Niềm tin được củng cố, ý chí vững vàng thêm
Tôi vô cùng xúc động và coi khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Việt Nam không đánh đổi chủ quyền để lấy hữu nghị viển vông và lệ thuộc” là tuyên bố đanh thép, rõ ràng về độc lập, tự chủ, chủ quyền của quốc gia, dân tộc Việt Nam trước toàn thế giới.
Luật sư Hoàng Huy Được – Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội: Tuyên bố đanh thép về độc lập, chủ quyền quốc gia
“Có lẽ như tất cả các nước, Việt Nam chúng tôi đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế”. Bằng câu nói này, lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam công khai tuyên bố về khả năng đấu tranh pháp lý đối với Trung Quốc liên quan tới các vấn đề trên Biển Đông. Câu trả lời của Thủ tướng đa góp phần vạch trần luận điệu hoang đường của phía Trung Quốc khi họ ra sức ngụy biện, lấp liếm hành vi sai trái của mình và đổ lỗi cho Việt Nam, trong khi chính họ mới là nguyên nhân gây ra những diễn biến căng thẳng và ngày càng phức tạp trên Biển Đông hiện nay.
Nhà thơ Bùi Hoàng Tám: Quyết sách hợp lòng dân
Trước hết, có lẽ đây là lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đã nói một cách thẳng thắn, minh bạch về mối quan hệ Việt – Trung. Bài trả lời phỏng vấn của Thủ tướng với AP và Reuters đã nói lên đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và Chính phủ Việt Nam trước mối quan hệ vốn nhiều “truân chuyên” và sóng gió này.
Có mấy ý mà tôi tâm đắc. Thứ nhất, bằng lời lẽ ngắn gọn, đanh thép và kiên quyết, Thủ tướng đã tố cáo mạnh mẽ về những hành động của Trung Quốc thời gian qua. Cách đây khoảng 3 năm tại nghị trường, Thủ tướng cũng từng nói thẳng về sự kiện năm 1974 Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Thứ hai, Thủ tướng nói thẳng chủ quyền Tổ quốc là thiêng liêng, kiên quyết không đổi chủ quyền lấy “hữu nghị viển vông” đồng thời khẳng định, Việt Nam luôn tha thiết có hòa bình, hữu nghị để xây dựng và phát triển đất nước. Thủ tướng đã nói một cách rất thẳng thắn và thành thực.
Tôi nghĩ rằng Chính phủ đã có quyết sách hợp nguyện vọng của nhân dân. Đó là chủ trương lấy tuyên truyền thuyết phục, phản đối bằng con đường ngoại giao, tại các diễn đàn quốc tế và khu vực… Bên cạnh đó, chuẩn bị mọi phương án tiếp theo, không loại trừ việc khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Còn đối với trong nước, một mặt Chính phủ khuyến khích tinh thần yêu nước nhưng ngược lại xử lý nghiêm những hành vi bạo lực. Tất cả đều hợp lý, hợp tình, đúng luật.
ĐB Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam: Dư luận thế giới thấy được chính nghĩa của Việt Nam
Thông điệp của Thủ tướng rất mạnh mẽ, rất đúng, thể hiện được quan điểm nhất quán, rất có ý chí của nhân dân Việt Nam đối với những gì đang diễn ra trên Biển Đông. Phát biểu của Thủ tướng làm cho dư luận thế giới thấy được chính nghĩa, nguyện vọng của chúng ta. Hiện nay, trên thực địa, chúng ta hết sức kiềm chế. Về ngoại giao, chúng ta sử dụng mọi kênh để đàm phán. Với bạn bè quốc tế, chúng ta cũng nói rõ tình hình để thế giới hiểu vấn đề đúng hơn. Chúng ta kiên nhẫn và làm hết sức mình để giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình song chúng ta cũng có quyền chính đáng của mình để bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của đất nước.
Nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng: Tin tưởng và tự hào về bản lĩnh người đứng đầu Chính phủ!
Video đang HOT
Sự thật hiển nhiên là hàng nghìn năm nay, Trung Quốc vẫn thỉnh thoảng vô cớ gây sự, có lúc dùng sức mạnh lấn át, bắt nạt Việt Nam nhưng lịch sử đã chứng minh rằng không phải cứ nước lớn thì muốn làm gì cũng được. Chúng ta vẫn đang có những biện pháp đấu tranh bằng con đường hòa bình rất đúng đắn và tỉnh táo, đặc biệt là việc mới đây Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có những tuyên bố trước báo giới quốc tế rất chân thành, cầu thị nhưng cũng dứt khoát, rõ ràng, thể hiện đúng nguyện vọng của mọi người dân nước Việt. Tôi không chỉ tin tưởng mà cũng rất tự hào về bản lĩnh của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam.
