Ngoại trưởng Nga cảnh báo Israel về các vụ tấn công vào Syria
Khi thảo luận về một loạt cuộc không kích gần đây của Israel với người đồng cấp Syria, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói rằng việc lan rộng xung đột sang các quốc gia khác ở Trung Đông là không thể chấp nhận được.
Những toà nhà đổ nát sau các vụ không kích của Israel xuống thủ đô Damascus, Syria ngày 19/2/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đài RT ngày 31/10, trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Syria Faisal Mekdad, ông Lavrov đã đề cập tới các cuộc không kích của Israel, nói rằng các cuộc không kích này trở nên thường xuyên hơn trong bối cảnh có các sự kiện xung quanh Dải Gaza.
Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Nga cho biết cả hai ngoại trưởng đều nhấn mạnh tính chất nguy hiểm khi các thế lực bên ngoài nỗ lực biến Trung Đông thành một đấu trường để giải quyết các vấn đề địa chính trị.
Ông Mekdad đã điệm đàm với ông Lavrov để thảo luận về tình hình hiện tại ở Gaza cũng như một số vấn đề song phương và tiến trình chấm dứt chiến tranh ở Syria. Hiện nay, phía Bắc và Đông Bắc Syria vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ Syria.
Video đang HOT
Từ khi Hamas tấn công Israel vào ngày 7/10, Israel đã ném bom Syria ít nhất ba lần, khiến các sân bay ở Aleppo và Damascus phải đóng cửa liên tục. Đại sứ Israel tại Đức đã thừa nhận rằng Israel thực hiện một trong các cuộc tấn công và cho biết cuộc tấn công nhằm mục đích làm gián đoạn hoạt động vận chuyển vũ khí từ Iran.
Trước đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu từng thừa nhận đã có hàng trăm cuộc tấn công vào Syria trong thập kỷ qua. Trong một trường hợp hiếm hoi, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã bình luận về các cuộc tấn công này khi tuyên bố đã thực hiện các hoạt động tự vệ phủ đầu nhằm vào Iran, cáo buộc Iran cung cấp vũ khí cho lực lượng Hezbollah ở Liban. Syria đã nhiều lần phản đối các cuộc tấn công vì vi phạm chủ quyền của Syria nhưng không có kết quả.
Trong khi đó, ngày 30/10, đặc phái viên Liên hợp quốc tại Syria – ông Geir Pedersen – nêu rõ Syria đang chứng kiến sự bất ổn và nạn bạo lực ngày càng trầm trọng hơn do thiếu tiến trình chính trị hiệu quả. Ông nhấn mạnh tình hình hiện nay ở Syria đang ở mức nguy hiểm nhất, vì ngoài vấn đề bạo lực xuất phát từ cuộc xung đột trong nước, người dân quốc gia Trung Đông này còn phải đối mặt với kịch bản xung đột Hamas – Israel lan rộng hơn. Ông lưu ý tình trạng bạo lực lan sang Syria không còn là nguy cơ mà đã thực sự bắt đầu.
Nhận định trên của đặc phái viên Pedersen được đưa ra trong bối cảnh ngày 30/10, Israel đã không kích các cơ sở quân sự bên trong lãnh thổ Syria, làm dấy lên quan ngại xung đột Hamas – Israel có thể lan rộng ra khu vực.
Trong tháng này, đã xuất hiện nhiều vụ tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái nhằm vào các căn cứ của binh sĩ Mỹ và đồng minh tại Iraq và Syria. Đáp lại, máy bay chiến đấu của Mỹ đã tấn công vào các địa điểm ở Syria mà Lầu Năm Góc cho rằng có liên quan đến Iran.
Quan chức Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA) của Liên hợp quốc – bà Edem Wosornu – cho biết tình trạng nhân đạo khẩn cấp tại Syria ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong tháng 10 này, xung đột đã leo thang nghiêm trọng tại một số khu vực ở miền Bắc Syria. Điều này càng đáng lo ngại hơn khi mùa Đông sắp bắt đầu trong khi ước tính khoảng 5,7 triệu người trên khắp Syria đang cần hỗ trợ nơi trú ẩn và đồ dùng thiết yếu.
