấm poster trong đó có ảnh của bạn và liệt kê những tật xấu, những khoảng khắc xấu hổ hoặc hài hước của bạn rồi treo lên một bức tường ở gần trường - nơi ai đi qua cũng có thể nhìn thấy.
Vào ngày cuối cùng của đời sinh viên, bạn sẽ phải mặc những bộ trang phục kỳ dị, có khi chỉ là ...một chiếc quần nhỏ, cầm loa đọc to tất cả những gì được viết trên poster trong sự chứng kiến của bạn bè và người thân.
'Khổ chủ' bên tấm poster bóc mẽ tật xấu cuả mình.
Rồi phải diện trang phục kì dị, cầm loa đọc to tấm poster này.
Đó vẫn chưa phải là điều kinh dị nhất, bạn sẽ còn bị ném bột mỳ, trứng sống vào người cho dù đang diện trang phục tốt nghiệp đẹp nhất từ bạn bè, đôi khi là từ chính ...mẹ bạn nữa.
Cho dù nhiều khác biệt trong ngày lễ tốt nghiệp, đây vẫn sẽ là kỉ niệm đáng nhớ nhất của đời sinh viên trên thế giới, là hành trang để mỗi người bước vào hành trình mới đầy tự tin và bản lĩnh.
minh
Theo tiin.vn
Đạo diễn Trương Nghệ Mưu nhận bằng Tiến sỹ của trường đại học tại Mỹ "Bà xã" của đạo diễn Trương Nghệ Mưu vừa khoe với cư dân mạng hình ảnh "ông xã" trong lễ tốt nghiệp với tấm bằng tiến sỹ của trường đại học Boston, khoa đạo diễn nghệ thuật. Ngày 20/5 trở thành ngày đáng nhớ trong cuộc đời của đạo diễn nổi tiếng người Trung Quốc khi ông giành tấm bằng tiến sỹ của...