Những vết cắn của côn trùng bất cứ ai cũng có thể xác định được
Nhiều người thường bị côn trùng cắn và điều này càng trở nên thường xuyên hơn hơn vào mùa hè. Đôi khi khá khó để xác định chính xác con gì đã cắn bạn, vết cắn có thể đau, ngứa hoặc thậm chí sưng, khiến bạn khó chịu.
Có nhiều loại côn trùng khác nhau và tất cả chúng đều truyền bệnh khác nhau. Vì vậy việc xác định chính xác bạn bị loại côn trùng nào cắn là gì rất quan trọng. Dưới đây sẽ là một số hình ảnh vết cắn của một số loại côn trùng để giúp bạn nhận ra đâu là loại côn trùng đã cắn bạn.
1. Vết đốt từ ong bắp cày
Ảnh Brightside.
Khu vực bị đốt bởi một con ong bắp cày sẽ trở nên đỏ và sưng nghiêm trọng. Mụn nước có thể xuất hiện. Người bị đốt sẽ cảm thấy đau rất tệ, thậm chí còn tồi tệ hơn cơn đau do ong bò vẽ đốt. Chất độc của ong bắp cày thậm chí còn độc hơn vì bản thân loài côn trùng này có kích thước lớn hơn. Chất độc chứa histamine và acetylcholine.
Nếu nạn nhân cảm thấy lạnh ở tay chân, tai và môi của họ chuyển sang màu xanh hoặc khó thở bắt đầu, nạn nhân phải đi khám bác sĩ.
2. Vết đốt từ ong vò vẽ
Ảnh Brightside.
Khi bị ong vò vẽ đốt. khu vực bị đốt trở nên đỏ và sưng, nạn nhân cảm thấy đau và nóng rát, và ngứa kinh khủng đến sau.Thậm chí có thể có một xuất huyết trên da. Do đó, điều rất quan trọng là phải biết bạn có bị dị ứng hay không vì có thể bị sốc phản vệ. Khi đó, bạn cần phải được đưa tới bệnh viện ngay lập tức.
Ảnh Brightside.
Khu vực muỗi đốt trông giống như những đốm đỏ sưng to bằng quả mọng. Muỗi thường đốt ở những chỗ có da rất mỏng, gần các mạch máu. Khi chúng đốt, chúng bơm nước bọt vào vết thương. Do nước bọt có chứa chất chống đông máu nên sẽ làm cho máu mỏng hơn. Chúng làm cho da bị đỏ, ngứa và sưng.
4. Vết đốt từ bọ ve
Video đang HOT
Ảnh Brightside.
Phản ứng của cơ thể với vết cắn của bọ ve là một đốm đỏ. Sau khi đốt, bọ ve có thể ở trong vết đốt một thời gian dài, lớn lên và hút máu.
Điều tồi tệ nhất là bọ ve lây nhiễm cho những người bị viêm não, borreliosis và nhiều bệnh khác. Nếu bạn loại bỏ côn trùng khỏi cơ thể nhưng đốm đỏ không biến mất và tiếp tục phát triển, bạn phải gặp bác sĩ càng nhanh càng tốt.
5. Vết đốt từ bọ chét
Ảnh Brightside.
Vết đốt từ bọ chét có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với dị ứng hoặc muỗi đốt vì các vết cắn cũng trông đỏ và sưng. Tuy nhiên, không giống như muỗi, những vết côn trùng cắn này rất đau đớn và ngứa nhiều hơn.
Bọ chét thường tấn công chân và chỉ đốt người đang ngủ. Một con bọ chét có thể cắn nhiều lần, vì vậy khoảng cách giữa các đốm đỏ thường là từ 0,5 đến 1 inch (1 đến 2 cm). Bọ chét có thể truyền nhiều bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng.
6. Vết đốt từ kiến
Ảnh Brightside.
Hầu hết các loài kiến không gây nguy hiểm cho con người. Tuy nhiên, kiến lửa đỏ có thể gây ra nhiều rắc rối.
Mụn mủ sẽ xuất hiện trên các điểm bị kiến lửa đỏ cắn mà sau đó sẽ biến thành sẹo. Chất độc của loại kiến này có chứa độc tố, vì vậy nạn nhân có thể bị dị ứng hoặc sốc phản vệ.
7. Vết đốt từ chấy, rận
Ảnh Brightside.
Nếu bạn nhận thấy những chấm nhỏ màu đỏ trông giống như muỗi đốt ở những nơi mọc tóc – trên đầu, cổ và sau tai – điều đó có nghĩa là bạn đã bị chấy hoặc rận cắn. Chấy, rận truyền các bệnh rất nghiêm trọng như thương hàn.
8. Vết đốt từ rệp
Ảnh Brightside.
Ngay từ cái nhìn đầu tiên, vết cắn của rệp trông giống như bọ chét hoặc muỗi đốt, thậm chí chỉ là phản ứng dị ứng.
Da trở nên đỏ, sưng và bắt đầu ngứa ở vị trí rệp cắn. Tuy nhiên, có một cách để nhận ra “công việc” của rệp đó là: Các vết cắn rất gần nhau và trông giống như những con đường nhỏ trên da. Nhiều “con đường” có thể được tạo thành vào buổi sáng khi rệp săn mồi vào ban đêm.
Những điều cần biết về loại hợp chất có trong sản phẩm chống muỗi
DEET là một loại hóa chất được dùng rất phổ biến trong các sản phẩm phẩm này. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, chúng có khả năng xua đuổi côn trùng mạnh mẽ và tồn tại lâu trong không khí.
Trong những năm gần đây, các vết côn trùng cắn gây ngứa ngáy, khó chịu và ngày càng nguy hiểm hơn bao giờ hết. Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), số người mắc bệnh do muỗi, bọ chét và bọ ve cắn tăng gấp ba lần từ năm 2004 đến năm 2016.
