Những trường hợp nào sẽ bị gỡ kênh Youtube?
Nếu người dùng cá nhân hoặc tổ chức không spam, không lừa đảo, không trục lợi cá nhân, không ăn cắp bản quyền, Youtube sẽ chẳng bao giờ sờ tới kênh video của bạn.
Youtube rất xem trọng các vấn đề liên quan đến bản quyền video – Ảnh chụp màn hình
Spam video, spam nhận xét hoặc spam lưu lượng truy cập giả
Hiểu một cách đơn giản, spam là một hình thức gây phiền toái cho người khác, liên tục lặp đi lặp lại một hành động nào đó, nhưng lại vô giá trị và không hữu ích. Do đó, nếu người dùng/tổ chức liên tục spam, Youtube sẽ gỡ bỏ kênh video đó.
Ở đây có 3 hình thức spam chính, được Youtube liệt ra hàng đầu. Đó là spam video, spam nhận xét, hoặc spam lưu lượng truy cập giả. Với hình thức spam video, người dùng đã vi phạm việc đăng tải một số lượng lớn các video vô giá trị, nội dung nhàm chán lên Youtube.
Trong khi đó, với hình thức spam nhận xét, chính là người dùng đã vi phạm nguyên tắc đăng nhận xét lặp đi lặp lại. Hoặc người dùng có mục đích lôi kéo người xem rời bỏ trang Youtube và tham gia vào một trang khác, thì nội dung đó sẽ liệt vào lỗi spam.
Tương tự như vậy, spam lưu lượng chính là việc người dùng cá nhân/tổ chức sử dụng các thủ thuật nhằm tăng lượt xem, lượt thích, lượt nhận xét. Hoặc sử dụng một số hệ thống tự động nhằm lách luật. Nhìn chung, mọi hành động như vậy sẽ đều bị Youtube gỡ bỏ.
Video sẽ bị gỡ bỏ nếu spam trên Youtube – Ảnh: Reddit
Video đang HOT
Mô tả, hình ảnh gây hiểu lầm
Mô tả gây hiểu lầm có thể hiểu là cách đặt tiêu đề, cũng như thẻ tag, chú thích và hình thu nhỏ không đúng với nội dung video. Về cơ bản, những nội dung nêu trên chỉ được sử dụng để bổ sung thông tin cho video, nhằm tăng sự tương tác, hấp dẫn đối với người xem.
Nhưng trên thực tế, phần lớn người dùng/tổ chức khi tham gia Youtube sẽ sử dụng tính năng này để tối ưu thuật toán tìm kiếm của mạng xã hội Youtube. Vô tình, điều này sẽ gây nhầm lẫn cho người xem, đồng thời khiến nhiều video bị xóa và tài khoản bị cảnh cáo.
Tương tự như vậy, hình ảnh gây hiểu lầm ở đây có thể là những hình ảnh thu nhỏ đại diện cho video nhưng không đúng với nội dung. Cụ thể, khi người dùng/tổ chức chọn sai hình ảnh thu nhỏ gây hiểu nhầm, video đương nhiên sẽ bị xóa và bị cảnh cáo.
Cũng không thể không nhắc tới thực trạng nhiều tài khoản Youtube luôn cố tình chọn những hình thu nhỏ có nội dung khiêu dâm nhằm thu hút lượt xem. Nhìn chung, những hành động gian lận như vậy sẽ khiến video bị xóa và bị giới hạn độ tuổi người xem.
Nặng hơn nữa, tài khoản Youtube có thể bị vô hiệu hóa – Ảnh: Reddit
Nặng nhất là vi phạm bản quyền video trên Youtube
Có thể nói hành động vi phạm bản quyền trên Youtube là hành vi sẽ bị xử phạt rất nặng. Nếu vi phạm bản quyền, Youtube không chỉ đơn thuần là gỡ bỏ video, cảnh cáo, hay thiết lập giới hạn, mà người dùng cá nhân/tổ chức có thể bị gỡ bỏ cả kênh Youtube.
Ở đây có thể chia hành động vi phạm bản quyền làm hai trường hợp: bản quyền hình ảnh và bản quyền âm thanh. Riêng về vi phạm bản quyền âm thanh, nếu video của tài khoản có chứa một bài nhạc đã được đăng ký bản quyền, lập tức video sẽ không được đăng tải.
