Những yếu tố dễ dàng xác định không gian sống của bạn có thực sự sạch sẽ hay không
Có rất nhiều cách nhận biết để bạn có thể xác định được bạn có đang sống trong không gian thực sự được làm sạch.
Quy trình dọn dẹp thông thường của mọi người sẽ là lau bụi, lau bếp, lau sàn nhà, vệ sinh phòng tắm. Đôi khi chúng ta nên chú ý đến những chi tiết nhỏ hơn như làm sạch đèn, bộ tản nhiệt.
Dù có mất chút thời gian nhưng những việc làm đó sẽ giúp bạn tạo được sự gọn gàng, ấm cúng và đảm bảo sức khỏe khi sống trong nhà.
Hãy chú ý tới những điều được liệt kê trong bài viết dưới đây. Bạn sẽ xác định được nơi ở của mình thực sự có sạch sẽ hay không. Nếu chú ý đến những điều nhỏ nhặt này mỗi khi dọn dẹp, bạn sẽ cảm thấy nơi ở của mình được cải thiện rất nhiều.
Bề mặt bếp luôn sạch như mới nếu bạn nhanh chóng rửa sạch bằng khăn vải ngay sau khi nấu bất kỳ thứ gì.
Dùng khăn vải lau sạch bề mặt bếp sau khi sử dụng.
Nên làm sạch các thiết bị nhà bếp ngay sau khi sử dụng để vết bẩn không có cơ hội tồn tại và sinh sôi vi khuẩn.
Các thiết bị nhà bếp được làm sạch sau khi sử dụng để đảm bảo sạch sẽ, độ bền và mới.
Nên thay bọt biển sau khi vệ sinh hàng tuần và giữ ở nơi khô ráo.
Tạo sự sạch sẽ và khô ráo cho dụng cụ lau chùi.
Nên thay khăn lau, găng tay dùng trong lò nướng và các loại đồ dùng khác mỗi tuần một lần.
Làm sạch định kỳ các dụng cụ la chùi.
Đáy chảo, nồi nấu sẽ luôn cần bạn làm sạch ngay sau khi sử dụng.
Đáy nồi chảo được làm sạch để không ảnh hưởng đến độ bền, thẩm mỹ cũng như khiến căn bếp khó vệ sinh sau sử dụng.
Phần đóng cặn cứng trong ấm sẽ làm vật dụng trông kém thẩm mỹ, làm cho nước có mùi vị kém hơn. Bạn nên rửa sạch bằng nước, có thể chà xát bằng vật dụng cũng như rửa bằng xà phòng hàng tuần.
Video đang HOT
Làm sạch ấm nấu nước.
Để tránh mùi hôi từ thùng rác, bạn nên mua thùng có nắp và vệ sinh thùng hàng tuần.
Chọn thùng rác phù hợp.
Ghế sofa, ghế bành và vỏ gối nên được giặt ít nhất 2 lần một năm.
Làm sạch bề mặt sofa, gối…
Khi lau bụi, đừng quên nắm cửa, công tắc và ổ cắm điện. Chúng sẽ luôn cần được làm sạch vì dễ bám bụi.
Đừng bỏ qua bất kỳ vị trí nào khi làm sạch nhà.
Tranh và khung ảnh trên tường cũng vật. Chú ý đến các góc bên trong, rất nhiều bụi tích tụ ở đó.
Khung tranh cũng cần lau sạch.
Ban công thường bừa bộn với những thứ vô dụng. Thay vào đó, bạn có thể biến không gian ấy thành căn phòng làm việc hoặc nơi tập thể dục vô cùng tiện ích.
Ban công sử dụng hữu ích.
Đừng quên rửa vòi để loại bỏ cặn bẩn.
Rửa vòi nước loại bỏ cặn bẩn.
Một tấm rèm phòng tắm sạch sẽ làm cho không gian thư giãn trở nên dễ chịu hơn.
Làm sạch rèm phòng tắm.
Di chuyển chất tẩy rửa vào các kệ.
Cần sắp xếp gọn gàng chất tẩy rửa.
Giỏ quần áo bỏ đồ bẩn nên có nắp đậy để tránh làm cho không gian mà chúng hiện diện trở nên lộn xộn.
Chọn giỏ có nắp để không gian bớt đi sự lộn xộn.
Thường xuyên rửa sạch dụng cụ đựng xà phòng.
Thường xuyên rửa sạch khay đựng xà phòng.
Miếng cao su ở cửa máy giặt có thể sẽ khiến bạn kinh ngạc vì những điều không ngờ tới. Nếu bạn làm sạch nó thường xuyên, bạn sẽ không phải bất ngờ một cách bất đắc dĩ như vậy.
Làm sạch máy giặt cũng cần chú ý đến các ngóc ngách để đảm bảo không “bị bất ngờ” với những trường hợp như thế này.
