Những trường hợp phải xác lập lại số định danh cá nhân ngay để tránh gặp rắc rối
Số định danh cá nhân gắn liền với công dân từ khi sinh ra cho đến khi mất đi và có vai trò quan trọng trong nhiều giao dịch dân sự, thủ tục hành chính của công dân.
Số định danh cá nhân là gì?
Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.
Số định danh cá nhân chính là sổ thẻ CCCD (12 số) và CCCD gắn chip, được cấp cho mỗi công dân từ khi sinh ra đến khi mất, không lặp lại ở người khác.
Mã số này được dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Cấu tạo đúng của mã số định danh cá nhân
Mã định danh là dãy số xác định nhân thân do Bộ Công an cấp cho mỗi công dân. Mã định danh cá nhân là duy nhất và không bị trùng lặp với người khác.
Tại Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định: Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.
Cụ thể, mã thế kỷ sinh, mã giới tính là chữ số tương ứng với thế kỷ được sinh ra và giới tính, cụ thể:
Video đang HOT
Thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1
Thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3
Thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5
Thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7
Thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9
Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân đăng ký khai sinh gồm 3 chữ số từ 001 – 096 tương ứng với 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Các trường hợp cần phải xác lập lại số định danh cá nhân
- Thông thường, các lỗi sai phổ biến của mã định danh cá nhân là: Sai về giới tính, sai năm sinh, sai nơi đăng ký khai sinh.
Thực tế, việc mã số định danh cá nhân bị sai do các nguyên nhân như: tình hình dân cư biến động liên tục, lịch sử quản lý giấy tờ thủ tục còn nhiều hạn chế nên giấy tờ tùy thân của công dân sai lệch với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bên cạnh đó, nhiều người có hộ khẩu thường trú khác với nơi đăng ký khai sinh, nơi ở… nên dễ bị nhầm lẫn.
Khi phát hiện số định danh cá nhân đã cấp có sai sót về thông tin về công dân, thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an ra quyết định hủy số định danh cá nhân đó và cấp lại số định danh cá nhân khác cho công dân. Tổ chức thực hiện việc điều chỉnh số định danh cá nhân và thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và các hồ sơ, tàng thư liên quan.
- Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 59 quy định, công dân cần xác lập lại số định danh cá nhân khi xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh theo quy định.
Việc sai số định danh cá nhân sẽ dẫn đến sai thông tin của công dân trên CCCD cũng như trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuộc sống của người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính.
Thủ tục xác lập lại số định danh cá nhân
Để được xác lập lại số định danh cá nhân, công dân phải cung cấp giấy tờ, tài liệu hộ tịch chứng minh việc đã được xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh để công an xã kiểm tra, xác minh và bổ sung vào hồ sơ quản lý, gửi yêu cầu đến cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an.
Sau khi đã quyết định xác lập lại số định danh cá nhân cho công dân thì số định danh mới sẽ được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời, công an xã nơi công dân thường trú phải gửi thông báo bằng văn bản cho công dân về số định danh cá nhân mới được xác lập lại.
Phê duyệt bộ chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dịch vụ công trên môi trường điện tử
Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo Quyết định 766 mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành, bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử (gọi tắt là bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp) gồm 5 nhóm chỉ số thành phần: Công khai, minh bạch; tiến độ, kết quả giải quyết; số hóa hồ sơ; cung cấp dịch vụ trực tuyến; mức độ hài lòng.
Tính đến ngày 20/5, tổng số dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 là 83.604 (Ảnh minh họa)
Thủ tướng Chính phủ cũng quy định chi tiết các tiêu chí đánh giá của từng nhóm chỉ số thành phần của bộ chỉ số. Đơn cử như, với nhóm chỉ số về công khai, minh bạch, các tiêu chí đánh giá gồm có: Tỷ lệ thủ tục hành chính (TTHC) công bố đúng hạn; tỷ lệ TTHC được cập nhật, công khai đúng hạn; tỷ lệ TTHC được công khai có đầy đủ các nội dung quy định về các bộ phận tạo thành của thủ tục; tỷ lệ hồ sơ đồng bộ lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Các chỉ tiêu đánh giá với nhóm chỉ số về cung cấp dịch vụ công trực tuyến gồm: Tỷ lệ TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ; tỷ lệ hồ sơ TTHC theo hình thức nộp hồ sơ; tỷ lệ TTHC có giao dịch thanh toán trực tuyến; tỷ lệ TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được tích hợp để người dân có thể thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia...
Văn phòng Chính phủ là cơ quan được giao xem xét, điều chỉnh các tiêu chí đánh giá của từng nhóm chỉ số thành phần phù hợp với điều kiện thực tế và việc quản lý, vận hành, khai thác dữ liệu theo thời gian thực; báo cáo Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung các nhóm chỉ số thành phần phù hợp với yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành và nhu cầu theo dõi, giám sát, đánh giá của cá nhân, tổ chức.
Đối tượng được đánh giá là các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, UBND các cấp và các cơ quan, đơn vị trực thuộc các cơ quan trên; các cơ quan, đơn vị khác có cung cấp dịch vụ công trên cổng Dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh. Việc đánh giá thực hiện dựa trên dữ liệu theo thời gian thực.
Nhiều người 30 Hà Nội giàu lên nhanh chóng nhờ tham gia khoá học
Khoá Học Đầu Tư
Kết quả đánh giá sẽ được công khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh (Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh); Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương phục vụ chỉ đạo, điều hành, đánh giá kết quả cải cách TTHC của cơ quan, đơn vị; theo dõi, giám sát, đánh giá của cá nhân, tổ chức và nâng cao chất lượng thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công.
Bên cạnh đó, kết quả đánh giá cũng sẽ là 1 trong những tiêu chuẩn để xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; xác định trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công; ưu tiên xem xét việc đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và xem xét khen thưởng, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Thủ tướng Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống đánh giá bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp; tổ chức công khai kết quả trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Đồng thời, hướng dẫn kỹ thuật về kết nối, tích hợp, đồng bộ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với cổng dịch vụ công quốc gia phục vụ đánh giá các nhóm chỉ số tại Quyết định 766 theo thời gian thực và phân quyền quản trị Hệ thống cho các bộ, cơ quan, địa phương phục vụ chỉ đạo, điều hành; đưa hệ thống vào vận hành chính thức từ ngày 1/8/2022.
Bộ TT&TT có trách nhiệm tích hợp, đồng bộ đầy đủ, chính xác, thường xuyên, liên tục dữ liệu giám sát, đánh giá hiệu quả, mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến với Hệ thống đánh giá bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp của Cổng dịch vụ công quốc gia phục vụ đánh giá các nhóm chỉ số tại Quyết định 766 theo thời gian thực.
249 thủ tục hành chính triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia Đã có 249 trên tổng số 261 thủ tục hành chính được triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia. Nhiều bộ, ngành đã hoàn thành kế hoạch được giao. Theo quyết định 1258 của Thủ tướng Chính phủ (ban hành năm 2020), số thủ tục hành chính phải triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia là 261 thủ tục,...