Niềm tin đang trở lại với người dân xã Thanh Khương (Bắc Ninh)
Dư luận xôn xao suốt cả tuần qua bắt đầu từ một vụ việc xảy ra vào cuối tháng hai, khi một số phụ huynh phát hiện thịt lợn nổi đầy hạch trắng trong bữa ăn tại trường mầm non Thanh Khương ( Bắc Ninh).
Sau đó, phụ huynh đưa con đi khám và có kết quả dương tính với sán. Vụ việc đã được phát tán lên mạng xã hội và ngay tức khắc thu hút được sự quan tâm của cả cộng đồng mạng. Và cũng từ đây nỗi sợ, niềm tin lan tràn khắp nơi.
Tuy nhiên, sau nhiều ngày còn “nửa tin, nửa ngờ” và hoang mang, lo lắng xung quanh vụ việc nghi thực phẩm không an toàn từ bếp ăn bán trú, hôm qua (19-3), nhiều bậc phụ huynh đã đưa con em trở lại Trường Mầm non Thanh Khương để hòa nhịp học tập thường ngày. Sau hàng loạt động thái tích cực, quyết liệt của lãnh đạo tỉnh và các cơ quan chức năng, niềm tin của phụ huynh, người dân đang dần trở lại.
Có mặt tại trường Mầm non Thanh Khương vào những ngày cuối tháng 3, giọng nói trong trẻo của cô giáo Nguyễn Thị Quỳnh và nhóm trẻ nhí nhảnh đang đọc thơ, học hát đã đánh tan không gian yên ắng ở sân trường trong những ngày qua.
Cô trò Trường Mầm non Thanh Khương. Ảnh báo Bắc Ninh
Chia sẻ với báo chí, cô Quỳnh cho biết: Lớp học của cô Quỳnh có 30 cháu, nay đã có 18 cháu được cha mẹ đưa đến lớp, trong đó 16 cháu đăng ký ăn bán trú.
“Sau sự việc không mong muốn xảy ra vừa qua, đã có nhiều phụ huynh hoang mang, không cho con đến lớp nhưng sau khi thấy sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các phụ huynh đã dần tin tưởng và cho con trở lại lớp học. Là giáo viên mầm non, có nhiệm vụ giảng dạy và chăm sóc trẻ, chúng tôi thấy rất buồn khi các con không đến lớp. Vì thế, khi các con đi học, được gặp nhau, cô trò đều rất vui. Từ ngày ít nhất chỉ có 8 cháu đến lớp và không ăn bán trú, đến nay mỗi ngày các cháu đi học đã đông hơn, các con ăn bán trú nhiều hơn, lớp cũng vui hơn. Các phụ huynh khi đưa đón con đều hỏi han tình hình học tập của các cháu”. Cô Quỳnh bày tỏ
Từ nhiều luồng thông tin chưa chuẩn xác, vụ việc nghi mất an toàn thực phẩm ở Trường Mầm non Thanh Khương khiến một số phụ huynh hoang mang, lo lắng, đồng loạt cho trẻ nghỉ học. Sau mấy ngày cho cháu ở nhà, bà Đỗ Thị Xê ở thôn Thanh Tương, xã Thanh Khương hôm 19-3 đã cho cháu nội 3 tuổi trở lại trường học. Bà Xê cho biết: “Với nguyện vọng làm sáng tỏ nguyên nhân, chúng tôi đã yên tâm khi thấy sự vào cuộc của các cấp lãnh đạo. Như vậy, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo tỉnh đã lắng nghe tiếng nói của người dân, vào cuộc tích cực để điều tra sự việc”.
Thường xuyên theo dõi thông tin trên báo chí, vợ chồng anh Dương Đình Hiếu và chị Hoàng Thị Xa (Khương Tự) khá bình tĩnh, vẫn đưa con và cháu đến trường học và đăng ký ăn bán trú bình thường. Ngày 18-3, gia đình cũng cho con tham gia lấy máu xét nghiệm sán lợn ngay tại trường mầm non chứ không lặn lội ra Hà Nội. Chị Xa cho biết “Vụ việc xảy ra, vợ chồng tôi cũng rất lo lắng, song thấy sự chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt của lãnh đạo các cấp và sự tích cực của các ban, ngành đoàn thể, vợ chồng tôi yên tâm và tin tưởng nên vẫn cho con đến lớp đều và ở lại ăn bán trú khi trường tổ chức bếp ăn trở lại”.
