Những vấn đề cốt yếu trước yêu cầu đổi mới giáo dục
heo GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc – nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý GD được thể hiện qua thành quả thực thi các vai trò, bổn phận và kỹ năng quản lý.
Người quản lý phải học cách “tựa vào” những “trợ thủ” chuyên môn của mình. Ảnh: Minh Phong
Không thể tách rời với thuộc cấp
GS Nguyễn Thị Mỹ Lộc phân tích, người quản lý khi thực hiện các chức năng quản lý luôn phải sắm hàng loạt các vai trò. Trên thực tế, mọi công việc của người quản lý luôn là một sự kết hợp nào đó của các vai trò này. Các vai trò quản lý có liên hệ chặt chẽ với nhau, chúng ảnh hưởng đến đặc trưng của hoạt động quản lý, tầm quan trọng của mỗi vai trò sẽ thay đổi theo cấp quản lý và chức năng quản lý.
Về bổn phận chính của người quản lý, GS Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng, ở bất cứ vị trí nào, người quản lý cũng có bổn phận và trách nhiệm không thể tách rời với thuộc cấp, tùy từng vị trí mà bổn phận của người quản lý là khác nhau. Cụ thể: Với người quản lý cấp thấp, cấp trực tiếp mới được bổ nhiệm, cần học cách chủ động trong công việc, bằng cách hướng dẫn thành viên thuộc cấp của mình; học cách đặt kế hoạch, lịch biểu làm việc; học cách để bản thân và bộ phận mình quản lý sớm hòa nhập, làm việc phối hợp tốt với các bộ phận khác; chia sẻ sự phục vụ của đội ngũ thành viên dưới quyền với những người quản lý khác, với các bộ phận khác.
Người quản lý cấp trực tiếp đòi hỏi phải có kiến thức, kỹ năng chuyên môn đủ mạnh để chỉ dẫn những thuộc cấp và giám sát họ thực hiện. Người quản lý cấp trực tiếp phải học cách “tựa vào” những “trợ thủ” chuyên môn của mình. Chính vì vậy, họ phải rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng liên nhân cách tốt để có được sự trợ giúp chuyên môn cần thiết.
Đối với người quản lý cấp trung gian, đa phần họ bắt đầu sự nghiệp của mình từ cấp thấp. Tại cương vị đó, họ đã học được cách quản lý cũng như những tri thức, kỹ năng về hoạt động của một cơ sở GD. Với vai trò của người quản lý cấp trung gian, để hoàn thành bổn phận, họ phải thực hiện sự phân cấp, phân quyền để thực hiện những quyết định của người quản lý cấp cao và có sự phối hợp kế hoạch và nguồn lực với những người quản lý khác.
Vai trò chủ yếu mà người quản lý cấp này phải đảm đương là các vai trò liên nhân cách và vai trò thông tin vì họ phải đối diện với những vấn đề liên quan đến con người nhiều hơn so với các vấn đề chuyên môn… Họ phải thành thạo trong việc nâng cao năng lực người dưới quyền, mở ra những kênh liên hệ tốt cho thuộc cấp.
Còn đối với người quản lý cấp cao, họ chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc xem xét kế hoạch toàn diện của nhà trường, làm việc với những người quản lý cấp trung gian để thực hiện kế hoạch và duy trì sự kiểm soát toàn diện đối với mọi hoạt động của nhà trường.
Ảnh minh họa/ Internet
Các kỹ năng cần có
Video đang HOT
Chia sẻ về các kỹ năng cần có của cán bộ quản lý GD, GS Nguyễn Thị Mỹ Lộc trao đổi:
Thứ nhất là kỹ năng chuyên môn, kỹ thuật. Để quản lý một bộ phận hay toàn bộ nhà trường, người quản lý cần phải có hiểu biết và kỹ năng chuyên môn về nhà trường, GD, chương trình dạy học, GV, học sinh… tùy theo cấp quản lý mà cần mức độ chuyên sâu khác nhau.
Thứ hai, kỹ năng liên nhân cách, bao gồm khả năng lãnh đạo, chỉ dẫn, động viên, xử lý xung đột và làm việc với mọi người. Đồng thời khuyến khích, động viên người dưới quyền tham gia vào quá trình ra quyết định, tạo điều kiện cho người cấp dưới tự thể hiện, trình bày quan điểm của cá nhân. Kỹ năng liên nhân cách thể hiện qua sự tôn trọng, quý mến người khác và được mọi người quý mến tôn trọng.
Thứ ba, kỹ năng khái quát hóa. Kỹ năng này đòi hỏi người quản lý có tư duy hệ thống, nhìn nhận, giải quyết mọi vấn đề của nhà trường trong một thể thống nhất, thấy rõ sự khác biệt và sự liên thuộc vào nhau như thế nào của các bộ phận, các cá nhân. Sử dụng kỹ năng khái quát hóa để đánh giá biện pháp quản lý. Kỹ năng khái quát hóa tập trung vào những vấn đề như: Ưu tiên tương đối, thay vì chuẩn mực và mục tiêu cứng nhắc. Cơ hội và khả năng thay vì những điều tất định. Những mối quan hệ tương quan và mảng mẫu có tính toàn cục thay vì những quan hệ cưa đứt đục suốt, minh bạch, rõ ràng.
Những vai trò này đòi hỏi khả năng gạn lọc từ môi trường bên trong và môi trường bên ngoài để xác định xu thế phát triển của sự vật. Cũng như kỹ năng quản lý khác, khái quát hóa cần cho mọi cấp quản lý, nhưng nó đặc biệt cần thiết cho người quản lý cấp cao bởi họ phải nhận biết những biến đổi của môi trường, của cơ sở GD và phải ứng phó bằng quyết định kịp thời và đúng đắn.
“Mỗi cán bộ quản lý GD để thực hiện tốt các vai trò, bổn phận và kỹ năng quản lý, cần có quan điểm đúng đắn về hoạt động quản lý cơ sở GD. Quản lý là một hoạt động thu hút sự tham gia của tất cả các thành viên trong tổ chức, nó là một quá trình học hỏi, được thể hiện trong hành vi của người quản lý, đòi hỏi người quản lý phải đối mặt với những vấn đề về mục đích và giá trị quản lý. Quản lý không thể là “trung tính” về giá trị và kết quả, nó lôi cuốn sự biến đổi.”
GS Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Hải Minh (Lược ghi)
Theo GDTĐ
Triển khai chương trình, SGK phổ thông mới: Hiệu quả cao nhờ "kịch bản" tốt
Năm học 2019 - 2020, ngành GD tỉnh Bến Tre xác định sẽ tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29, đồng thời sẵn sàng triển khai thực hiện chương trình, SGK phổ thông mới. Xung quanh vấn đề này, ông Lê Ngọc Bữu - Giám đốc Sở GD&ĐT đã có những trao đổi với Báo GD&TĐ.
Ảnh minh họa/ Internet
Bảo đảm các điều kiện cần thiết
- Năm học 2019 - 2020, ngành GD tỉnh Bến Tre xác định là năm học bản lề, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện đổi mới chương trình, SGK phổ thông mới. Cụ thể ngành đã có bước chuẩn bị như thế nào, thưa ông?
- Trước mắt, chúng tôi xác định phải bảo đảm các điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng GD-ĐT, đồng thời ưu tiên xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) đạt chuẩn, đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn.
Ngoài ra, chú trọng phát triển toàn diện GD-ĐT trên cơ sở khắc phục những hạn chế, kết hợp huy động mọi nguồn lực để tạo sự chuyển biến về chất lượng. Mặt khác, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD-ĐT theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Chú trọng GD đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, CNTT vào học tập, nghiên cứu và vận dụng kiến thức vào thực tế.
Ông Lê Ngọc Bữu phát biểu tại Hội nghị giao ban tại UBND tỉnh Bến Tre. Ảnh: Đăng Huy
- Vậy còn vấn đề về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học nhằm bảo đảm chất lượng các hoạt động GD-ĐT thì sao?
- Vấn đề này, chúng tôi cũng đã tính đến. Theo đó, ngành GD kết hợp với đầu tư hệ thống cơ sở vật chất trường lớp theo hướng kiên cố hóa, đạt chuẩn quốc gia. Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học, bồi dưỡng GV và CBQL thực hiện chương trình, SGK GDPT mới từ năm học 2020 - 2021.
Cùng với đó, các cơ sở GD công lập có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí được giao trong năm để thực hiện đầy đủ việc mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học, sửa chữa cơ sở vật chất trường lớp học xuống cấp. Khi mua sắm thiết bị dạy học cần quan tâm đến chất lượng thiết bị, thực hiện quy trình theo quy định hiện hành, không để xảy ra tình trạng mua sắm không đúng, sai quy trình.
Ngoài ra, chúng tôi thực hiện đầu tư xây dựng trường lớp học bám sát kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 được phê duyệt, bảo đảm sau đầu tư cơ sở vật chất của các cơ sở GD công lập đạt chuẩn quốc gia. Trong đó có ưu tiên đầu tư cho các trường có điều kiện đạt chuẩn quốc gia, trường nằm trong kế hoạch xây dựng xã nông thôn mới và bổ sung cơ sở vật chất để các trường tổ chức học 2 buổi/ngày, có tổ chức bán trú...