Ông Trịnh Ngọc Lâm (Trưởng ban quản lý chợ Đống Đa, Hà Nội): Câu nói của Thủ tướng đã tiếp thêm sức mạnh
Tôi đã đọc kỹ và rất tâm đắc về bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn Kinh tế Đông Á được tổ chức tại Manila, Philippines. Tại diễn đàn quốc tế quan trọng này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thẳng thắn chỉ rõ những ý đồ của Trung Quốc khi xâm phạm vùng biển Việt Nam và đã cho thế giới thấy một thái độ mạnh mẽ, dứt khoát, rõ ràng của Chính phủ Việt Nam. Khi Thủ tướng nói : “Cả dân tộc Việt Nam phản đối việc làm sai trái này của Trung Quốc” chính là thể hiện dứt khoát thái độ phẫn nộ cũng như lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình để phát triển và sẽ đồng lòng đấu tranh đến cùng để bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, không hề sợ hãi trước bất kỳ thế lực thù địch nào.
Câu nói của Thủ tướng “Việt Nam không đánh đổi chủ quyền để lấy hữu nghị viển vông” một lần nữa thể hiện thái độ mạnh mẽ, kiên định của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Câu nói có “gang thép” này như tiếp thêm sức mạnh, tình đoàn kết của cả dân tộc Việt Nam tiến lên phía trước..
* “Sự dũng cảm và sức mạnh” mà Chính phủ Việt Nam thể hiện khi bảo vệ quyền lợi của nhân dân họ là “nguồn cảm hứng” đối với nhân dân ASEAN – Mạng lưới truyền hình, phát thanh lớn ở Philippines GMA Network dẫn lời Tổng thống Philippines.
* Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tỏ rõ quyết liệt trong bài phát biểu và trả lời phỏng vấn – Báo Philippine Daily Inquirer tường thuật.
* “Thủ tướng Việt Nam nhấn mạnh hành động của Trung Quốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, tự do đi lại ở Biển Đông. Tại buổi tiệc tối ở đại sảnh Phủ Tổng thống, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa tuyên bố: Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng vùng biển các nước ven biển khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981″ – Báo Philippine Star đưa chi tiết các phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vấn đề Biển Đông.
Theo ANTD
Bác bỏ nhiều thông tin sai lệch, vu cáo
Chiều qua 23-5, Bộ Ngoại giao Việt Nam lần thứ ba trong tháng tổ chức họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình; ông Đỗ Văn Hậu - Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí; ông Trần Duy Hải - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia; ông Ngô Ngọc Thu - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát Biển; bà Nguyễn Thị Thanh Hà - Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước Quốc tế, Bộ Ngoại giao, đã cung cấp những thông tin chính thống với báo giới trong nước và quốc tế, bác bỏ nhiều thông tin sai lệch, vu cáo từ phía Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình chủ trì họp báo quốc tế
- Báo Dân Việt: Trong chuyến thăm và làm việc ở Philippines, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập khả năng sử dụng biện pháp pháp lý. Mỹ đã tuyên bố ủng hộ Việt Nam trong việc này. Việt Nam có tính đến khả năng đó chưa và đã chuẩn bị đến đâu?
- Bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước Quốc tế, Bộ Ngoại giao: Việt Nam có quyền sử dụng mọi biện pháp nêu trong Công ước LHQ về Luật Biển.
Việc sử dụng biện pháp hòa bình là phù hợp, hơn nữa sử dụng biện pháp pháp lý sẽ tốt hơn biện pháp vũ trang... Vì vậy, chúng tôi, với tư cách cơ quan tham mưu, có nhiệm vụ chuẩn bị sẵn sàng mọi biện pháp.
- Báo Tiền Phong: Trong nhiều ngày vừa qua, mạng xã hội đưa thông tin quân đội Trung Quốc điều quân, xe tăng đến gần biên giới Việt Nam. Việt Nam có nắm được thông tin này và có giải pháp gì?
- Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia: Xin khẳng định hoạt động giao thương ở biên giới vẫn diễn ra bình thường. Chúng tôi chưa nhận được thông tin nào liên quan. Đó là thông tin không chính xác. Trong cuộc gặp hai Thứ trưởng Bộ Ngoại giao vừa qua, hai bên đã thống nhất không sử dụng biện pháp vũ lực để giải quyết bất đồng.
- Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam: Giàn khoan của Trung Quốc đã hoạt động 3 tuần. Việt Nam đã có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc chuẩn bị tiến hành khoan thăm dò ở vùng biển đó chưa? Xin khẳng định thông tin: Thỏa thuận gần đây giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và phía Trung Quốc là hai bên kiềm chế không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp?
- Ông Đỗ Văn Hậu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam: Theo quy trình của việc định vị và các công tác chuẩn bị tiến hành khoan bình thường thì thời gian đã đủ để tiến hành khoan, tuy nhiên Việt Nam không tiếp cận được vào giàn khoan nên không có thông tin chính xác đã khoan thăm dò hay chưa. Xin lưu ý theo quy trình thời gian thì đã đủ.
- Ông Trần Duy Hải: Trong cuộc gặp giữa Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam đã kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam, hai bên sẽ tiến hành trao đổi để sớm ổn định tình hình, tìm biện pháp phù hợp giải quyết. Đến nay Trung Quốc vẫn khước từ thiện chí của Việt Nam, đưa ra nhiều luận điệu sai trái liên quan đến chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông. Việt Nam nói rõ, hai bên không thể và không nên sử dụng biện pháp quân sự để giải quyết bất đồng vì không phù hợp xu thế hiện nay, không phù hợp các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc.
- Báo Dân Trí: Theo Bộ Ngoại giao, đã có 20 cuộc tiếp xúc để giải quyết vụ giàn khoan nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục leo thang. Khi ở thăm Philippines, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với báo chí nước ngoài rằng: Việt Nam không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông. Có phải thời điểm này đã đến giới hạn sự kiên nhẫn của Việt Nam? Xin bình luận về 16 chữ vàng trong quan hệ Việt-Trung.
- Ông Trần Duy Hải: Vấn đề chủ quyền hết sức thiêng liêng, không gì đánh đổi được. Vàng rất quý nhưng độc lập tự do, chủ quyền lãnh thổ còn quý hơn vàng.
- Đài truyền hình Việt Nam: Gần đây, Trung Quốc liên tục đưa ra cáo buộc Việt Nam sử dụng tàu Kiểm ngư, tàu Cảnh sát biển đâm va và gây hấn với Trung Quốc. Ý kiến của Bộ Ngoại giao về cáo buộc này?
- Đại tá Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh Cảnh sát Biển: Trong cuộc họp báo gần đây của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phía Trung Quốc đã cáo buộc Việt Nam khiêu khích sử dụng tàu tiến hành đâm va vào các tàu Trung Quốc. Đây là thông tin sai lệch, vu cáo, chúng tôi bác bỏ thông tin này. Cao điểm trong ngày 20-5, theo thống kê Trung Quốc sử dụng 137 lượt tàu thuyền, trong đó có 4 tàu chiến và tốp máy bay ngăn cản lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam. Phía Trung Quốc sử dụng súng phun nước công suất lớn, sử dụng máy phát gây sóng âm tần ảnh hưởng xung quanh trong vùng 100m, sử dụng đèn pha công suất lớn gây tác động, liên tục đâm va vào tàu Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam không sử dụng công cụ trên tàu để đáp trả tàu Trung Quốc, chỉ sử dụng loa tuyên truyền yêu cầu Trung Quốc chấm dứt xâm phạm vùng biển Việt Nam, biểu ngữ yêu cầu Trung Quốc rút khỏi vùng biển Việt Nam. Tàu Kiểm ngư Việt Nam bị đâm va rất nhiều lần, có tàu bị đâm va 3-4 lần. Hình ảnh báo chí, truyền hình đã minh chứng: Việt Nam không tấn công, khiêu khích tàu Trung Quốc.
- Kênh VTC 10: Trung Quốc có nêu: Việt Nam đã đưa tàu chiến ra vùng giàn khoan còn Trung Quốc chỉ dùng tàu dân sự, điều này có đúng?
- Ông Ngô Ngọc Thu: Trung Quốc đã đưa 5 loại tàu chiến, gồm 9 lượt ở khu vực quanh giàn khoan. Chúng tôi đã ghi được số hiệu. Đó là tàu vận tải đổ bộ lượng giãn nước khoảng 17.000 tấn, có 8 ống phóng tên lửa. Thứ hai là tàu hộ vệ tên lửa, tiếp theo là tàu tên lửa tuần tiễu tấn công nhanh, tàu tuần tiễu săn ngầm, tàu khu trục tên lửa.
