Những ý tưởng độc đáo của học sinh tiểu học khiến người lớn phải bất ngờ
Học sinh tiểu học trên khắp cả nước chắc hẳn không còn lạ lẫm với sân chơi được nhà trường phát động hằng năm mang tên “Ý tưởng trẻ thơ”. Đây không chỉ là một hoạt động mang tính giáo dục cao, mà còn là nơi khơi dậy niềm đam mê sáng tạo và khát khao biến ước mơ thành hiện thực của các em.
Bất ngờ với những ý tưởng của trẻ nhỏ
Trong nhiều năm qua, sân chơi “Ý tưởng trẻ thơ” đã ghi nhận nhiều ý tưởng độc đáo của các bạn nhỏ từ khắp nơi trên cả nước. Bằng những quan sát cuộc sống trẻ nhỏ đã hình thành nên những ước mơ và hơn hết các em còn biết tìm tòi, khám phá đưa ra nhưng giải pháp đến người lớn cũng phải “nể phục”.
“Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của công nghệ số đã mở ra thời hoàng kim cho các thiết bị điện tử… Tuy nhiên, các thiết bị điện tử đang góp phần không nhỏ trong việc gây tổn hại đến tế bào trong cơ thể. Chính vì vậy em ước mơ tạo ra “ Màn lọc và xử lý các sóng gây hại”, ước mơ nhưng đầy trách nhiệm của nhóm học sinh nhí đến từ Ninh Bình đạt giải Nhất nhóm lớp 1-3 ở sân chơi năm 2017.
Mô hình Màn lọc và xử lý các sóng gây hại đạt Giải nhất nhóm lớp 1-3 trong Sân chơi Ý tưởng trẻ thơ 2017.
Để thực hiện ước mơ của mình, nhóm học sinh nhí này đưa ra kết cấu mô hình gồm 2 phần: Hệ thống tách sóng và xử lý thành năng lượng từ những tác hại của sóng được đặt phía dưới màn và mô hình màn lọc cùng đèn báo hiệu qua mắt lưới cùng hệ thống chuyển năng lượng gây hại. Cỗ máy hoạt động khi có tín hiệu bắt được các sóng điện từ đèn trên đỉnh đèn bật sáng (đèn báo đỏ) đồng thời các mắt màn sẽ sáng tương ứng với cường độ sóng gây hại mầu đèn sẽ chuyển đổi các màu: Đỏ báo hiệu mức độ gây hại – Vàng cảnh báo sóng – Xanh báo hiệu sóng an toàn.
Lúc này hệ thống lọc được đặt ở các nút đèn sẽ tự động phân tích mức độ gây hại – tiếp thu và chuyển qua bộ lọc – sóng sạch sẽ được đi qua tâm của thiết bị đưa vào môi trường an toàn. Phần sóng gây hại sẽ được tách ra chuyển xuống bộ phận phía dưới xử lý chuyển thành nguồn năng lượng đưa vào hộp tích điện để cung cấp nguồn điện phục vụ trong gia đình. Để đề phòng các loại sóng cực mạnh có thể lan truyền xuyên qua những lớp phía dưới màn lọc nhóm đưa hệ thống mắt lưới được bao phủ phía dưới khi có tín hiệu sóng các mắt lưới này làm nhiệm vụ xử lý như màn lọc phía trên.
Hay như ý tưởng sẽ tạo ra một chiếc “Máy tạo gạch lát đường siêu thông minh bằng năng lượng mặt trời” góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, tiết kiệm sức lao động, giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường, tác động đến việc nóng lên toàn cầu của em Đinh Quang Lâm (Hải Dương) khiến nhiều người thán phục. Ý tưởng này của em cũng đạt giải Nhất nhóm lớp 4-5 tại sân chơi “Ý tưởng trẻ thơ” năm 2017.
Mô hình Máy tạo gạch lát đường siêu thông minh bằng năng lượng mặt trời – Giải Nhất nhóm lớp 4-5 trong Sân chơi Ý tưởng trẻ thơ 2017
Video đang HOT
“Cứ sau mỗi trận mưa lớn, trước cửa nhà em, nước lại ngập lênh láng, xe cộ đi lại vô cùng khó khăn. Gạch lát vỉa hè, mặt đường lại bị bong lên. Thế là các cô chú công nhân sửa đường lại vất vả đi vá đường, lát lại chỗ gạch bị hỏng”, Đinh Quang Lâm nêu lý do đưa ra ý tưởng.
