Những vụ gian lận thi cử tày đình trong lịch sử phong kiến Việt Nam
Trong lịch sử khoa cử của Việt Nam, đã có nhiều vụ gian lận thi cử tương tự như ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình. Vậy thời bấy giờ, người vi phạm bị xử lý ra sao?
Thánh Cao Bá Quát suýt bị tử hình vì sửa bài cho thí sinh
Giám khảo trong các kỳ thi xưa.
Cao Ba Quat (1808 – 1855), tên tư la Chu Thân, hiêu la Cuc Đương, biêt hiêu la Mân Hiên. Ông la lanh tu cua cuôc khơi nghia My Lương (nay thuôc thi xa Sơn Tây, Ha Nôi) va la môt nha thơ nôi danh ơ giưa thê ky 19 trong văn hoc Viêt Nam. Năm 1841 dưới thời vua Thiệu Trị, Cao Bá Quát được cử làm Sơ khảo trường thi Thừa Thiên.
Trong lúc chấm thi, ông thấy một số bài văn hay nhưng phạm húy. Không muốn vì lỗi nhỏ mà đánh trượt người có tài, Cao Bá Quát cùng Phan Thời Nhạ ngầm lấy muội đèn làm mực chữa 24 bài. Trong 24 người có bài được chữa này, 5 thí sinh đỗ cử nhân.
Đến khi tra bảng, các sĩ phu xôn xao. Khi bị Bộ Lễ và Viện Đô sát điều tra, Cao Bá Quát nhận tất cả, nói: “Tôi thấy các bài hay sính bút làm vậy chứ không ai gửi gắm, dặn dò gì cả”. Án được dâng lên vua, Cao Bá Quát và Phan Thời Nhạ bị tội tử hình. Chủ khảo Bùi Quỹ và giám khảo Phan Văn Nhã, Trương Hảo Hợp bị giáng chức.
Châu bản triều Nguyễn viết sau đó, Cao Bá Quát được giảm án từ “trảm quyết” – chém ngay – thành án “giảo giam hậu” – giam lại, đợi thắt cổ sau. Cuối cùng, án Cao Bá Quát được đổi sang tống ngục. Năm 1843, ông được cho đi “dương trình hiệu lực”, nghĩa là được phép lập công chuộc tội.
Tiến sĩ Ngô Sách Tuân bị xử tử vì gian lận
Tranh vẽ cảnh trường thi xưa.
Video đang HOT
Tháng 10 năm Bính Tí niên hiệu Chính Hòa thứ XVII (năm 1696), triều đình tổ chức khoa thi hương trong cả nước. Ngô Sách Tuân – người Từ Sơn, Bắc Ninh từng đỗ Hội nguyên Tiến sĩ khoa Bính Thìn (1676) – được cử làm Phó chủ khảo trường thi. Trước khi vào Thanh Hóa coi thi, Ngô Sách Tuân đến chào tể tướng Lê Hy và biết được các con của ông tham dự kỳ thi này. Lê Hy nhờ Ngô Sách Tuân giúp đỡ con mình.
Sử chép rằng: Đến kỳ đệ tứ phát hiện quyển văn của con tể tướng họ Lê không đúng cách, Ngô Sách Tuân bèn đưa riêng quyển thi đó cho khảo quan chấm lại cho đúng cách. Không hiểu sao Phan Tự Cường (người Đông Anh, Hà Nội đỗ tiến sĩ khoa Canh Tuất 1670) đang là Tham chính (chức quan giúp việc cho Tuyên chính người đứng đầu Thanh Hóa bấy giờ) biết chuyện, bèn phát giác.
Triều đình đem việc tố cáo giao cho các quan luận tội. Khoa thi Hương năm ấy, sĩ tử bị đánh hỏng rất nhiều, gây dư luận xôn xao bất bình. Ngô Sách Tuân là bậc đại khoa, từng giữ nhiều chức vụ trong triều đình. Trước đó, khi trấn giữ vùng Lạng Sơn, ông đã lập công trong việc bắt được dư đảng nhà Mạc lẩn tránh ở nước ngoài. Dù có công to như vậy, Ngô Sách Tuân vẫn bị khép tội chết. Chánh chủ khảo Ngô Hải bị bãi chức. Các quan giám khảo, phúc khảo đều bị phạt, nhiều quan trường dính líu đều bị cách chức.
Con trai “nhà bác học” Lê Quý Đôn bị xử tử vì đổi bài thi cho bạn
Lê Quý Đôn (1726-1784) là quan thời Lê Trung hưng, được mệnh danh là nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến. Ông có những cống hiến trong nhiều lĩnh vực khoa học: Triết học, luật học, sử học, nông học, dân tộc học, xã hội học, thiên văn học, từ điển học…
Năm 1775, trong kỳ đệ tứ khoa thi Hội dưới thời vua Lê Hiển Tông, con trai nhà bác học nổi tiếng Lê Quý Đôn là Lê Quý Kiệt, đã đổi quyển thi cho một thí sinh khác tên Đinh Thì Trung. Sự việc bị phát giác,Thì Trung bị đày ra Yên Quảng, Quý Kiệt bị tước bỏ học vị cho về làm thứ dân, rồi bắt giam vào ngục cửa Đông.
Lén lút đem tài liệu vào phòng thi, bị phạt đóng gông 1 tháng
Năm 1826, Đặng Tế Mỹ lén lút đem tài liệu vào phòng thi và bị phạt đóng gông 1 tháng, tước bằng cử nhân.
Năm Minh Mạng thứ 6 (1826), Đặng Tế Mỹ bị phát giác mang tài liệu vào trường thi, nhân việc này, bộ Lễ xin tăng mức phạt cao hơn nữa. Tế Mỹ là người đầu tiên bị hình phạt đóng gông trong 1 tháng, sau đó bị đánh bằng trượng rồi mới được tha. Ngoài ra, Mỹ cũng bị tước bằng cử nhân. Chi tiết này cho thấy, nhà Nguyễn rất nghiêm minh xử lý gian lận trong thi cử.
Thanh Tùng
Theo ĐSPL
Học sinh trường chuyên tranh cãi kịch liệt: Có nên nêu tên công khai các cá nhân gian lận trong thi cử đình đám năm 2018?
Chủ đề tranh biện của Trường Teen 2019 số 2 vừa phát sóng đã thu hút sự quan tâm lớn của người xem nhờ độ nóng gian lận thi cử kỳ thi Đại học năm trước và những tranh cãi xung quanh trong trường học.
Mô hình phản biện đang ngày càng phổ biến trong các trường học. Nhiều bạn học sinh thể hiện rõ được sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực, sự tự tin cũng như khả năng nói thuyết phục người nghe đỉnh cao trong các cuộc thi tranh biện. Bắt được xu hướng đó, có hẳn một chương trình trên sóng đài Truyền hình Quốc gia cho các bạn trẻ tự do bày tỏ quan điểm và phản bác lại những ý kiến trái chiều, là chương trình Trường Teen trên kênh VTV7.
Ra mắt khán giả truyền hình từ năm 2017, chương trình Trường Teen thu hút sự chú ý của không chỉ học sinh mà còn nhiều độ tuổi khác nhau cùng đón xem. Trước những vấn đề gây tranh cãi trong xã hội, 2 nhóm sẽ chia thành 2 đội Ủng hộ - Phản đối cùng đưa ra những lập luận thuyết phục để chứng minh quan điểm của nhóm mình là đúng.
Mới đây, chủ đề trong tập Trường Teen số 2 khi lên sóng đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều phản hồi của người xem. Với chủ đề nóng "Có nên nêu tên công khai các cá nhân gian lận trong thi cử?", hai đội thi đến từ trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh (Đăk Nông) và THPT Chuyên Ngoại Ngữ (Hà Nội) đã lần lượt đưa ra những ý kiến ủng hộ cũng như phản đối về ý kiến này.
Mở đầu cho cuộc thi, nữ sinh Thanh Trúc ở đội Ủng hộ đã có câu mở đầu đầy ấn tượng: " Như một màn ảo thuật, ba con số 1 1 1 chỉ sau vài lần ký bút đã trở thành ba con số 9 9 9 và vừa vặn với bản chất của nó, ba con số này đã đưa chủ sở hữu của nó lên "vàng". Điều đó thực sự đã xảy ra ở hệ thống khoa cử Việt Nam". Đội Ủng hộ đặt ra câu hỏi: " Nếu không phải là công khai thì đâu mới là biện pháp giáo dục hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề tồn đọng trong khoa cử?".
Để chứng minh cho luận điểm của mình, đội của ba nữ sinh đến từ THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh cho rằng, công khai tên các cá nhân gian lận là biện pháp tối ưu nhất để đảm bảo các giá trị giáo dục và xây dựng môi trường công bằng, minh bạch cho giáo dục. Bởi nếu không sử dụng biện pháp công khai mà sử dụng biện pháp phạt thì biện pháp phạt chỉ đánh vào lợi ích nhỏ trong toàn bộ lợi ích lớn, mà khi chỉ đánh vào lợi ích nhỏ, người gian lận sẵn sàng bỏ qua lợi ích nhỏ mà hướng luôn đến mục tiêu lớn hơn, vì vậy gian lận vẫn sẽ tiếp tục. Quan điểm mở rộng "Trao cơ hội cho người gian lận trong thi cử đồng nghĩa với việc tước đi nhiều cơ hội của người khác" được đánh giá rất văn minh, thể hiện sự chuẩn bị kỹ lưỡng của cô bạn Thu Hà đã giành được đánh giá cao từ ban giám khảo.
Câu hỏi sắc sảo của Minh Kiên thu hút hơn 2000 reactions và gần 500 comment trên fanpage chương trình.
Về phía đội phản đối, cậu bạn Minh Kiên mở đầu cho rằng: " Liệu rằng các em học sinh có xứng đáng chịu những áp lực khủng khiếp của dư luận?". Thay vì việc công bố danh tính làm mất quyền riêng tư con người và gây ảnh hưởng đến tương lai học sinh, nhỏm Phản đối hướng đến những giải pháp cụ thể khác như hủy kết quả thi, cấm thi trong thời gian 5 năm. Vì học sinh gian lận thi để đạt điểm cao, vào được trường mình mong muốn. Việc hủy kết quả thi và cấm thi đã đủ để các thí sinh gian lận trả giá cho hành động sai lầm của mình bằng ước mơ đi học.
Bên cạnh đó, đội các thí sinh đến từ Chuyên Ngoại ngữ dẫn dắt vấn đề dưới góc nhìn của một học sinh để được thấu hiểu và thông cảm: " Người lớn đã từng là trẻ con nhưng trẻ con chưa bao giờ là người lớn. Vậy nên dù có sai học sinh cũng không đáng phải chịu tâm lý hoảng sợ, vì họ cũng chỉ là những cô cậu học sinh chưa chín chắn, còn nông nổi cần được quan tâm, trao cơ hội để trưởng thành hơn chứ không phải là những lời gièm pha, chỉ trích từ đám đông hỗn loạn". Ban giám khảo đánh giá rất cao luận điểm cuối trong lượt thi thứ ba của đội Phản đối: " Các bạn công khai các học sinh ấy, có nghĩa là bạn đang ném học sinh lao vào mũi rìu dư luận, hay nói cách khác là đẩy họ đến viễn cảnh bị phá hủy tương lai?", được khán giả đánh giá rất văn minh và hiểu thấu nỗi lòng học sinh.
Một số lời tranh biện đáng chú ý khác của hai đội.
Cô bạn Nguyễn Huyền Trang bên đội Ủng hộ cho rằng, việc học sinh biết cha mẹ mua điểm mà vẫn im lặng cho thấy họ không xứng đáng nhận được sự tha thứ!
Một luận điểm không thể phủ nhận: "Người lớn đã từng là trẻ con nhưng trẻ con chưa bao giờ là người lớn" của Mai Anh (THPT Chuyên Ngoại Ngữ) đã đưa trận đấu về tỉ số cân bằng 30/30.
Với điểm số cách biệt 60/45, chiến thắng chung cuộc đã thuộc về đội Phản đối đến từ các bạn thí sinh THPT Chuyên Ngoại ngữ.
Tuy chiến thắng thuộc về đội Phản đối nhưng những ý kiến của đội Ủng hộ cũng nhận được nhiều đồng tình từ phía cộng đồng mạng:
Bạn Nguyễn Sang bình luận: " Hay lắm cô gái, hy vọng em sẽ luôn giữ vững mãi tư tưởng lập trường và quan điểm chính trực của mình cho đến khi bắt đầu bước vào trường Đại học của mình!".
Bạn Vân Anh chia sẻ: " Mình thấy những bài thi được mua điểm thì nên hủy kết quả thi của học sinh, còn cha mẹ - người đã đứng ra mua điểm thì mới là những người không đáng được tha thứ và phải chịu trách nhiệm dưới pháp luật. Những học sinh được mua điểm thì cũng nên chịu trách nhiệm nhưng mà đến mức phải nói là không đáng được tha thứ hay không thì mình nghĩ chưa đến mức đó".
Bạn Phùng Trang chia sẻ: " 18 tuổi chưa nhìn nhận thấu đáo sự đời? Đúng đấy nhưng không phải trường hợp này. 18 tuổi không biết mua điểm là sai thì bao giờ mới biết? Học sinh có chơi luật rừng đâu mà không biết nhận thức về việc này".
Nếu là bạn, bạn sẽ ủng hộ hay phản đối việc nêu tên công khai các cá nhân gian lận?
Theo Helino
Khai trừ Đảng hai cán bộ nâng điểm thi THPT quốc gia ở Sở GD-ĐT Hòa Bình Hai đảng viên thuộc Đảng bộ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hoà Bình bị kỷ luật khai trừ ra khỏi đảng do đã vi phạm trong việc sửa chữa, can thiệp, nâng điểm bài thi cho các thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh Hoà...