Tương tự như vậy, nếu video của một tài khoản nào đó có sử dụng hình ảnh đã được bảo vệ một cách trái phép, video và kênh có thể bị Youtube gỡ bỏ. Cần lưu ý rằng Youtube có cả một hệ thống phân tích hình ảnh, chi ly tới từng khung hình nên việc qua mặt là rất khó.
Tất nhiên đó là khi video đã được Youtube bảo vệ. Đồng thời, người bị hại cũng phải có đầy đủ bằng chứng, chứng cứ để cho thấy mình đang bị ăn cắp bản quyền. Khi này, kênh video xâm phạm có thể bị tạm ngưng, hoặc gỡ bỏ hoàn toàn, tùy vào từng trường hợp.
Tuấn Hưng
Theo Thanhnien
VTV bị khóa kênh YouTube: Gian nan chặn vi phạm bản quyền
Vài ngày nay, dư luận xôn xao về việc một kênh YouTube của Đài Truyền hình Việt Nam bị tạm ngừng hoạt động vì bị khiếu nại vi phạm bản quyền.
Động thái xử lý này như một cảnh cáo quốc tế cho nạn vi phạm bản quyền tràn lan trên mạng ở Việt Nam, nhưng vẫn khó "chặn" được triệt để, bởi chủ sở hữu của những trang web vi phạm sẵn sàng bỏ địa chỉ cũ để thay bằng một trang mới và tiếp tục các hình thức vi phạm bản quyền.
Video "Việt Nam qua góc nhìn flycam" trên kênh YouTube Yamaha Trung Tá bị nhiều trang mạng sử dụng lại nhưng không xin phép. Ảnh: YouTube Yamaha Trung Tá
Ròng rã đi kiện...
Gần 2 năm nay, anh Bùi Minh Tuấn - ở Vĩnh Linh, Quảng Trị, tác giả của video "Việt Nam qua góc nhìn Flycam" bị VTV xâm phạm bản quyền - đã nhiều lần gửi đơn đến các cơ quan chức năng, đơn vị để khiếu nại việc bị vi phạm bản quyền. Được biết đến với các video về cảnh đẹp Việt Nam đăng tải trên trang cá nhân cũng như tài khoản YouTube có tên "Yamaha Trung Tá", anh Tuấn cũng đau đầu khi sản phẩm của mình bị nhiều đơn vị sao chép, vi phạm.
"Với 4-5 lần gửi công văn khiếu nại việc vi phạm bản quyền đối với kênh YouTube Yamaha Trung Tá tới Tổng giám đốc VTV, nhưng chưa bao giờ nhận được văn bản trả lời chính thức từ lãnh đạo VTV, cực chẳng đã tôi buộc phải báo cáo hành vi này với YouTube, Cục Bản quyền tác giả và Bộ TTTT" - anh Bùi Minh Tuấn chia sẻ.
Lần đầu tiên anh Tuấn thông báo với YouTube là ngày 2/9/2015. Theo quy định của YouTube, sau khi nhận được báo cáo, YouTube sẽ gửi mail tới kênh YouTube của VTV để VTV rút các video vi phạm bản quyền. Lần thứ 2 anh Tuấn gửi báo cáo là vào tháng 11/2015 và khi anh báo cáo đến lần thứ 3 về vi phạm của VTV trong thời gian gần đây, YouTube quyết định khóa kênh YouTube của VTV ở địa chỉ https://www.youtube.com/user/vtvgo.
Cũng theo tác giả video "Việt Nam qua góc nhìn Flycam", thì các video khác từ kênh YouTube của Yamaha Trung Tá liên tiếp bị sử dụng trái phép nhiều lần. Cụ thể, trên kênh YouTube của VTV đã sử dụng đoạn video của anh cho 3 clip. Một số trang mạng khác cũng sử dụng lại nhưng không đề nguồn và xin phép tác giả.
Anh Tuấn cho hay, kênh Yamaha Trung Tá đã được cấp quyền và chứng nhận Content ID, quyền sở hữu và sáng tác của tác giả với tư cách: Chặn sao chép trái phép tác phẩm toàn cầu. Theo chính sách của Google, chỉ cần 0,5 giây hình ảnh sao chép tác phẩm xuất hiện, video vi phạm đã bị chặn. Không cần thông báo cho YouTube thì hệ thống Content ID cũng tự rà soát và xử lý. Anh Tuấn cho rằng, động thái xử lý với hình thức khóa kênh vi phạm bản quyền của VTV như một cảnh cáo quốc tế cho nạn vi phạm bản quyền tràn lan ở Việt Nam.