Cùng với đó, tăng cường trang bị thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giảng dạy để các trường phổ thông đều có thư viện đạt chuẩn về cơ sở vật chất, có phòng vi tính có kết nối Internet, trường trung học đều có phòng thí nghiệm - thực hành, thiết bị tối thiểu phục vụ dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới. Đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa, nâng cấp, mở rộng quy mô các trường học, trong đó bổ sung, trang bị mới thiết bị dạy học để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học.
Ảnh minh họa/ Internet
Tăng cường quyền chủ động cho các trường
- Ông vừa chia sẻ đến công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhà giáo nhằm đáp ứng yêu cầu của đổi mới GD. Vậy nội dung này sẽ được triển khai thực hiện như thế nào trong năm học này?
"Chúng tôi yêu cầu các Phòng GD&ĐT chủ động tham mưu với UBND huyện, thành phố xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học. Đồng thời, tổ chức bồi dưỡng GV và CBQL thực hiện chương trình, SGK GDPT mới từ năm học 2020 - 2021 đến năm học 2024 - 2025 phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương".
Ông Lê Ngọc Bữu
- Chúng tôi chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD gắn với nhu cầu phát triển của xã hội. Đồng thời thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo để đáp ứng yêu cầu đổi mới GD.
Cụ thể, chúng tôi nghiêm túc thực hiện tốt quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL, thực hiện tốt công tác quy hoạch đào tạo bồi dưỡng. Bố trí sử dụng đội ngũ GV theo đúng chuyên môn nghiệp vụ và năng lực thực tiễn. Thực hiện việc tuyển dụng viên chức trong ngành đúng quy định, ưu tiên bổ sung GV cho bậc học MN.
Đối với GV các cấp học, từng bước sẽ bổ sung, điều chỉnh, sắp xếp, bố trí đủ theo biên chế quy định. Đặc biệt là phải bảo đảm 100% GV đạt chuẩn về chuyên môn và chuẩn nghề nghiệp.
Cùng với đó, chúng tôi đặt mục tiêu phấn đấu tổ chức bồi dưỡng quản lý GD cho 100 cán bộ, viên chức; bồi dưỡng lý luận chính trị cho 130 cán bộ; đào tạo sau đại học cho 55 cán bộ, viên chức; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho khoảng 1.000 CBQL và GV. Bên cạnh đó, chúng tôi tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh, Sở Nội vụ để tổ chức thi/xét thăng hạng cho GV các cấp học.
- Một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của đổi mới GD là tăng cường quyền tự chủ và chủ động cho các cơ sở GD. Vậy ngành GD-ĐT tỉnh Bến Tre sẽ thực hiện việc này như thế nào?
- Chúng tôi luôn xác định phải tăng cường quyền chủ động cho các cơ sở GD trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch GD. Các cơ sở GD chủ động trong việc phát triển năng lực HS theo hướng tăng cường kỹ năng vận dụng kiến thức, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh.
Theo đó, chúng tôi cũng chỉ đạo các nhà trường, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; đổi mới sinh hoạt chuyên môn. Đồng thời chú trọng tổ chức các hoạt động học tập gắn liền với mô hình sản xuất, kinh doanh ở địa phương.
Ngoài ra, khuyến khích các nhà trường nghiên cứu vận dụng tinh thần GD tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán (STEM) trong việc thực hiện chương trình GDPT ở những môn học liên quan. Nâng cao vai trò của GV chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý, phối hợp GD toàn diện cho học sinh; tiếp tục giảm tỷ lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi. Mặt khác, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và trong hoạt động dạy - học.
Đặc biệt, chúng tôi cũng tăng cường tự chủ trong GD-ĐT. Cụ thể, đã có 100% cơ sở GD công lập thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính theo quy định. Theo đó, tất cả các cơ sở GD công lập thực hiện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm cơ sở thực hiện chi, sử dụng có hiệu quả kinh phí được giao trong hoạt động của đơn vị. Các đơn vị trường học phải thanh toán các chế độ chính sách cho cán bộ GV đầy đủ kịp thời đúng quy định hiện hành.
- Xin cảm ơn ông!
Minh Phong (thực hiện)
Theo GDTĐ
Chung sức, đồng lòng vì sự phát triển toàn diện của giáo dục Trong những ngày thu lịch sử, các em học sinh cả nước lại hân hoan đón chào một mùa tựu trường mới. Để lại sau lưng những ngày hè được tham gia các hoạt động ngoại khóa, vui chơi, giải trí bổ ích, lành mạnh, hôm nay (5-9), tiếng trống khai trường ngân vang như lời thúc giục, động viên, khích lệ hơn...