Những vụ hacker tấn công sân bay nguy hiểm trên thế giới
Một dạng “không tặc” khác diễn ra dưới mặt đất nhưng gây hại chẳng kém gì những tên liều chết trên bầu trời.
Anh
Cục Hàng không Dân dụng Anh mới đây đưa ra khuyến cáo về những vụ tấn công chiếm quyền kiểm soát không lưu và gửi tín hiệu giả tới phi công.
Số vụ tấn công ở Anh bằng cách xâm nhập sóng radio đang tăng với tốc độ chóng mặt. Năm 1998 chỉ có 3 trường hợp nhưng tới nửa đầu năm 2016, con số này đã là 20. Khi chiếm được quyền kiểm soát trạm không lưu, những hacker ẩn danh sẽ gửi tín hiệu chỉ dẫn sai lạc cho phi công, gọi điện quấy nhiễu…
Nếu phi công không nhận biết được những tín hiệu này là giả, hậu quả sẽ là vô cùng khốc hại. Hàng trăm người có thể thiệt mạng khi một chuyến bay đi chệch chỉ dẫn. Trên thế giới, những vụ tấn công sân bay ngày càng nhiều.
Cơ quan quản lý bay ở Anh không coi việc chiếm quyền kiểm soát trạm không lưu là một vấn đề nghiêm trọng. Thông thường sau khi nhận tín hiệu, phi công sẽ yêu cầu nhân viên “lạ mặt” đọc lại chỉ dẫn và sẽ phát hiện ra ngay độ vênh dữ liệu.
Mỹ
Tháng 4.2015, phi công của hãng một hãng hàng không Mỹ tới sân bay Reagan ở thành phố Washington nhận được chỉ dẫn chuyển đường băng hạ cánh. Giọng nói là một người xa lạ xâm nhập tần số trái phép. Phi công lái máy bay đó và hai chiếc khác phải loay hoay một lúc để xác định chỉ dẫn này là giả mạo.
Phát ngôn viên Cục Hàng không Dân dụng Mỹ Jim Peters nói: “Chúng tôi hay gặp tình trạng người lạ chèn sóng và đưa ra các hướng dẫn sai lạc”. Peters nói rằng sân bay Kennedy ở thành phố New York cũng từng xảy ra hiện tượng “phát sóng ma”.
Video đang HOT
Ba Lan
Tháng 6.2015, khoảng 1.400 hành khách đã buộc phải tập trung ở sân bay quốc tế Chopin, Warsaw, Ba Lan sau khi hacker chiếm quyền kiểm soát hệ thống máy tính mặt đất. Kế hoạch bay giả đã được thông báo sau đó.
Sau 5 giờ sửa chữa, hệ thống được khôi phục. Trong thời gian chờ đợi, 10 chuyến bay phải hủy và khoảng 12 chuyến nữa phải hoãn giờ khởi hành, phát ngôn viên Adrian Kubicki nói.
Theo Danviet
IS bị tình nghi đánh bom ở Thổ Nhĩ Kỳ
Ba tên khủng bố nổ súng bắn loạn xạ rồi kích nổ bom tự sát tại lối vào ga quốc tế sân bay Ataturk ở Istanbul.
3 giờ sáng 29-6 (giờ địa phương), sân bay quốc tế Ataturk ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) đã nối lại các chuyến bay sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu.
Ba tên người nước ngoài?
Thổ Nhĩ Kỳ đã thông báo tổ chức quốc tang vào ngày 29-6. Cả nước đều treo cờ rủ.
Hãng tin Dogan (Thổ Nhĩ Kỳ) đưa tin các bác sĩ pháp y đã hoàn tất giải phẫu tử thi ba tên đánh bom tự sát. Chúng có thể là công dân nước ngoài.
Gia đình các nạn nhân tập trung tại Viện Pháp y để nhận dạng người thân. Danh sách các nạn nhân thiệt mạng đã được công bố.
Bước đầu đã nhận dạng có các nạn nhân người Trung Quốc, Iraq, Iran, Saudi Arabia, Tunisia, Jordan, Ukraine, Uzbekistan.
Nhiều nước đã nhanh chóng gửi lời chia buồn đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Đài truyền hình CNN đưa tin tại cuộc họp báo sau vụ đánh bom, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho biết ba tên đánh bom đi taxi đến sân bay Ataturk.
Lúc 22 giờ đêm 28-6, chúng sử dụng súng AK-47 bắn loạn xạ vào hành khách và cảnh sát. Chạm súng xảy ra.
Sau đó, chúng kích nổ bom ở lối vào nhà ga quốc tế trước cổng máy dò tia X.
Hình ảnh trong máy ghi hình an ninh cho thấy cảnh sát đã bắn trúng một tên đang nổ súng. Hắn ngã xuống đất lăn lộn rồi vài giây sau kích nổ bom. Một quầng lửa tỏa ra.
Thủ tướng Binali Yildirim cho biết đến giờ này cơ quan điều tra không có thông tin về tên đánh bom thứ tư đã tẩu thoát.