Sau khi bị YouTube khóa tài khoản vì vi phạm bản quyền, phía VTV đã lên tiếng thừa nhận "trong quá trình tác nghiệp, một số biên tập viên của VTV đã không thực hiện đúng quy trình sản xuất, sử dụng tư liệu trên mạng đưa vào nội dung chương trình mà chưa được sự chấp thuận của tác giả chủ sở hữu nội dung. Hiện, VTV đã và đang triển khai những biện pháp xử lý nghiêm, chặt chẽ trong vấn đề bảo vệ bản quyền, quyền tác giả". VTV cũng cho biết đang làm việc tích cực với các bên liên quan để giải quyết triệt để vấn đề bản quyền khai thác và sớm khôi phục lại kênh YouTube bị tạm ngưng.
Về phía người bị xâm phạm bản quyền, anh Bùi Minh Tuấn cho biết, đến trưa 2/3, anh mới nhận được điện thoại từ một người nói là đại diện của VTV, hẹn gặp trong tuần này để giải quyết vụ việc. "Tôi chưa bao giờ có ý định đòi bồi thường về kinh tế. Điều tôi mong muốn là được tôn trọng và phía đơn vị vi phạm bản quyền cần có lời xin lỗi" - anh Tuấn cho biết.
Xử lý vẫn như "bắt cóc bỏ đĩa"
Vi phạm bản quyền trên mạng diễn ra ở đủ mọi thể loại, từ văn học, âm nhạc, điện ảnh cho tới các chương trình truyền hình... Đối với các trang mạng xã hội, chia sẻ video như YouTube hay Facebook, thì vấn đề bản quyền càng nhức nhối vì xử lý theo cơ chế chịu trách nhiệm chưa toàn phần. Với lợi nhuận lớn thu được từ hoạt động vi phạm bản quyền, ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động kinh doanh trái phép này. Chủ sở hữu của những trang web này cũng sẵn sàng bỏ địa chỉ website, tài khoản đang sử dụng nếu bị thanh tra, kiểm tra để thay bằng một trang mới và tiếp tục các hình thức vi phạm bản quyền.
Còn nhớ tháng 7/2013, Hiệp hội Điện ảnh Mỹ (MPA) đã gửi đơn khiếu nại tới Bộ VHTTDL về hành vi xâm phạm quyền tác giả với sản phẩm điện ảnh của MPA tại 3 trang mạng gồm: phim47.com; v1vn.com; pub.vn. Sau khi Thanh tra Bộ VHTTDL tiến hành kiểm tra, phạt vi phạm bản quyền đối với chủ sở hữu 3 trang web này thì ngay lập tức các trang này được đổi tên thành phimhh.com; pubvn.tv nhằm né tránh việc kiểm tra và tiếp tục hành vi vi phạm.
Về phía các "ông lớn" như YouTube, hay Facebook, dù có những chính sách để bảo vệ người dùng và chặn việc vi phạm bản quyền bằng cách xóa tài khoản của người dùng khi bị cảnh báo vi phạm bản quyền, nhưng nhiều người vẫn bất chấp, vi phạm tràn lan, vì xóa tài khoản này thì có thể lập tài khoản mới để sử dụng.
Chia sẻ về việc vi phạm bản quyền trên mạng hiện nay, anh Tuấn cho rằng việc xử phạt vi phạm vẫn như "bắt cóc bỏ đĩa". "Dù đã có sự can thiệp của YouTube, nhưng cách tốt nhất là tác giả phải tự bảo vệ đứa con tinh thần của mình, bằng cách đăng ký bản quyền cho các sản phẩm mình sáng tạo" - anh Tuấn khẳng định.
Theo Zing
Kênh YouTube của VTV bị đóng vì vi phạm bản quyền Trong ngày 29/2, người dùng YouTube đã không thể truy cập vào kênh VTVgo của Đài Truyền hình Việt Nam. Theo Google, kênh này có thể đang bị tạm đóng để xem xét lại lỗi vi phạm. Ngày 29/2, nhiều người dùng Internet cho biết họ không thể truy cập vào kênh YouTube của VTVgo - kênh phân phối nội dung lên các...