Cô giáo Nguyễn Thị Mây, Hiệu phó Trường Mầm non Thanh Khương cho biết: Chúng tôi rất vui vì phụ huynh đã đưa trẻ đến lớp mỗi ngày một đông hơn. Hôm nay toàn trường đã có 223 cháu đến trường và 155 trẻ ăn tại trường. Khi sự việc xảy ra, tâm lý các cô ít nhiều bị ảnh hưởng, song được sự quan tâm, động viên của các cấp, các ngành, các cô đã yên tâm công tác, duy trì nề nếp giảng dạy, chăm sóc, giáo dục cho các cháu ở trên lớp.
Nhằm tránh tư tưởng hoang mang, dao động trong nhân dân, sớm ổn định tình hình, để người dân hiểu đúng về bệnh nhiễm sán lợn, thời gian qua, nhiều cuộc họp khẩn ở cấp tỉnh, huyện liên tục được thiết lập bất kể ngày, đêm. Đoàn công tác của tỉnh cũng tham vấn ý kiến chuyên môn của chuyên gia tại các Viện đầu ngành tuyến T.Ư. Điều đó cho thấy sự minh bạch, tích cực và quyết liệt trong sự lãnh, chỉ đạo và tinh thần cầu thị, luôn lắng nghe tiếng nói nhân dân của những người đứng đầu tỉnh.
Khi mọi chuyện rõ ràng minh bạch và sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng thì vấn đề niềm tin trong nhân dân sẽ được củng cố và đang dần trở lại.
Tuy nhiên, đây cũng là bài học cho những kẻ làm ăn gian dối, vô trách nhiệm trước sức khỏe đồng loại và cũng là bài học cho những người luôn xem mạng xã hội là một trò đùa. Thiệt hại về kinh tế có thể bù đắp nhưng mất mát niềm tin thì khó có thể lấy lại trong một sớm một chiều.
Minh Anh (T/h)
Theo moitruong
Các tỉnh, thành tăng cường kiểm tra bếp ăn trường học
Bộ GD&ĐT sẽ yêu cầu các tỉnh, thành thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở giáo dục.
'Tôi mất niềm tin vì đến thức ăn bẩn hại các cháu họ còn dám làm' Sáng 18/3, rất đông phụ huynh đưa con đến trường Mầm non Thanh Khương (Thuận Thành, Bắc Ninh) lấy máu xét nghiệm. Lo lắng, bất an là tâm trạng chung khi số ca mắc sán lợn tăng.
Bộ GD&ĐT và các sở giáo dục đều sẽ có hoạt động thanh, kiểm tra bếp ăn trong trường học sau vụ việc hàng loạt học sinh tại Bắc Ninh bị nhiễm sán lợn từ nguồn thực phẩm không an toàn trong nhà trường.
Lưu ý các tỉnh, thành
Trao đổi với Zing.vn ngày 18/3, ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ GD&ĐT, cho biết vụ đang tham mưu cho Bộ GD&ĐT có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố để tăng cường kiểm tra, giám sát vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học.
Ông Duy Anh cho hay tháng 10/2018, Bộ GD&ĐT có chỉ thị số 4316 về tăng cường công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở giáo dục. Trong văn bản tới đây, Bộ mong muốn các địa phương thực hiện nghiêm túc chỉ thị này, làm sao tăng cường kiểm tra giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các bếp ăn bán trú, tăng cường tuyên truyền, giáo dục học sinh về an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, kiên quyết không sử dụng nguồn thực phẩm thiếu an toàn đưa vào trường học cho học sinh.
Những ngày ra, phụ huynh ở Bắc Ninh ồ ạt đưa trẻ đi kiểm tra nhiễm sán lợn tại các cơ sở y tế. Ảnh: Duy Anh.
Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn Thực phẩm TP.HCM, cho biết qua thanh, kiểm tra cho thấy các bếp ăn trong trường học tại TP.HCM ít có sai phạm về thực phẩm. Phụ huynh, giáo viên, nhà trường đều rất chú trọng thực đơn và vấn đề vệ sinh trong ăn uống cho học sinh.
"Công tác kiểm tra, giám sát vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được ban làm từ trước đến nay. Không phải chỉ khi vụ việc hàng trăm học sinh nhiễm sán lợn ở phía Bắc thì mới làm", bà Lan nói.