5 thói quen tốt giúp nhà cửa luôn sạch đẹp
Hãy xây dựng thói quen tốt từ những việc nhỏ nhất để đảm bảo nhà cửa luôn gọn gàng và sạch sẽ.
Khi ngủ dậy, hãy gấp chăn màn ngay
Hãy bắt đầu ngày mới bằng việc gấp chăn màn. (Đồ họa: Trang Thiều)
Giường ngủ của bạn chắc chắn sẽ rất lộn xộn sau một đêm ngủ. Do đó, bạn hãy gấp chăn, gối, kéo phẳng ga giường khi tỉnh dậy, lập tức phòng ngủ sẽ trở nên gọn gàng và bắt mắt ngay. Đây thực sự là việc làm khởi đầu cho một ngày mới tích cực.
Thường xuyên lau nhà và hút bụi
Để ngôi nhà sạch đẹp, bạn cần xử lý bụi bẩn bám trên nền nhà và các đồ nội thất. Việc này giúp đảm bảo không khí trong lành, khiến không gian trở nên gọn gàng, sạch sẽ. Để thực hiện hiệu quả, bạn hãy lên lịch dọn nhà định kỳ 1-2 tuần một lần.
Xây dựng thói quen tốt giúp nhà cửa sạch đẹp. (Đồ họa: Trang Thiều)
Bên cạnh đó hãy loại bỏ một số thói quen không tốt như: đóng cửa máy giặt thường xuyên, bởi việc này lại khiến máy giặt bị ẩm, gây ra nấm mốc. Hay thói quen sử dụng giấy để lau những vết bẩn bám trên nhà, trên bếp, điều này khiến bụi giấy bám trên bề mặt sàn, bếp và rác thải nhiều hơn. Do đó, cách tốt nhất là dùng giẻ lau để làm sạch và thân thiện môi trường.
Dọn tủ lạnh thường xuyên
Tủ lạnh là nơi tích lũy rất nhiều đồ nên dễ bị rối, lộn xộn. Do đó, bạn hãy dọn dẹp tủ lạnh mỗi tuần một lần, bỏ đi những thứ đã hư hỏng và kiểm kê những nguyên liệu còn sử dụng được, rồi lau rửa kỹ càng.
Hãy dọn dẹp và lau chùi tủ lạnh thường xuyên. (Đồ họa: Trang Thiều)
Đặc biệt, tủ lạnh cũng được cho là một trong những nơi cần lưu ý giữ vệ sinh sạch sẽ. Những chiếc hộp thực phẩm nằm ngay ngắn, rau củ xanh tươi trong tủ lạnh chắc chắn sẽ tạo cảm hứng để các bà nội trợ nấu bữa ăn tuyệt hảo cho gia đình.
Xây dựng lịch giặt quần áo cụ thể
Bạn có thể giặt đồ hàng ngày hoặc 2-3 ngày một lần, tuỳ theo số thành viên trong gia đình. Lưu ý, bạn nên để quần áo khô vào giỏ để trong phòng giặt gọn gàng ngay cả khi chưa giặt đồ.
Lên lịch giặt quần áo giúp bạn tiết kiệm thời gian. (Đồ họa: Trang Thiều)
Lên kế hoạch về một ngày giặt giũ cụ thể sẽ hạn chế vi khuẩn sinh sôi trong quần áo bẩn và giúp nhà cửa gọn gàng. Bên cạnh đó cũng giúp bạn giải phóng được sức lao động, bởi, nhiều người thường có thói quen dồn việc giặt vào cuối tuần.
Khi nấu xong, hãy dọn bồn rửa ngay
Bếp dính đầy dầu, mỡ thức ăn, chiếc bồn rửa bẩn thỉu, chắc chắn sẽ khiến không gian kém thẩm mỹ. Hơn nữa, những vết bẩn bị tích trữ lâu ngày cũng gây khó khăn khi vệ sinh và gây mất vệ sinh.
Dọn bồn rửa bát giúp căn bếp gọn gàng, sạch sẽ. (Đồ họa: Trang Thiều)
Vì vậy, bạn hãy dành chút thời gian để dọn khu vực bếp luôn. Lưu ý, những vật dụng nhà bếp cũng nên sắp xếp gọn gàng sau cánh tủ, để lại một không gian sạch sẽ, trống trơn vào mỗi buổi tối.
12 sai lầm khi thiết kế nội thất khiến chúng ta lãng phí quá nhiều thời gian vào việc dọn dẹp Nhận ra 12 sai lầm này trong thiết kế để phòng tránh và cải tạo có thể giúp bạn bớt lãng phí thời gian và tiết kiệm được rất nhiều công sức khi dọn dẹp nhà đấy. Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mọi người dành khoảng 24 giờ một tháng và hơn 5 giờ một tuần để dọn dẹp...