Những yếu tố tạo nên sức mạnh tài chính của Israel
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Israel đã tăng lên 501 tỷ USD vào năm ngoái và ước tính sẽ đạt 611 tỷ USD vào năm 2026.
Quốc gia này hiện được coi là nền kinh tế lớn thứ 29 thế giới tính theo GDP. Vậy những yếu tố nào đã tạo nên sức mạnh tài chính của Israel? Mỹ, Israel nhất trí tiếp tục nỗ lực giải cứu con tin Israel không kích Syria khiến sân bay Damascus ngừng hoạt động Quân đội Israel tuyên bố nối lại tấn công sau ngừng bắn Giải pháp hai nhà nước trở lại bàn đàm phán nhằm chấm dứt xung đột Israel-Palestine .
Theo cơ sở dữ liệu Triển vọng Kinh tế Thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thu nhập bình quân đầu người của Israel hiện ở mức 58.273 USD, cao thứ hai ở Trung Đông, chỉ sau Qatar (83.890 USD). Đây là bước nhảy vọt so với những năm 1980, khi quốc gia này phải hứng chịu loạt khó khăn kinh tế – bao gồm siêu lạm phát, phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu và thu nhập bình quân đầu người chỉ ở mức khoảng 6.600 USD.
Nhiều nguồn tin cho rằng sức mạnh tài chính hiện tại của Israel là nhờ một loạt yếu tố quan trọng, gồm những khoản viện trợ lớn từ Mỹ, các biện pháp phù hợp sau cuộc khủng hoảng kinh tế đầu những năm 1980, đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển, xuất khẩu công nghệ cao và ngành du lịch thịnh vượng.
Viện trợ từ Mỹ
Washington đã đưa ra cam kết hỗ trợ Tel Aviv từ ngày 14/5/1948, khi Mỹ là quốc gia đầu tiên công nhận Israel là quốc gia độc lập.
Theo các nguồn tin mở, kể từ đó, Mỹ đã cung cấp cho Israel hơn 260 tỷ USD viện trợ quân sự và kinh tế kết hợp, đồng thời đóng góp thêm khoảng 10 tỷ USD cho các hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel như Vòm Sắt (Iron Dome).
Năm 2016, Tổng thống Mỹ khi đó là Barack Obama đã ký thỏa thuận về gói viện trợ quân sự tổng trị giá 38 tỷ USD cho Israel từ năm 2017 đến năm 2028.
Động lực thúc đẩy Mỹ viện trợ lớn cho Israel có thể xuất phát từ loạt yếu tố, bao gồm cả các nghĩa vụ lịch sử của Mỹ kể từ thời điểm hỗ trợ thành lập nhà nước Do Thái vào năm 1948. Ngoài ra, Mỹ cũng coi Israel là một đồng minh quan trọng ở Trung Đông, quốc gia có chung mục tiêu và cam kết chung về những giá trị dân chủ.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong cuộc họp tại Tel Aviv ngày 18/10. Ảnh: AFP
Theo Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, viện trợ nước ngoài của Mỹ là yếu tố chính trong nỗ lực bồi đắp và củng cố mối quan hệ Tel Aviv – Washington. Giới chức và nhiều nhà lập pháp Mỹ từ lâu đã coi Israel là một đối tác quan trọng trong khu vực.
Ngược lại, cơ quan hỗ trợ nước ngoài của Chính phủ Mỹ cho biết viện trợ của Mỹ giúp đảm bảo rằng Israel duy trì Lợi thế Quân sự Định tính (QME) trước các mối đe dọa tiềm tàng trong khu vực. Cơ quan này nói thêm rằng mục tiêu là đảm bảo rằng Israel đủ an toàn để thực hiện các động thái lịch sử cần thiết nhằm đạt được thỏa thuận hòa bình với người Palestine và vì hòa bình toàn diện trong khu vực.
Biến khủng hoảng thành cơ hội
Trong cuộc phỏng vấn với tờ báo của Ấn Độ, Giáo sư Tomer Fadlon tại Đại học Tel Aviv, chỉ ra rằng lịch sử của Israel phản ánh câu chuyện thành công của một quốc gia phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt tài nguyên nghiêm trọng.
“Chính sự khan hiếm đó cùng cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến chúng tôi phải tìm kiếm những điều tốt đẹp hơn và hơn thế nữa, đồng thời tìm kiếm những con đường để phát triển. Tài nguyên khan hiếm khiến chúng tôi làm việc chăm chỉ hơn và điều đó tạo thành tất cả những thành tựu kinh tế sau đó”, ông nhấn mạnh.
Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển
Theo Giáo sư Fadlon, tự do hóa nền kinh tế Israel vào năm 1985 là một phần của nỗ lực cải cách kinh tế, diễn ra sau cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước này những năm trước, khi Chính phủ Israel chi tiêu rất nhiều cho quốc phòng. Theo ông, một trong những kết quả tích cực của quá trình tự do hóa kinh tế là việc Israel thúc đẩy đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.
“Israel đã mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Chi tiêu của chính phủ cho an ninh và quốc phòng giảm từ khoảng 25% GDP xuống còn khoảng 5-6%”, ông Fadlon chỉ ra.
Ông cho biết vào đầu những năm 1990, Israel bắt đầu chi nhiều cho nghiên cứu và phát triển. Do đó, tỷ lệ chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển trong GDP đã tăng lên đáng kể lên 5%, tạo ra khoảng cách lớn giữa Israel và các nước khác.
Theo ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tính đến năm 2021, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển của Israel đã tăng lên 5,6% GDP, cao nhất thế giới, tiếp theo là Hàn Quốc- ở mức 4,9% và Đài Loan (Trung Quốc) – ở mức 3,8%.