Các chuyên gia suy đoán biến đổi khí hậu có liên quan lớn đến tình trạng này. Mùa đông ngắn, mùa hè nóng và ngày càng kéo dài tạo điều kiện cho những sinh vật mang theo mầm bệnh phát triển. Để bảo vệ bản thân khỏi bệnh tật, rất nhiều người lựa chọn mua thuốc diệt muỗi hay thuốc xịt côn trùng.
DEET là một loại hóa chất được dùng rất phổ biến trong các sản phẩm phẩm này. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, chúng có khả năng xua đuổi côn trùng mạnh mẽ và tồn tại lâu trong không khí. Tuy nhiên, chính điều này lại làm dấy lên lo ngại về mức độ an toàn DEET đối với sức khỏe con người.
DEET thực sự là gì?
DEET, tên khoa học là N, N-diethyl-m-toluamide, là thành phần diệt muỗi chủ yếu trong nhiều loại thuốc xịt và thuốc chống côn trùng. Trên thực tế, Ashish Sharma, chuyên gia y khoa, bác sĩ nội khoa tại Trung tâm Y tế Yuma ở Arizona cho biết, hóa chất này thực sự không có khả năng diệt bọ và chỉ làm suy yếu khứu giác của côn trùng, cản trở chúng phát hiện ra hơi thở và mùi mồ hôi của con người.
Trong một số trường hợp, DEET thực sự có hiệu quả xua đuổi ngay khi côn trùng tiếp xúc với hóa chất này. Do đó, rất nhiều người lựa chọn mua thuốc xịt để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh do muỗi lây truyền như sốt rét hay sốt xuất huyết.
DEET, tên khoa học là N, N-diethyl-m-toluamide, là thành phần diệt muỗi chủ yếu trong nhiều loại thuốc xịt và thuốc chống côn trùng.
DEET an toàn đến mức nào?
Mối lo ngại về mức độ an toàn của DEET đã có từ những năm 1980 khi một số chuyên gia cho rằng chất này liên quan đến các tổn thương não hay chứng động kinh, đặc biệt là ở trẻ em. Tuy nhiên, nhận định này đến hiện nay vẫn chưa được chứng minh.
Kích ứng da cũng là mối quan tâm của nhiều người. Theo bác sĩ Sharma, nếu tiếp xúc nhiều với chất này, bạn có thể gặp các phản ứng da như nổi mẩn đỏ, phồng rộp và kích ứng da. Do đó hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu nếu cơ thể bạn bị ảnh hưởng bởi thuốc xịt chống côn trùng. Người vô tình ăn phải DEET có thể bị co giật hoặc chóng mặt và mắc một số triệu chứng nguy hiểm khác.
Bạn nên để thuốc xịt côn trùng ra khỏi tầm với của trẻ dưới 6 tháng tuổi vì sẽ rất nguy hiểm nếu trẻ nuốt phải hóa chất.
Nếu tiếp xúc nhiều với chất này, bạn có thể gặp các phản ứng da như nổi mẩn đỏ, phồng rộp và kích ứng da.
Có mối liên hệ nào giữa DEET và ung thư không?
Trên thực tế, DEET có thể được coi như một hóa chất có khả năng gây ung thư, chủ yếu là vì chúng có khả năng tiêu diệt côn trùng. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra mối liên hệ rõ ràng giữa ung thư và sản phẩm diệt côn trùng. Hiện tại, theo Rocio Salas-Whalen, chuyên gia y khoa, nhà nội tiết học tại thành phố New York, DEET không nằm trong nhóm các chất gây ung thư.
Theo CDC, thí nghiệm trên động vật không tìm thấy dấu hiệu phát triển khối u ở các đối tượng nghiên cứu được cho uống hoặc bôi DEET lên da.
Cách sử dụng bình xịt côn trùng an toàn nhất
Điều quan trọng nhất mọi người cần lưu ý là chỉ xịt sản phẩm này lên quần áo và những vùng da tiếp xúc trực tiếp với không khí. Bác sĩ Sharma khuyến cáo, đừng bao giờ xịt lên mặt để tránh nguy cơ nuốt phải hóa chất.
DEET có thể tương tác với kem chống nắng nếu bạn dùng hai sản phẩm này cùng một lúc
DEET cũng có thể tương tác với kem chống nắng nếu bạn dùng hai sản phẩm này cùng một lúc. Các hóa chất có thể dễ dàng hấp thụ vào trong cơ thể. Do đó, bạn nên đợi 30 phút sau khi thoa kem chống nắng để xịt thuốc xịt côn trùng.
Đối với những người không chịu được mùi của DEET hay bị kích ứng da, e ngại tiếp xúc với hóa chất có thể lựa chọn sản phẩm khác. Picaridin là một hợp chất nhân tạo làm từ hạt tiêu đen. Tuy không hoàn toàn làm từ tự nhiên, chất này vừa ít gây mùi và cảm giác nhờn trên da vừa có hiệu quả tương tự DEET.
Nguồn: Womenshealthmag/baodansinh
Bé trai 2 tuổi suýt mất mạng vì vi khuẩn ăn thịt người xâm nhập vào cơ thể từ vết côn trùng cắn Các bác sĩ phát hiện ra rằng đứa trẻ đã bị nhiễm một loại vi khuẩn có tên Streptococcus Nhóm A (GAS). Đó là một loại vi khuẩn ăn thịt người và nó đang gây nguy hiểm đến tính mạng của bé. Hồi đầu tháng 1 năm nay, một bà mẹ sống tại Singapore, đã lên tiếng cảnh báo các cha mẹ khác...