Việt Nam đưa ra số lượng hạn chế tàu của Cảnh sát biển, Kiểm ngư. Việt Nam hoàn toàn không có tàu chiến ở khu vực. Phóng viên Việt Nam và nước ngoài có mặt ở khu vực có thể khẳng định thông tin phía Trung Quốc đưa ra là sai.
- Thông tấn xã Đức DPA: Có thông tin 4 người Trung Quốc thiệt mạng trong các cuộc gây rối ở miền Trung, miền Nam. Xin làm rõ?
- Ông Lê Hải Bình, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao: Các cơ quan chức năng Việt Nam khẳng định, tại Hà Tĩnh có 2 người quốc tịch Trung Quốc, ở Bình Dương có xô xát khiến 1 người Trung Quốc chết. Đó là thông tin chúng tôi có thể khẳng định.
- Hãng Jiji Press (Nhật Bản): Trung Quốc thông báo dừng một số hoạt động giao lưu, quan hệ với Việt Nam. Chương trình hợp tác nào giữa Việt Nam và Trung Quốc bị dừng lại? Chúng có ảnh hưởng gì đến kinh tế Việt Nam?
- Ông Trần Duy Hải: Đến nay mọi hoạt động giao lưu chưa có gì bị dừng lại. Có lẽ Trung Quốc nói liên quan đến lao động khi họ đưa lao động về nước. Đó chỉ là các lao động phổ thông nên các doanh nghiệp có khả năng thay thế, không ảnh hưởng gì đến hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam.
- Infonet: Trưởng đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Lào Cai có nói: Một số công dân muốn nhập cảnh vào Trung Quốc đã bị phía Trung Quốc bắt ký vào bản đồ công nhận Hoàng Sa của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao đã biết vụ việc này chưa? Sẽ có biện pháp gì để hướng dẫn công dân Việt Nam?
- Ông Lê Hải Bình: Chúng tôi chưa nhận được thông tin như phóng viên đề cập. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ lưu ý, nếu có vấn đề này sẽ xử lý theo quy định của luật pháp quốc tế cũng như thỏa thuận hai bên.
- Reuters: Xin hỏi bao giờ và trong trường hợp nào, Việt Nam sẽ quyết định sử dụng biện pháp pháp lý để kiện Trung Quốc?
- Bà Nguyễn Thị Thanh Hà: Cá nhân tôi là luật gia, tôi cũng luôn hỏi mình lúc nào nên sử dụng biện pháp pháp lý. Nhưng Chính phủ sẽ quyết định dựa trên khuyến nghị của nhiều cơ quan chức năng, chứ không phải trên ý kiến của một luật gia. Nên chúng ta phải chờ quyết định của Chính phủ.
- VNExpress: Việt Nam đang sử dụng biện pháp hòa bình. Thời gian tới nếu Trung Quốc không có thay đổi, Việt Nam có biện pháp nào mạnh mẽ hơn?
- Ông Trần Duy Hải: Như Thủ tướng Việt Nam phát biểu tại Philippines, Việt Nam sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền bằng mọi biện pháp hòa bình. Nhưng nếu Việt Nam là nạn nhân thì phải tự vệ. Việt Nam phải sẵn sàng bằng mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng.
- Thanh Niên: Trung Quốc đã 3 lần nói khác nhau về vị trí giàn khoan? Xin bình luận về vấn đề này?
- Bà Nguyễn Thị Thanh Hà: Bình luận duy nhất chúng tôi có thể nói là, chúng tôi từng được nghe Trung Quốc giải thích nhiều lần khác nhau về yêu sách của họ. Chúng tôi luôn đề nghị Trung Quốc có giải thích rõ về cơ sở pháp lý về vùng biển của mình.
- Ông Lê Hải Bình: Dù Trung Quốc nói khác nhau thế nào, Việt Nam khẳng định vị trí hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 là sâu 80 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm chủ quyền của Việt Nam theo Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Theo ANTD
Tình hình Biển Đông 24/5: Mỹ Nhật bắt đầu hành động thực tế Sau những phát ngôn bày tỏ lo ngại chung chung, Mỹ và Nhật Bản đang có những động thái thực tế hơn để góp phần giải quyết căng thẳng Biển Đông. Điều Trung Quốc không mong muốn Trong chiến lược của mình, Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông để làm suy giảm ảnh hưởng của Mỹ và trở thành bá chủ khu...