Quan chức Ukraine dự báo xung đột với Nga có thể kéo dài đến năm 2035
Ông Aleksey Arestovich, cựu cố vấn của Tổng thống Volodymyr Zelensky, cho biết xung đột giữa Nga và Ukraine có thể kéo dài hơn một thập kỷ tới và dự đoán rằng hai quốc gia khó có thể giải quyết những bất đồng trong tương lai gần.
Pháo binh Ukraine khai hỏa trong cuộc giao tranh ác liệt gần Bakhmut, Ukraine hồi tháng 4. Ảnh: Reuters
"Cuộc xung đột chắc chắn sẽ kéo dài đến năm 2035", đài RT (Nga) dẫn tuyên bố của ông Arestovich trong một cuộc phỏng vấn. Theo ông, giai đoạn xung đột căng thẳng sẽ diễn ra cho đến thời điểm đó.
Tuy nhiên, ông lập luận rằng cuộc đối đầu không nhất thiết phải mang tính chất quân sự. Hai bên có thể đạt được lệnh ngừng bắn hoặc chấm dứt hoàn toàn các hành động thù địch, nhưng xung đột sau đó sẽ tiếp tục trên các mặt trận ngoại giao, tình báo, kinh tế và thông tin.
"Ukraine phải làm quen với việc sống trong tình trạng bị đe dọa quân sự thường xuyên và duy trì tình trạng cảnh báo nâng cao", ông Arestovich nói, đồng thời đề xuất Kiev nên học hỏi kinh nghiệm từ Israel nếu muốn thích nghi với hoàn cảnh này. Theo cựu cố vấn của Tổng thống Zelensky, một cuộc chiến tranh hoặc sự cố biên giới có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay cả sau khi cuộc chiến hiện tại kết thúc.
Ông Arestovich cho biết ông từng đưa ra dự báo về thời điểm kết thúc xung đột ở Ukraine vào tháng 4/2022, chỉ hai tháng sau sau khi xung đột nổ ra. Ông cho biết tuyên bố của ông đã gây sốc cho mọi người vào thời điểm đó.
Trước đó, hôm 19/9, hãng Bloomberg đưa tin Nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (G7) dự đoán cuộc xung đột Nga - Ukraine có thể kéo dài thêm 6 đến 7 năm nữa. Nguyên nhân khiến xung đột kéo dài là do cuộc phản công của Ukraine diễn ra chậm chạp, khiến phương Tây hạ thấp kỳ vọng.
Nguồn tin nhấn mạnh các đồng minh của Kiev sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi nỗ lực duy trì hỗ trợ cho Ukraine. Trong đó, Kiev có thể phải vật lộn với tình trạng thiếu nguồn cung vũ khí từ phương Tây và tổn thất nhân sự ngày càng gia tăng. Theo các quan chức phương Tây, bất chấp viễn cảnh tồi tệ này, Kiev và các đồng minh vẫn phản đối đàm phán và không sẵn lòng chấp nhận bất kỳ giải pháp nào với Moskva, nếu giải pháp đó không bao gồm việc quân đội Nga rút hoàn toàn khỏi các vùng lãnh thổ mà Ukraine tuyên bố chủ quyền.
Về phần mình, Moskva đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình, nhưng nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán này phải tính đến lợi ích của Nga và "thực tế trên thực địa". Theo đó, Ukraine phải chấp nhận 4 vùng lãnh thổ cũ của nước này sáp nhập Nga sau các cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2022.
Bên lề phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc Hôm 23/9, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng nhấn mạnh Moskva sẵn sàng tham gia đàm phán hòa bình, nhưng sẽ không xem xét bất kỳ đề xuất ngừng bắn nào, vì trước đó họ đã bị "lừa dối".
Nga đề xuất biện pháp giải quyết ngũ cốc thừa của Ukraine Để giải quyết số ngũ cốc Ukraine bị một số nước châu Âu từ chối nhập khẩu, Ủy ban châu Âu (EC) nên mua lại số ngũ cốc này và chuyển chúng tới các nước châu Phi đang có nhu cầu. Thu hoạch ngũ cốc trên cánh đồng ở vùng Kharkiv, Ukraine ngày 19/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Theo hãng thông tấn TASS, đề xuất...