Từ năm 2017 đến nay, Ban Quản lý An toàn Thực phẩm đã thanh, kiểm tra khoảng 70% các bếp ăn tập thể tại trường học và các bếp ăn tại các đơn vị cung cấp suất ăn sẵn trong trường học. Dự kiến đến tháng 5/2019, con số này sẽ nâng lên 80%-90%.
Bà Lan cho hay thời gian qua, thành phố cũng không ghi nhận trường hợp bếp ăn trong các trường học xảy ra vấn đề. Các trường hợp học sinh bị ngộ độc thực phẩm cũng là do sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh ở ngoài trường học.
Tăng cường kiểm tra nguồn thực phẩm vào bếp ăn trường học
Bà Phan Thị Bích Thuận, Phó giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Đà Nẵng, cho biết trước tình hình diễn biến phức tạp của các ca nhiễm sán lợn ở phía Bắc, Sở GD&ĐT Đà Nẵng đã trực tiếp gọi điện đến từng cơ sở giáo dục trên địa bàn để lưu ý vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học.
Đồng thời, sở vừa ban hành văn bản hướng dẫn các trường học trên địa bàn thực hiện nghiêm chỉ đạo tất cả các cấp học, đặc biệt đối với các đơn vị có lớp bán trú.
Thứ nhất, thực phẩm phải đảm bảo chất lượng, hợp vệ sinh. Nhà ăn phải có các chứng nhận liên quan, đầu bếp, phục vụ phải đạt điều kiện sức khỏe, tham gia các lớp học tấp huấn an toàn thực phẩm. Nếu không đạt được những điều kiện đó, không được tuyển vào làm. Hàng hóa bán trong nhà ăn, nếu nhận từ các cơ sở khác, phải có nguồn gốc rõ ràng, còn hạn sử dụng thì mới được bán, thực phẩm chế biến không được để qua ngày.
Thứ hai, các cơ sở có lớp bán trú ký hợp đồng với đơn vị cung ứng thực phẩm, phải có uy tín trên địa bàn. Những sản phẩm được tiếp nhận vào trường học phải đảm bảo chất lượng, chế biến xong phải lưu mẫu theo đúng quy định. Khi tiếp nhận thực phẩm vào đầu ngày phải có đại diện ban giám hiệu, đại diện phụ huynh, giáo viên kiểm tra thực phẩm.
"Chúng tôi yêu cầu khi tiếp nhận thực phẩm vào trường học phải luôn có sự chứng kiến, giám sát của ban giám hiệu, giáo viên, đại diện phụ huynh. Thực phẩm đạt yêu cầu mới tiếp nhận, không thì trả lại. Đã có trường hợp phản ánh trái cây dập, thối hay thịt không có đóng dấu, không có nguồn gốc rõ ràng, đều được trả lại. Đơn vị cung ứng phải đổi thực phẩm khác đạt yêu cầu", bà Thuận cho biết.
Đối với tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, ông Nguyễn Thanh Giang, Giám đốc Sở GD&ĐT, cho biết gần đây, sở thường tổ chức các đợt kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở trường học trên địa bàn tỉnh.
"Sau vụ việc một trường học dùng thực phẩm không đảm bảo chất lượng nấu ăn cho học sinh ở thị xã Phú Mỹ và trường hợp ngộ độc thực phẩm ở một trường khác, Sở GD&ĐT đã phối hợp các ban ngành thường xuyên kiểm tra bếp ăn tập thể.
Đồng thời, sở cũng kiểm tra độc lập một cách gắt gao để đảm bảo vấn đề vệ sinh thực phẩm trong trường học, tạo niềm tin với phụ huynh, học sinh. Dù có hay không vụ việc hàng loạt học sinh nhiễm sán lợn ở phía Bắc, sở cũng luôn lưu ý vấn đề này với các trường", ông Giang cho biết.
'Quá độc ác khi đưa thực phẩm bẩn vào trường học vì lợi nhuận' Nhiều gia đình ở Thuận Thành, Bắc Ninh, có con bị nhiễm sán lợn rất bức xúc cho rằng công ty cung cấp thực phẩm vào trường học đã làm hại các em nhỏ, vì chạy theo lợi nhuận.
Theo Zing
Phía sau cuộc đại xét nghiệm sán lợn Trong những ngày cuối tuần vừa qua, hơn 1.000 phụ huynh Bắc Ninh đã đưa con em mình xuống 2 bệnh viện ở Hà Nội để xét nghiệm sán. Kết quả, đã có trên 200 trẻ được phát hiện dương tính với sán lợn. Trẻ được lấy máu xét nghiệm sán lợn tại Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương...