Những vụ cướp taxi táo tợn nhất
Điểm chung của các đối tượng là lười biếng lao động nhưng cần tiền để ăn chơi, chúng đã lên kế hoạch cướp xe taxi để bán lấy tiền.
4 tên cướp táo tợn cướp, đốt xe taxi
Nhóm đối tượng gồm 4 nam thanh niên thuê xe taxi của hãng Mai Linh chở từ cổng bến xe Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc đi về khu vực huyện Đông Anh. 4 thanh niên đã liên tục yêu cầu tài xế taxi đi loanh quanh rồi đưa về ku vực thuộc xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc rồi đe dọa cướp tài sản. Chúng sử dụng dao bắt tài xế đưa tiền, điên thoại rồi cướp xe.
Nhóm cướp khống chế tài xế taxi cướp xe (Ảnh minh họa)
Sau khi cướp, chúng tự lái xe đến Phù Lỗ rồi đánh đuổi tài xế xuống, sau khi tài xế tìm được nhà dân để nhờ thì chiếc xe của anh bốc cháy ngùn nghụt.
Chiếc xe đã bị nhóm đối tượng thiêu trụi
Sau khi trình báo sự việc lên cơ quan chức năng, cơ quan CSĐT đã làm rõ hung thủ vụ cướp là Hoàng Quốc Mạnh và đồng phạm gồm Hà Anh Vũ, SN 1992; trú tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc; Nguyễn Xuân Hiền, SN 1992, trú tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc và Đào Văn Ninh, SN 1996, trú tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Hiện cơ quan công an đã khởi tố vụ án.
Liều lĩnh cướp taxi giữa ban ngày
Hung thủ là nhóm đối tượng gồm 2 thanh niên, sau khi gọi taxi của hãng Group chở tới khu vực đô thị mới Ecopark thì bất ngờ đối tượng ngồi sau dùng dao dí vào cổ tài xế khống chế, tên còn lại bóp cổ cướp điện thoại và tiền của tài xế lái xe.
Hai đối tượng được xác định là Vũ Văn Trường (21 tuổi) và Vũ Thanh Tùng (20 tuổi), đều ở thôn Bột Thượng, xã Xuân Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Video đang HOT
Hai đối tượng tại cơ quan điều tra
Sau khi lên kế hoạch chúng có ý định cướp xe để bán, tuy nhiên lợi dụng lúc các đối tượng sơ hở, tài xế taxi đã giằng co dao và chống trả lại các đối tượng. Khi đã trộm được tiền và điện thoại 2 đối tượng bỏ chạy lên khu vực cầu vượt Thanh Trì rồi bắt taxi bỏ trốn.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chiều ngày 17/10 cơ quan công an đã bắt giữ Trường và Tùng khi chúng đang lẩn trốn trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Tại cơ quan công an, hai đối tượng này đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
Hiện, cơ quan công an đang tiếp tục điều tra, làm rõ.
Táo tợn dùng roi điện cướp taxi lấy tiền ăn chơi
Do lười biếng lao động, đối tượng Lý Văn Vũ (18 tuổi, tự “Bằng” ngụ huyện U Minh, Cà Mau) và Nguyễn Hà Tùng (15 tuổi, ngụ huyện Thới Bình, Cà Mau) đã cùng nhau lên kế hoạch cướp xe taxi để bán lấy tiền ăn chơi.
Sau khi bàn bạc, chúng cùng nhau đi mua roi điện để thực hiện phi vụ. Đến tối ngày 23/10, cả hai đi bộ tới khu vực Thủ Dầu Một tìm “con mồi”. Khi chúng thấy một chiếc xe taxi của hãng Vinasun đang đậu đón khách bên đường thì tiếp cận.
Sau khi đàm phán nhờ chở đi, chúng yêu cầu tài xế chở về khu vực thị xã Thuận An. Đến gần ngã tư Miếu Ông Cù (phường Bình Chuẩn, thị xã Thuận An) chúng yêu cầu dừng xe. Bất ngờ từ phía sau tên Tùng dùng roi điện dí vào vai anh Hà gây giật mạnh.
Hung khi gây án
Giật mình và hoảng sợ anh Hà, đạp cửa xe bỏ chạy và hô cướp, cầu cứu. Phát hiện vụ việc nhiều người dân vây bắt được tên Vũ, còn tên Tùng trốn thoát. Đến ngày 24/10 cơ quan CSĐT Công an thị xã Thuận An đã bắt được tên Tùng đưa về xử lý.
Nam sinh viên mang theo dao và súng đi cướp taxi
Đối tượng là Trần Văn Dũng (SN 1987, Nghệ An), hiện đang là sinh viên năm thứ nhất trường CĐ kinh tế – Kỹ thuật Hà Nội 1. Do cần tiền nên Dũng đã lên kế hoạch cướp taxi, nghĩ là làm, trước khi đi Dũng chuẩn bị một con dao nhọn và 1 khẩu súng nhựa.
Sau khi gọi taxi của hãng Vina taxi, Dũng yêu cầu tài xế chở lên khu phố Trung Hòa, Cầu Giấy. Khi đến đoạn đường thuộc khu Trung Hòa nhưng vì thấy đông người nên đối tượng yêu cầu tài xế chở tới khu Nguyễn Hoàng Tôn thuộc quận Tây Hồ.
Khi đến trước cổng chùa Khai nguyên, lợi dụng lúc tài xế sơ ý, đối tượng đã dí dao vào cổ yêu cầu đưa tiền và điện thoại.
Rất may lúc này có một chiếc xe ô tô đi ngược chiều chiếu đèn vào xe nên tài xế đã bật cửa thoát ra ngoài hô cướp, đúng lúc này tổ công tác Công an phường Xuân La đang làm nhiệm vụ gần địa điểm trên, phát hiện vụ việc đã phối hợp cùng nhân dân bắt giữ đối tượng.
Thủ đoạn chung của hung thủ: Các đối tượng đều lên kế hoạch và chuẩn bị hung khí từ trước. Sau khi nhắm được “Con mồi”, đối tượng yêu cầu tài xế chở tới những đoạn đường vắng vẻ rồi gây án.
Theo Công ly
Vùng trũng tội phạm
Từ đầu năm đến nay, Đoàn công tác Chính phủ do Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đã 2 lần vào TP.HCM thúc đẩy công tác phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, người dân vẫn chưa thể an tâm với tình hình tội phạm diễn biến phức tạp.
Lực lượng công an tăng cường tuần tra kiểm soát trên đường phố nhằm ngăn chặn tội phạm - Ảnh: Đàm Huy
Công an TP.HCM bắt tội phạm - Ảnh: Đàm Huy
Khi PV Thanh Niên thực hiện bài viết này, thì cướp giật táo tợn vẫn xảy ra giữa trung tâm TP. Vụ mới nhất xảy ra vào trưa 16.10 tại giao lộ Bà Huyện Thanh Quan - Võ Văn Tần, P.6, Q.3 gây nhốn nháo khu vực này (Thanh Niên ngày 17.10 đã đưa tin).
Hơn 5.000 vụ trong 10 tháng
Theo báo cáo của Công an TP.HCM, trong 10 tháng đầu năm 2013, trên địa bàn TP đã xảy ra 5.109 vụ phạm pháp hình sự, tăng 144 vụ so với thời gian cùng kỳ. Trong đó, án trộm cắp tài sản 2.747 vụ (tăng 185 vụ). Mặc dù án cướp tài sản, cướp giật tài sản được đánh giá là đang giảm nhưng trong 10 tháng đầu năm vẫn còn đến gần 1.000 vụ cướp giật và hơn 260 vụ cướp tài sản.