Chờ đợi ý tưởng mới lạ tại Sân chơi “Ý tưởng trẻ thơ” 2018
Nối tiếp thành công của Ý tưởng trẻ thơ những năm qua, trong tháng 10 vừa qua, “Ý tưởng trẻ thơ” lần thứ 11 đã chính thức được khởi động với chuỗi hoạt động hướng dẫn triển khai Sân chơi cho giáo viên tại 10 tỉnh là Vĩnh Phúc, Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Ninh Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Phú Yên, Bình Định, Đồng Tháp, Lâm Đồng.
Hoạt động tập huấn cho cán bộ, giáo viên được triển khai tại 10 tỉnh thành
Ban tổ chức cho biết, sau 10 năm triển khai Sân chơi “Ý tưởng trẻ thơ” tại Việt Nam, Ban tổ chức đã nhận về hơn 2,7 triệu bức tranh và đạt con số kỷ lục trong năm 2017 với gần 495.086 bức. Năm nay Ban tổ chức hi vọng sẽ tiếp tục được đón nhận được nhiều ý tưởng độc đáo và đầy sáng tạo của học sinh tiểu học cả nước.
Các em học sinh chăm chú tìm hiểu về Sân chơi Ý tưởng trẻ thơ 2018.
Sân chơi sẽ trải qua 03 vòng là: Hình thành và Thể hiện ý tưởng, Thực hiện và đánh giá mô hình, Thuyết trình và Trao giải. Theo đó, bằng trí tưởng tượng phong phú cũng như khả năng hội họa của mình, các em nhỏ sẽ thể hiện những ý tưởng, phát minh trên tranh vẽ.
60 ý tưởng được Ban Tổ chức đánh giá cao sẽ tiếp tục tham gia vào vòng Thực hiện và đánh giá mô hình diễn ra vào ngày 6/1/2019. Tiếp đến vòng Thuyết trình và trao giải diễn ra vào 20/1/2019, chủ nhân của 30 mô hình tốt nhất sẽ có cơ hội trình bày về ý tưởng của mình trước Ban Giám khảo.
10 ý tưởng xuất sắc nhất sẽ được chọn ra để trao giải Nhất – Nhì – Ba – Honda với cơ cấu giải thưởng 2 Giải Nhất trị giá học bổng 20.000.000 VND; 2 Giải Nhì trị giá học bổng 14.000.000 VND; 2 Giải Ba trị giá học bổng 8.000.000 VND; 4 Giải Honda trị giá học bổng 4.000.000 VND và 20 Giải Khuyến khích trị giá học bổng 2.000.000 VND.
Bên cạnh đó, trường học của các thí sinh đoạt Giải Nhất, Nhì và Ba sẽ lần lượt nhận được Phần thưởng có trị giá tương ứng là 60, 50 và 40 triệu đồng.
Trong khuôn khổ Sân chơi năm 2018, Ban Tổ chức quyết định trích ra khoản tiền 2,5 tỷ đồng dành tặng cho hai hoạt động từ thiện chính là trao tặng học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn biết vươn lên trong học tập cũng như hỗ trợ trang thiết bị thư viện cho một số trường tiểu học còn khó khăn về cơ sở vật chất (bao gồm: sách, trang thiết bị, máy móc).
H.Nguyễn
Theo Dân trí
Miễn học phí trẻ 5 tuổi, tiểu học, THCS: Ngân sách chi thêm 4.730 tỷ đồng/năm
Đó là tính toán của Bộ GD&ĐT về đề xuất không thu học phí đối với học sinh trường công lập và hỗ trợ đóng học phí trường ngoài công lập đối với học sinh diện phổ cập.
Hiện nay khung học phí mầm non, phổ thông quy định tại Nghị định 86 đối với các trường công lập khá thấp (Khu vực thành thị từ 60.000 đồng đến 300.000 đồng; Khu vực nông thôn từ 30.000 đồng đến 120.000 đồng; khu vực miền núi từ 8.000 đồng đến 60.000 đồng).
Bộ GD&ĐT cho rằng, việc đề xuất không thu học phí đối với trẻ em 5 tuổi học tại các cơ sở giáo dục mầm non, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở công lập và hỗ trợ kinh phí cho học sinh ngoài công lập sẽ từng bước thực hiện đúng chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước về phát triển giáo dục, đặc biệt là chính sách phổ cập.