“Chúng tôi thật may mắn vì đã đầu tư vào nghiên cứu trước những quốc gia khác và vào thời điểm công nghệ thông tin bùng nổ, chúng tôi đã đạt được lợi thế vượt trội”, ông nói.
Xuất khẩu công nghệ cao
Một số chuyên gia cho rằng thu nhập bình quân đầu người của Israel tăng lên sau năm 2006 là nhờ xuất khẩu khối lượng lớn công nghệ chất lượng cao ở thời điểm đó.
UN Comtrade (kho lưu trữ số liệu thống kê thương mại toàn cầu) định nghĩa xuất khẩu công nghệ cao là các sản phẩm có cường độ đầu tư và phát triển cao – như trong ngành hàng không vũ trụ, máy tính, dược phẩm, dụng cụ khoa học và máy móc điện.
Theo dữ liệu của UN Comtrade, xuất khẩu công nghệ cao của Israel trị giá 3,12 tỷ USD trong năm 2007. Những năm tiếp theo, con số này cũng tăng dần. Vào năm 2021, Tel Aviv đã xuất khẩu lượng công nghệ cao trị giá 17 tỷ USD, chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chế tạo của nước này. Các mặt hàng xuất khẩu khác của Tel Aviv gồm kim cương cắt, dầu mỏ tinh chế, nông sản, hóa chất, dệt may.
Dữ liệu của Cơ quan Đổi mới Israel chỉ ra rằng quốc gia này đứng đầu thế giới về tỷ lệ GDP từ các ngành công nghệ cao (15%) và tỷ lệ lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghệ cao (10%).
Du lịch
Du khách Pháp nhìn về phía khu nhà thờ Hồi giáo Al Aqsa từ Núi Oliu ở Jerusalem. Ảnh: AP
Theo thống kê chính thức, du lịch vẫn là một trong những nguồn thu nhập chính của Israel, với doanh thu dự kiến đạt tổng cộng 3,48 triệu USD trước cuối năm nay. Con số này sẽ tăng lên 4,45 triệu USD vào năm 2027.
Theo các nguồn tin của Israel, nước này đã đón 2,5 triệu lượt khách du lịch vào năm 2023. Năm 2019, Israel đã chứng kiến lượng khách du lịch lớn nhất với 4,9 triệu lượt khách.
Trong khi đó, Công ty xếp hạng S&P Global tuyên bố rằng việc tạm ngừng hoạt động du lịch quốc tế ở Israel do cuộc xung đột vũ trang hiện tại giữa nước này với nhóm Hamas của Palestine có thể gây tác động đến nền kinh tế của nhà nước Do Thái.
Xung đột Hamas-Israel: Israel có thể tiêu tốn tới hơn 50 tỷ USD
Ngày 5/11, tờ Calcalist - tờ báo tài chính hàng đầu của Israel dẫn ước tính sơ bộ của Bộ Tài chính nước này cho biết cuộc xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas tại Dải Gaza có thể khiến Israel tiêu tốn tới 200 tỷ shekel (khoảng 51 tỷ USD).
Đoàn xe quân sự của quân đội Israel vượt qua giới tuyến và tiến vào Dải Gaza trong động thái mở rộng chiến dịch tấn công trên bộ, ngày 29/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Calcalist, mức chi phí trên tương đương 10% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Israel, được tính toán dựa trên giả định cuộc xung đột kéo dài từ 8 đến 12 tháng, chỉ giới hạn ở Gaza, không có sự tham gia của bên ngoài và khoảng 350.000 quân nhân dự bị của Israel sẽ sớm trở lại làm việc.
Tờ báo đánh giá con số trên là ước tính "lạc quan". Khoảng 50% số tiền trên sẽ được chi cho quốc phòng, khoảng 1 tỷ shekel/ngày, trong khi Israel sẽ mất khoảng 40 - 60 tỷ shekel doanh thu và mất 17 - 20 tỷ shekel để bù đắp cho các doanh nghiệp, cũng như phải dành từ 10 - 20 tỷ shekel để tái thiết.
Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich cho biết chính phủ nước này đang chuẩn bị gói hỗ trợ kinh tế cho những người bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột.
Gói hỗ trợ này sẽ lớn và có quy mô rộng hơn gói hỗ trợ đại dịch COVID-19. Ngày 26/10, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng cam kết sẽ hỗ trợ tất cả những người bị ảnh hưởng, song không nêu con số cụ thể.
Xung đột bùng phát từ ngày 7/10 sau khi lực lượng Hamas bất ngờ tấn công và xâm nhập lãnh thổ Israel khiến hơn 1.400 người thiệt mạng và bắt cóc hơn 200 người. Israel đã tấn công đáp trả nhằm vào Dải Gaza, nơi Hamas kiểm soát, khiến hơn 9.000 người thiệt mạng, phong tỏa hoàn toàn dải đất này, khiến các hoạt động cứu trợ gặp nhiều trở ngại. Trước tình hình trên, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P đã hạ dự báo triển vọng kinh tế của Israel từ mức "ổn định" xuống "tiêu cực", trong khi Moody's và Fitch cũng đang xem xét có thể hạ mức xếp hạng của quốc gia Trung Đông này.
Đại sứ Nga cảnh báo phương Tây đang thúc đẩy khủng hoảng tài chính của Ukraine Ông Vassily Nebenzia, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc, cảnh báo các biện pháp tài chính của phương Tây đang đẩy Kiev vào cuộc khủng hoảng nợ công, và gánh nặng dự kiến sẽ vượt quá Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Ukraine vào cuối năm nay. Ảnh minh họa: Getty Images Phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên hợp...