Đánh giá cao những việc chính quyền và ngành công an TP.HCM đã làm được, nhưng Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nói thẳng: "Nhìn số liệu về tình hình tội phạm thì chưa vui lắm". Trong khi đó, thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), nhìn nhận con số này cũng chưa phản ảnh được hết thực tế, bởi không ít nạn dân không đến trình báo.
Đặc biệt, theo thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, 10 tháng đầu năm 2013, với tỷ lệ tội phạm hình sự tăng 2,9% so với cùng kỳ, TP.HCM nằm trong số một nửa các tỉnh, thành trên cả nước gia tăng về tình hình tội phạm. Nếu nói về số vụ phạm tội xâm phạm trật tự về an toàn xã hội, thì TP.HCM chiếm 10,5% tổng số vụ phạm pháp hình sự trong cả nước. "Đây là một con số rất lớn, là vấn đề đáng phải quan tâm", ông Vương nhấn mạnh trong cuộc họp mới đây với lãnh đạo chính quyền và ngành công an TP.HCM. Phân tích tỷ lệ hơn 36% số vụ phạm pháp hình sự mà Công an TP.HCM chưa phá án được, ông Vương nói với lãnh đạo công an TP: "Các đồng chí đang nợ, nợ người dân".
Nhiều ý kiến tại các cuộc họp gần đây nhìn nhận TP gần 10 triệu dân này đang trở thành "vùng trũng tội phạm", là "điểm đến" của nhiều băng nhóm từ các tỉnh, thành khác như Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa... và cả các băng nhóm tội phạm quốc tế như Đài Loan, châu Âu, châu Phi... Thực trạng đó càng khiến tình hình tội phạm luôn diễn biến phức tạp, là một mối lo lớn về sự bất an trong đời sống người dân.
Lo ngại cán bộ bị mua chuộc, chi phối...
Trước tình hình tội phạm diễn biến khá phức tạp, ngay cả thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an TP.HCM cũng không khỏi lo ngại. Thiếu tướng Minh cho rằng việc ngân hàng "đóng cửa" với vàng của người dân, buộc họ phải tự cất giữ tại nhà cũng dẫn đến nguy cơ bị trộm cướp khá cao. Đồng thời, ông thừa nhận nạn cướp "khó chịu nhất" là phụ nữ bị cướp tấn công vào đêm khuya, nơi vắng vẻ và tình hình xâm phạm tài sản nơi công cộng, trong đó có du khách.
Dân bất an mỗi khi ra đường Trong những buổi tiếp xúc cử tri mới đây của các đơn vị thuộc Đoàn ĐBQH TP.HCM, người dân vẫn bày tỏ sự lo ngại về tình hình an ninh trật tự. Cử tri Lê Văn Xắc (Q.Thủ Đức), nói: "Hiện nay người dân đi ra đường vẫn thấy bất an, lo lắng. Nhất là khi tài sản cướp dù là không lớn nhưng kẻ cướp vẫn sẵn sàng ra tay vô cùng tàn ác". Cũng địa bàn Thủ Đức, cử tri Nguyễn Văn Đức băn khoăn: "Khổ nhất là đi ra đường, vừa lo sợ gặp cướp vừa phải lo ở nhà lúc vắng thì trộm đột nhập vào". Nhiều cử tri đề nghị đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tội phạm để đảm bảo cuộc sống bình yên cho người dân. Đồng thời, xem xét sửa đổi bộ luật Hình sự để có các chế tài nghiêm khắc, đủ sức răn đe trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. MẠNH LÊ
Ông Minh cho biết Ban Giám đốc Công an TP luôn chỉ đạo các phòng nghiệp vụ tăng cường trấn áp các loại tội phạm. Việc tăng cường tuần tra kiểm soát, rà soát những băng nhóm, thành phần "anh chị" ở phía bắc đổ vào TP hoạt động thời gian qua cũng đã phát hiện chúng tàng trữ nhiều vũ khí "nóng", đặc biệt có dấu hiệu bảo kê, cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê... Với tinh thần "nói thẳng, nói thật", thiếu tướng Minh cũng từng chỉ ra nhiều nguyên nhân vì sao tội phạm vẫn còn diễn ra hết sức phức tạp. "Nhất là sau khi rà soát lại đối tượng tái hòa nhập và đặc xá, thì nhận thấy việc quản lý còn lọt rất nhiều. Công tác tuần tra, kiểm soát, rà soát đối tượng còn chưa đủ khép kín", ông Minh đơn cử.
Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng nhìn nhận, Công an TP.HCM đã đưa ra nhiều giải pháp, nỗ lực kiềm chế tội phạm nhưng tình hình vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là tội phạm có tổ chức. Số lượng tội phạm tập trung nhiều và mang tính chất nguy hiểm. "Trên địa bàn TP đã xảy ra các băng nhóm lớn thanh toán nhau để tranh giành địa bàn, băng nhóm có tổ chức từ Hà Nội vào đây bảo kê, cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê...", thiếu tướng Hùng thông tin. Ông đề nghị cần đặc biệt phát huy "tai mắt" của người dân và hết sức lưu ý đến công tác quản lý cán bộ cơ sở như công an phường, quận, huyện... để tránh bị tội phạm có tổ chức mua chuộc, chi phối, nếu không sẽ gây rất nhiều khó khăn cho công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng thẳng thắn: "Mình làm chưa kiên quyết, chưa mạnh mẽ. Du khách thật sự chưa yên tâm. Người dân cũng còn lo lắng về trộm đêm, cướp đêm, cướp giật tài sản. TP không thể hết tội phạm cho nên phải nhìn thẳng vào vấn đề, nêu rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan để giải quyết".
"Chưa có nhiều biện pháp mạnh"
Trên thực tế, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 48 và Quốc hội cũng ban hành Nghị quyết 37 về công tác phòng, chống tội phạm. Theo đó, Ban Chỉ đạo 138 (do Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng ban) về phòng, chống tội phạm của Chính phủ cũng đã rất quyết liệt trong chỉ đạo. Ngành công an cũng đã nhận diện rõ thực trạng và đề ra nhiều biện pháp. Thế nhưng, vì sao tỷ lệ tội phạm vẫn chưa được kéo giảm, mà đặc biệt nhiều nơi vẫn còn tăng? Phải chăng do lực lượng chức năng "đánh đấm" chưa tới nơi tới chốn?
Trả lời câu hỏi này, trong cuộc họp gần đây thẩm phán Lương Ngọc Trâm, Phó chánh Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM, đã phân tích: "Cũng phải nhìn nhận một thực tế, mức độ chủ động, mức độ phối hợp, mức độ đấu tranh phòng chống tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng tại TP.HCM trong thời gian vài năm gần đây có sự chậm lại so với trước". "Việc dự báo tình hình tội phạm trong thời gian ngắn, trong thời gian dài chưa được đánh giá đúng mức. Khi mình không dự đoán được, tức là mình rất thụ động. Theo chúng tôi nhận thấy các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn TP còn thụ động, dẫn đến chưa có nhiều biện pháp mạnh và phù hợp, mặc dù chúng tôi biết các đồng chí rất là cố gắng, rất là cố gắng", bà Trâm nói.
Đình Phú - Đàm Huy
Theo TNO
Nguyên phó giám đốc công an Hải Phòng bị đề nghị truy tố Ông Dương Tự Trọng được xác định là người đứng ra nhờ cán bộ dưới quyền để tổ chức cho anh trai - Dương Chí Dũng, cựu chủ tịch Vinalines trốn ra nước ngoài. Ảnh minh họa Ngày 16/10, Lao động đưa tin, Cơ quan anh ninh điều tra Bộ Công an đã kết thúc điều tra, đề nghị truy tố 7 người...