Ông khẳng định có dấu hiệu cho thấy thủ phạm vụ đánh bom là Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Vụ đánh bom tự sát tại sân bay quốc tế Ataturk có nhiều điểm giống vụ đánh bom tự sát tại sân bay Zaventem ở Brussels (Bỉ) do IS thực hiện ngày 22-3.
Hành khách hoảng sợ chạy ra khỏi sân bay Ataturk và hình ảnh một tên khủng bố xả súng trước khi kích nổ bom. Ảnh: DAILY MAIL - GETTY IMAGES
Hai mối đe dọa
Theo Huffington Post, từ đầu năm đến nay đã xảy ra 16 vụ tấn công đẫm máu ở Thổ Nhĩ Kỳ làm gần 200 người thiệt mạng. Nước này đang đối phó với hai mối đe dọa.
Lực lượng ly khai người Kurd: Đảng Lao động người Kurd (PKK) chiến đấu chống chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1984 để đòi độc lập. Đến năm 2004, một nhóm trong PKK ly khai thành lập tổ chức Những chim ưng tự do người Kurd (TAK). Đây là tổ chức cứng rắn nhất của người Kurd.
Sau hơn hai năm ngừng bắn, hồi tháng 7 năm ngoái, xung đột của lực lượng ly khai người Kurd bùng nổ trở lại. Các lực lượng người Kurd chú trọng các mục tiêu binh lính và cảnh sát trong các thành phố lớn ở miền tây Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng: Thổ Nhĩ Kỳ là tuyến đường quá cảnh qua lại giữa Iraq và Syria của IS. Trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ chơi trò nước đôi dung dưỡng các tổ chức cực đoan chống Syria.
Mùa hè năm 2015, nước này tham gia liên minh chống IS do Mỹ đứng đầu. Năm ngoái, gần 1.000 tên IS bị bắt tại Thổ Nhĩ Kỳ. Từ đó, các tổ IS nằm vùng lâu nay tại Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu gia tăng tấn công.
Thổ Nhĩ Kỳ là mục tiêu dễ dàng vì IS chỉ cần vượt biên giới từ Syria sang là có thể hành sự. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, chúng thường nhắm đến khách du lịch.
Từ tháng 5, Thổ Nhĩ Kỳ đã xác định lại quan điểm về ngoại giao với các động thái như bình thường hóa quan hệ với Israel, hòa giải với Nga qua thư xin lỗi của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, đối xử với Ai Cập ôn hòa hơn và giải quyết vấn đề căng thẳng với Syria mềm dẻo hơn.
Khủng hoảng ngoại giao kết thúc, Nga-Thổ làm hòa Hãng tin RIA Novosti (Nga) dẫn lời người phát ngôn văn phòng tổng thống Nga Dimitry Peskov thông báo sáng ngày 29-6, Tổng thống Nga Putin đã điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ từ sau vụ máy bay Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga hồi tháng 11-2015 ở biên giới Syria. Cuộc điện đàm của Tổng thống Putin nhằm đáp lễ thư xin lỗi của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ về vụ máy bay Nga bị bắn rơi và thể hiện mong muốn tái lập quan hệ song phương. Đài truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ NTV dẫn nguồn từ văn phòng báo chí tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận cuộc trò chuyện giữa hai nguyên thủ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ rất hữu ích. Hai tổng thống đã trao đổi về vấn đề bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, nhấn mạnh đến tầm quan trọng trong hợp tác song phương và nhất trí sẽ gặp nhau. Tổng thống Putin đã gửi lời chia buồn đến Tổng thống Erdogan về vụ đánh bom tự sát tại sân bay Ataturk ở Istanbul. Sau cuộc điện đàm, tại phiên họp chính phủ Nga, Tổng thống Putin nói: "Tôi đã yêu cầu chính phủ bắt đầu quy trình bình thường hóa về thương mại và quan hệ kinh tế giữa hai nước". Sự kiện Nga dỡ bỏ cấm vận kinh tế đối với Thổ Nhĩ Kỳ đã chấm dứt khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước sau vụ máy bay Nga bị bắn rơi. _________________________________ 41 người chết và 239 người bị thương trong vụ đánh bom tự sát tại sân bay quốc tế Ataturk ở Istanbul theo số liệu cập nhật mới. Trong số người chết có nhiều người nước ngoài. Trong số người bị thương có 109 người đã về nhà. Chúng tôi đau buồn và bày tỏ thương xót đối với các nạn nhân trong hành động khủng bố này. (Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố trước khi điện đàm với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ)
PH.QUỲNH - TNL
Theo PLO
Ám ảnh tấn công khủng bố ở Bỉ Chỉ một vụ báo động giả, các lực lượng an ninh ở Brussels vẫn được huy động hùng hậu. Một gã khùng khùng điên điên đã gây ra không khí cực kỳ căng thẳng tại trung tâm thủ đô Brussels của Bỉ. Người phát ngôn cảnh sát Brussels cho biết lúc 5 giờ 30 sáng 21-6 (giờ địa phương), cảnh sát nhận được...