Bên cạnh đó, mức thu học phí đối với giáo dục mầm non và phổ thông hiện nay không cao, tuy nhiên việc không thu học phí THCS sẽ giảm bớt gánh nặng đối với người dân có thu nhập thấp, người dân sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Tạo thêm cơ hội cho trẻ em học mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở học được tiếp cận giáo dục, đặc biệt các học sinh gia đình có thu nhập thấp, tiệm cận chuẩn nghèo. Qua đó khắc phục cơ bản tình trạng học sinh bỏ học, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển giáo dục vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
Miễn học phí bậc THCS khắc phục tình trạng học sinh vùng khó khăn phải bỏ học giữa chừng
Theo tính toán của Bộ GD&ĐT, ngoài kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên và chi thực hiện chính sách chế độ cho học sinh miễn giảm học phí theo quy định hiện nay. Khi thực hiện chính sách này, hàng năm, Ngân sách Nhà nước sẽ phải chi thêm một khoản 4.730 tỷ. Cụ thể:
Đối với trẻ mầm non 5 tuổi: Cấp bù học phí cho trẻ 5 tuổi tại cơ sở mẫu giáo công lập thì tổng số kinh phí ngân sách phải chi thêm hàng năm để bù học phí là 698 tỷ đồng (75.854 đồng/1 học sinh/1 tháng x 9 tháng x 1.023.452 trẻ).
Hỗ trợ đóng học phí cho trẻ 5 tuổi tại cơ sở mẫu giáo ngoài công lập: Theo số liệu nghiên cứu, số trẻ 5 tuổi học ngoài công lập hiện nay là 111.873 trẻ. Tổng kinh phí ngân sách hỗ trợ là 680 tỷ (6.080.400 đồng/1 trẻ/ 1 năm x 111.873 trẻ).
Đối với học sinh tiểu học: Hiện nay, học sinh tiểu học tại cơ sở giáo dục công lập đã được miễn học phí và cơ sở giáo dục tiểu học đã được ngân sách đảm bảo kinh phí hoạt động theo quy định hiện hành, vì vậy không làm tăng chi ngân sách.
Về hỗ trợ đóng học phí cho học sinh tiểu học tại cơ sở giáo dục ngoài công lập: Số học sinh học ngoài công lập hiện nay là 159.697 học sinh thì tổng kinh phí ngân sách hỗ trợ là 855 tỷ (5.359.680 đồng/1hs/1 năm x 159.697 học sinh).
Đối với học sinh trung học cơ sở: Cấp bù học phí cho học sinh tại cơ sở giáo dục công lập thì tổng số kinh phí ngân sách phải chi thêm hàng năm để bù học phí là 2.143 tỷ đồng (51.356 đồng/1 học sinh/1 tháng x 9 tháng x 4.636.000 học sinh).
Hỗ trợ đóng học phí cho học sinh THCS ngoài công lập: Số học sinh học ngoài công lập hiện nay là 56.695 học sinh. Tổng kinh phí ngân sách hỗ trợ là 352 tỷ đồng (6.222.400 đồng/1 hs/1 năm x 56.695 học sinh).
Về nguồn kinh phí thực hiện, Bộ GD&ĐT cho rằng, cân đối trong 20% chi ngân sách cho giáo dục đào tạo. Hiện nay tổng ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo theo Nghị quyết Quốc hội phê duyệt mỗi năm tăng từ 6% - 8%, xét về số tuyệt đối thì hàng năm ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo tăng từ 10.000 tỷ đến 13.000 tỷ (Ví dụ năm 2018 ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục Quốc hội phê duyệt là 229.074 tỷ, năm 2017 ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục là 215.167 tỷ, phần tăng thêm là 13.907 tỷ).
Như vậy, với số ngân sách nhà nước chi cho giáo dục hàng năm tăng thêm khoảng 13.907 tỷ, thì hoàn toàn có thể bù đắp kinh phí thực hiện chính sách không thu học phí trường công lập diện phổ cập và hỗ trợ đóng học phí trường ngoài công lập là 4.730 tỷ đồng, chưa kể số dự phòng ngân sách cho giáo dục hàng năm chưa sử dụng.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
TP.HCM: Trẻ em lớp 1 trở xuống được uống sữa miễn phí? UBND TP.HCM vừa quyết định hỗ trợ ngân sách cho Đề án Chương trình sữa học đường, nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn thành phố. Cụ thể, trẻ mẫu giáo và học sinh lớp 1 thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo,...